Đề tham khảo thi Trung học Phổ thông Quốc gia môn Hóa học năm 2020

docx 5 trang thaodu 4010
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo thi Trung học Phổ thông Quốc gia môn Hóa học năm 2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_tham_khao_thi_trung_hoc_pho_thong_quoc_gia_mon_hoa_hoc_na.docx

Nội dung text: Đề tham khảo thi Trung học Phổ thông Quốc gia môn Hóa học năm 2020

  1. ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2020 MÔN HÓA HỌC ĐỀ SỐ 16 Cho biết: H=1; He=4; C =12; N=14; O=16; Na =23; Mg = 24; Al = 27; S =32; Cl = 35,5; K =39; Ca = 40; Cr =52; Mn = 55; Fe =56; Cu = 64; Zn =65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137. Câu 1: Đường mía, đường phèn có thành phần chính là đường nào dưới đây? A. Glucozơ. B. Xenlulozơ. C. Saccarozơ. D. Fructozơ. Câu 2: Dung dịch chất nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh? A. Anilin. B. Alanin. C. Valin. D. Propylamin. Câu 3: Chất X ở điều kiện thường là chất khí, có mùi khai, xốc và tan tốt trong nước. X là A. NH3. B. SO2. C. H2S. D. N2. Câu 4: PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa,. PVC được tổng hợp trực tiếp từ chất nào sau đây? A. Vinyl xianua. B. Vinyl clorua. C. Etilen. D. Vinyl axetat. Câu 5: Số nhóm chức este có trong mỗi phân tử chất béo là A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 6: Cho bột Cu vào dung dịch X, thu được dung dịch có màu xanh. Chất tan trong dung dịch X là A. AlCl3. B. FeCl3. C. ZnCl2. D. HCl. Câu 7: Hợp chất nào sau đây có màu đỏ thẫm? A. Cr2O3. B. Cr(OH)3. C. CrO3. D. K2CrO4. Câu 8: Dung dịch chất nào dưới đây khi phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa trắng? A. Ca(HCO3)2. B. FeCl3. C. H2SO4. D. AlCl3. Câu 9: Chất nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch H 2SO4 loãng, vừa phản ứng được với dung dịch KOH? A. AlCl3. B. Ba(OH)2. C. Al2O3. D. BaCl2. Câu 10: Chất rắn nào sau đây có màu đỏ nâu: A. Fe. B. Fe2O3. C. Cu(OH)2. D. Fe(OH)2. Câu 11: Điện phân nóng chảy NaCl (với các điện cực trơ), tại catot xảy ra quá trình + – A. khử H2O. B. khử ion Na . C. oxi hóa H2O. D. oxi hóa ion Cl . Câu 12:Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với nước? A. Li. B. K. C. Sr. D. Be. Câu 13: Cho 10,8 gam hỗn hợp gồm Mg và MgCO 3 (có tỉ lệ số mol 1:1) vào dung dịch H 2SO4 loãng (dư), thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là A. 4,48. B. 8,96. C. 6,72. D. 2,24. Câu 14: Dãy các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là A. HNO3, Ca(OH)2 và Na2SO4. B. NaCl, Na2SO4 và Ca(OH)2. C. HNO3, NaCl và Na2SO4. D. HNO3, Ca(OH)2 và KNO3. Câu 15: Trong sơ đồ thực nghiệm theo hình vẽ sau đây? Phát biểu nào sau đây đúng? A. Chất khí sau khi đi qua bông tẩm NaOH đặc có thể làm mất màu dung dịch brom hoặc KMnO4. B. Vai trò chính của bông tẩm NaOH đặc là hấp thụ lượng C 2H5OH chưa phản ứng bị bay Trang 1
  2. hơi. C. Vai trò chính của H2SO4 đặc là oxi hóa C2H5OH thành H2O và CO2. D. Phản ứng chủ yếu trong thí nghiệm là 2C2H5OH  C2H5OC2H5 H2O Câu 16: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho Fe vào dung dịch HCl. (2) Đốt dây sắt trong khí clo. (3) Cho Fe dư vào dung dịch HNO3 loãng. (4) Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư. (5) Cho Fe vào dung dịch KHSO4. Số thí nghiệm tạo ra muối sắt (II) là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 17: Phát biểu không đúng là: + - A. Trong dung dịch, H2N-CH2-COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N -CH2-COO . B. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl. C. Aminoaxit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt. D. Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin. Câu 18: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Tinh bột dễ tan trong nước. B. Fructozơ có phản ứng tráng bạc. C. Xenlulozơ tan trong nước Svayde. D. Dung dịch glucozơ hòa tan được Cu(OH)2. Câu 19: Phản ứng nào sau đây tạo sản phẩm là ancol và muối natri của axit cacboxylic? A. HCOOCH=CH-CH3 + NaOH  B. HCOOCH2CH=CH2+ NaOH  C. HCOOC(CH3)=CH2 + NaOH  D. CH2=C(CH3)COOH + NaOH  Câu 20: Khi vật bằng gang, thép (hợp kim của Fe-C) bị ăn mòn điện hoá trong không khí ẩm, nhận định nào sau đây đúng? A. Tinh thể cacbon là anot, xảy ra quá trình oxi hoá. B. Tinh thể sắt là anot, xảy ra quá trình oxi hoá. C. Tinh thể cacbon là catot, xảy ra quá trình oxi hoá. D. Tinh thể sắt là anot, xảy ra quá trình khử. Câu 21: Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo? A. Tơ visco và tơ axetat. B. Tơ nilon-6,6 và tơ capron. C. Tơ tằm và tơ enang. D. Tơ visco và tơ nilon-6,6. Câu 22: Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nitric với xenlulozơ (hiệu suất phản ứng 60% tính theo xenlulozơ). Nếu dùng 2 tấn xenlulozơ thì khối lượng xenlulozơ trinitrat điều chế được là A. 2,20 tấn. B. 1,10 tấn. C. 2,97 tấn. D. 3,67 tấn. Câu 23: Cho m gam bột sắt vào 200 ml dung dịch HNO 3 4M. Sau phản ứng hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và còn lại 1 gam bột sắt chưa tan. Giá trị của m là A. 16,8. B. 17,8. C. 15,0. D. 12,2. Câu 24: Để phản ứng hết 0,2 mol hỗn hợp gồm glyxin và axit glutamic cần dùng 320 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được lượng muối khan là A. 36,32 gam. B. 30,68 gam. C. 35,68 gam. D. 41,44 gam. Câu 25: Thực hiện các thí nghiệm sau (1) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch NH4Cl đun nóng. (2) Cho Fe vào dung dịch HNO3 đặc nguội. (3) Cho dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3 dư. (4) Cho kim loại Mg vào dung dịch HCl loãng. Trang 2
  3. (5) Cho FeS vào dung dịch HCl loãng. (6) Nung nóng Fe(NO3)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm có chất khí sinh ra là A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol triglixerit X ta thu được 250,8 gam CO2 và 90 gam H2O. Mặt khác 0,1 mol X phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là: A. 0,5. B. 0,7. C. 0,1. D. 0,3. Câu 27: Cho a gam hỗn hợp X gồm BaO và Al 2O3 vào nước, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch H2SO4 vào Y, khối lượng kết tủa (m, gam) theo số mol H 2SO4 được biểu diễn theo đồ thị sau. Giá trị của a là A. 40,8. B. 56,1. C. 66,3. D. 51,0. Câu 28: Chất X là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C 4H6O5 thỏa mãn các phương trình phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ số mol): to (1) X + 2NaOH  Y + Z + H2O to (2) Z + 2CuO M + 2Cu + 2H2O to (3) M + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O Q + 4NH4NO3 + 4Ag (4) Q + 2NaOH  Y + 2NH3 + 2H2O Công thức cấu tạo của chất X là A. HCOO–CH2–O–CH2–COOH. B. HCOO–CH2–CH(OH)–COOH. C. HOOC–COO–CH2–CH2–OH. D. HOOC–CH(OH)–COO–CH3. Câu 29: Cho các nhận xét sau: (1) Có thể tạo được tối đa 2 đipeptit từ phản ứng trùng ngưng hỗn hợp Alanin và Glyxin. (2) Khác với axit axetic, axit aminoaxit có thể phản ứng với axit HCl và tham gia phản ứng trùng ngưng. (3) Giống với axit axetic, aminoaxit có thể tác dụng với bazơ tạo ra muối và nước. (4) Axit axetic và axit α-amino glutaric có thể làm đổi màu quỳ tím thành đỏ. (5) Thủy phân không hoàn toàn peptit: Gly-Phe-Tyr-Gly-Lys-Gly-Phe-Tyr có thể thu được 6 tripeptit có chứa Gly. (6) Cho Cu(OH)2 vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu vàng. Có bao nhiêu nhận xét đúng? A. 3. B. 6. C. 4. D. 5. Câu 30: Hỗn hợp X gồm metan, propen và isopren. Đốt cháy hoàn toàn 13,50 gam X cần dùng 33,264 lít O2 (đktc). Mặt khác, a mol X phản ứng tối đa với 0,09 mol brom. Giá trị của a là A. 0,135. B. 0,270. C. 0,180. D. 0,090. Câu 31: Cho khí CO dư đi qua 24 gam hỗn hợp X gồm CuO, Fe 2O3 và MgO nung nóng, thu được m gam chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Dẫn từ từ toàn bộ khí Z vào 0,2 lít dung dịch gồm Ba(OH) 2 1M và NaOH 1M, thu được 29,55 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 16,2. B. 21,6. C. 22. D. 20,8. Câu 32: Thực hiện các phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm m gam Al và 4,56 gam Cr 2O3 (trong điều kiện không có O2), sau khi phản ứng kết thúc, thu được hỗn hợp X. Cho toàn bộ X vào một lượng dư dung dịch HCl (loãng, nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,688 Trang 3
  4. lít H2 (đktc). Còn nếu cho toàn bộ X vào một lượng dư dung dịch NaOH (đặc, nóng), sau khi phản ứng kết thúc thì số mol NaOH đã phản ứng là: A. 0,16 mol. B. 0,06 mol. C. 0,08 mol. D. 0,10 mol. Câu 33: Từ hai muối X và Y thực hiện các phản ứng sau: (1) X  X1+ CO2; (3) X1 + H 2O  X2 (2) X2 + Y  X + Y1 + H 2O; (4) X2 + 2Y  X + Y2 + H2O Hai muối X, Y tương ứng là A. CaCO3, NaHSO4. B. BaCO3, Na2CO3. C. CaCO3, NaHCO3. D. MgCO3, NaHCO3. Câu 34: Hỗn hợp E chưa peptit X mạch hở (tạo bởi Gly và Ala) và este (thuần chức) mạch hở (tạo bởi etylenglicol và một axit đơn chức, không no chứa một liên kết C=C). Đun nóng m gam hỗn hợp E với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 25,32 gam hỗn hợp muối F. Lấy toàn bộ F đem đốt cháy thu được Na2CO3, N2, 30,8 gam CO2; 10,44 gam H2O. Biết số mắt xích của X nhỏ hơn 8. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây. A. 18 B. 21 C. 19 D. 20 Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm etyl axetat và metyl acrylat thu được số mol CO 2 nhiều hơn số mol H 2O là 0,08 mol. Nếu đun 0,2 mol hỗn hợp X trên với 400 ml dung dịch KOH 0,75M rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì số gam chất rắn khan thu được là A. 20,56 B. 26,64 C. 26,16 D. 26,40 Câu 36: Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm CuSO4 và KCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi. Kết quả quá trình điện phân được ghi theo bảng sau: Thời gian Catot (-) Anot (+) t (giây) Khối lượng tăng 10,24 gam 2,24 lít hỗn hợp khí (đktc) 2t (giây) Khối lượng tăng 15,36 gam V lít hỗn hợp khí (đktc) Nhận định nào sau đây đúng? A. Giá trị của V là 4,480 lít. B. Giá trị của m là 44,36 gam. C. Giá trị của V là 4,928 lít. D. Giá trị của m là 43,08 gam. Câu 37: Hòa tan hết 10,24 gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 bằng dung dịch chứa 0,1 mol H2SO4 và 0,5 mol HNO3, thu được dung dịch Y và hỗn hợp gồm 0,1 mol NO và a mol NO 2 (không còn sản phẩm khử nào khác). Chia dung dịch Y thành hai phần bằng nhau: Phần một tác dụng với 500 ml dung dịch KOH 0,4M, thu được 5,35 gam một chất kết tủa. Phần hai tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 20,62 B. 41,24 C. 20,21 D. 31,86 Câu 38: Cho vào ống nghiệm 2 ml etyl axetat, sau đó thêm tiếp 1 ml dung dịch NaOH 30%, quan sát hiện tượng (1); lắp ống sinh hàn đồng thời đun sôi nhẹ trong khoảng 5 phút, quan sát hiện tượng (2). Kết quả hai lần quan sát (1),(2) lần lượt là: A. Sủi bọt khí, chất lỏng tách thành hai lớp. B. Chất lỏng đồng nhất, chất lỏng tách thành hai lớp. C. Chất lỏng tách thành hai lớp, chất lỏng đồng nhất. D. Chất lỏng tách thành hai lớp, chất lỏng thành hai lớp. Câu 39: Hòa tan hết 23,76 gam hỗn hợp X gồm FeCl 2; Cu và Fe(NO3)2 vào 400 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch chứa AgNO 3 1M vào Y đến các phản ứng hoàn thấy đã dùng 580ml, kết thúc thu được m gam kết tủa và thoát ra 0,448 lít khí (ở đktc). Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong cả quá trình, giá trị của m gần nhất với: A. 82 B. 80 C. 84 D. 86 Câu 40: X, Y là hai axit cacboxylic đều hai chức, mạch hở thuộc cùng dãy đồng đẳng kế tiếp; Z và T là hai este thuần chức hơn kém nhau 14 đvC, đồng thời Y và Z là đồng phân của nhau (M X < MY < MT). Đốt cháy 17,28 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng 10,752 lít O 2 (đktc). Mặt khác, đun nóng 17,28 gam E cần dùng 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 4,2 gam hỗn hợp gồm 3 ancol có cùng số mol. Số mol của X trong E là: A. 0,05 mol. B. 0,04 mol. C. 0,06 mol. D. 0,03 mol Trang 4
  5. Trang 5