Đề tham khảo kiểm tra 45 phút lần 2 môn Hóa học Lớp 10 - Mã đề 778 - Trường THCS - THPT Long Cang

pdf 2 trang thaodu 1940
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo kiểm tra 45 phút lần 2 môn Hóa học Lớp 10 - Mã đề 778 - Trường THCS - THPT Long Cang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_tham_khao_kiem_tra_45_phut_lan_2_mon_hoa_hoc_lop_10_ma_de.pdf

Nội dung text: Đề tham khảo kiểm tra 45 phút lần 2 môn Hóa học Lớp 10 - Mã đề 778 - Trường THCS - THPT Long Cang

  1. ĐỀ KIỂM TRA LẦN 2 – THAM KHẢO TRƯỜNG THCS&THPT LONG CANG Môn: HÓA HỌC 10 Thời gian làm bài: 45 phút; Mã đề thi 778 (Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học) ( Cho nguyên tử khối của các nguyên tố H = 1, Li = 7, C = 12, N=14; O = 16, Na = 23, Mg = 24, Si = 28, P =31; S = 32, K = 39, Ca = 40, ) I. Phần trắc nghiệm (4,0 điểm) Câu 1: Ngày 09/10/2019 giải Nobel Hóa Học được trao cho 3 nhà khoa học John B. Goodenough (người Mỹ), M. Stanley Whittingham (người Anh) và Akira Yoshino (người Nhật Bản) với công trình nghiên cứu và phát triển các loại pin Liti-ion. Đây là loại pin sử dụng phổ biến trong các thiết bị điện tử như điện thoại di động, xe hơi, các thiết bị giải trí, y tế, xe điện, hàng không Phát biểu nào sau đây về nguyên tố Liti là sai A. Liti là nguyên tố kim loại kiềm B. Liti là kim loại nhẹ nhất C. Tính kim loại của liti mạnh hơn natri. D. Ion Li+ có cấu hình electron giống khí hiếm He Câu 2: Nguyên tử của nguyên tố X có 5 electron ở phân lớp p, vậy X thuộc chu kì: A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 3: Số thứ tự ô nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn bằng: A. Số nơtron B. Số hiệu nguyên tử C. Số khối D. Số electron hóa trị Câu 4: Từ trái sang phải tính bazơ của dãy các hidroxit: NaOH, Mg(OH)23 , Al(OH) biến đổi như thế nào? A. Tăng B. Vừa giảm vừa tăng. C. Không thay đổi D. Giảm Câu 5: Nguyên tố hóa học có tính chất hoá học tương tự K(Z=19) A. Ca(Z=20) B. Na(Z=11) C. Mg(Z=12) D. Al(Z=13) Câu 6: Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là RO3. Vậy công thức hợp chất khí với hiđro là: A. RH5 B. RH3 C. H2R D. RH4 Câu 7: Cho cấu hình electron của nguyên tử một số nguyên tố : 1s22s2 (X), 1s22s22p3 (Y), 1s22s22p63s2 (Z) Các nguyên tố cùng chu kì là A. Y, Z. B. X, Z. C. X, Y D. X, Y, Z. Câu 8: Theo qui luật biến đổi tính chất các đơn chất trong báng tuần hoàn các nguyên tố hóa học thì: A. Phi kim mạnh nhất là oxi. B. Phi kim mạnh nhất là iot. C. Phi kim mạnh nhất là flo. D. Kim lọai mạnh nhất là liti. Câu 9: Nguyên tử X có 3 lớp electron. Lớp ngoài cùng có 5 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của X là A. 10 B. 15 C. 12 D. 13 Câu 10: Nguyên tử X thuộc chu kì 3, nhóm IVA Cấu hình electron nguyên tử của X là: A. 1s22s22p63s23p63d104s2 B. 1s22s22p63s23p64s2 C. 1s22s22p63s2 D. 1s22s22p63s23p2 Câu 11: Nguyên tử của nguyên tố X được xếp ở chu kì 4 có số lớp electron là: A. 4 B. 5 C. 3 D. 6 Câu 12: Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kì và có tổng số proton trong hai hạt nhân là 25. X và Y thuộc chu kì và nhóm nào trong bảng tuần hoàn? A. Chu kì 3, các nhóm IA và IIA B. Chu kì 2, các nhóm IIIA và IVA C. Chu kì 2, nhóm IIA D. Chu kì 3, các nhóm IIA và IIIA Câu 13: Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm VIIA. Vậy số proton có trong nguyên tử X là A. 17 B. 7 C. 10 D. 2 Trang 1/2 - Mã đề thi 778
  2. Câu 14: Số nguyên tố trong chu kỳ 2 và 4 là: A. 8 và 18 B. 18 và 8 C. 8 và 8 D. 18 và 18 Câu 15: Tìm câu sai trong những câu sau đây? A. Trong một chu kì, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần B. Nguyên tử của các nguyên tố trong một chu kì có số electron bằng nhau. C. Trong một chu kì, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. D. Chu kì thường bắt đầu là một kim loại kiềm và kết thúc là một khí hiếm (trừ chu kì 1 và chu kì 7 chưa hoàn thành). Câu 16: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn lần lượt là: A. 3 và 4 B. 4 và 3 C. 4 và 4 D. 3 và 3 II. Phần tự luận (6,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Xác định vị trí trong bảng tuần hoàn; tính chất (KL, PK); hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi; công thức trong hợp chất với oxi; hóa trị trong hợp chất khí với hidro (nếu có); công thức trong hợp chất khí với hidro (nếu có); công thức hidroxit tương ứng; tính chất hidroxit của: S (Z = 16) Câu 2: (1,0 điểm) Hãy cho biết nguyên tử nào sau đây C (Z = 6) và Si (Z =14 ), P (Z = 15) có bán kính lớn nhất. Giải thích. Câu 3: (2,0 điểm) 3.1. Công thức hợp chất khí với hidro của một nguyên tố là RH3. Trong oxit cao nhất, R chiếm 43,66 % về khối lượng. Tìm R 3.2. Hòa tan hoàn toàn 1,56 gam một kim loại R vào nước thu được 0,448 lít H2 (đktc) và dung dịch X. a) Tìm kim loại R? b) Trung hòa dung dịch X cần V ml dung dịch H2SO4 0,05M. Tính V? Câu 4: (1,0 điểm) Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại) được phản xạ từ bề mặt Trái Đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho Trái Đất, gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính làm cho Trái Đất nóng dần lên, băng tan ở 2 cực, nước biển dâng cao Các khí nhà kính chủ yếu bao gồm khí X (là hợp chất khí với hidro của nguyên tố R) và khí Y (là oxit cao nhất của nguyên tố R). Tỉ lệ phần trăm khối lượng của R trong X và Y là 11:4 a) Tìm công thức hai khí nhà kính X, Y b) Đề xuất ba giải pháp thực tiễn làm giảm lượng khí Y trong khí quyển? HẾT Trang 2/2 - Mã đề thi 778