Đề thi chính thức chọn học sinh giỏi đội tuyển Quốc gia môn Sinh học - Lần 2 - Năm học 2007
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chính thức chọn học sinh giỏi đội tuyển Quốc gia môn Sinh học - Lần 2 - Năm học 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_chinh_thuc_chon_hoc_sinh_gioi_doi_tuyen_quoc_gia_mon.docx
Nội dung text: Đề thi chính thức chọn học sinh giỏi đội tuyển Quốc gia môn Sinh học - Lần 2 - Năm học 2007
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Kè THI CHỌN HỌC SINH VÀO ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA DỰ THI OLIMPIC QUỐC TẾ NĂM 2007 Mụn thi: Sinh học. ĐỀ THI CHÍNH THỨC Ngày thi thứ hai (08/04/2007). Thời gian làm bài: 180 phỳt (khụng kể thời gian giao đề). Tế bào học (5 điểm). Câu 1. (2 điểm) Tế bào xôma của người chứa khoảng 6,4 tỷ cặp nuclêôtit nằm trên 46 phân tử ADN khác nhau, có tổng chiều dài khoảng 2,2 m (mỗi nucleotit có kích thước 3,4 Å). Hãy giải thích bằng cách nào các phân tử ADN trong hệ gen người có thể được bao gói trong nhân tế bào có đường kính phổ biến chỉ khoảng 2 - 5 m, mà vẫn đảm bảo thực hiện được các chức năng sinh học của chúng. Câu 2. (1 điểm) Hãy nêu tên và chức năng của các enzim lần lượt tham gia vào quá trình tái bản (tự sao chép) của phân tử ADN mạch kép ở vi khuẩn E. coli. Câu 3. (1 điểm) Chọn phương án đúng hoặc đúng nhất và ghi vào bài làm (ví dụ: 1-A, 2-C, v.v ). 1. Sự khác biệt về hoạt động của chất xúc tác sinh học (enzim) so với các chất xúc tác hóa học thường biểu hiện ở đặc điểm nào sau đây? A. Chỉ hoạt động trong tế bào hoặc cơ thể sinh vật. B. Thường chỉ thúc đẩy phản ứng xảy ra theo một chiều. C. Có tính chọn lọc hay đặc hiệu cơ chất cao. D. Có thể dễ dàng tách khỏi hỗn hợp phản ứng. E. Bị phân hủy ngay sau khi phản ứng kết thúc. 2. Ba bộ ba mã kết thúc (UAA, UAG, UGA) trên các phân tử ARN thông tin được đọc bởi ___ A. ba loại ARN vận chuyển (tARN) mang bộ ba đối mã kết thúc tương ứng. B. chỉ có một loại tARN mang bộ ba đối mã kết thúc. C. có hai loại tARN mang bộ ba đối mã kết thúc. D. tùy từng loài sinh vật mà số lượng các loại tARN mang bộ ba đối mã kết thúc có thể khác nhau. E. Tất cả các ý trên đều sai 3. Thuốc kháng sinh có thể chữa khỏi nhiều bệnh nhiễm khuẩn. Tại sao penixilin lại độc đối với nhiều loại vi khuẩn? A. Nó ức chế sự hình thành thành tế bào vi khuẩn. B. Nó ngăn cản quá trình sao chép ADN. C. Nó ngăn cản quá trình phiên mã. D. Nó thúc đẩy quá trình dịch mã. E. Nó ức chế hoạt động của ribôxôm. 4. Khác với penixilin, cơ chế gây độc của tetraxyclin đối với tế bào vi khuẩn là ___ A. nó ngăn cản quá trình sao chép ADN. B. nó ngăn cản quá trình phiên mã. C. nó thúc đẩy quá trình dịch mã. D. nó ức chế hoạt động của riboxom. E. nó ức chế sự hình thành thành tế bào. 5. Dưới đây là hình vẽ minh họa 4 tế bào động vật ở các giai đoạn khác nhau của nguyên phân.
- Tế bào 1 Tế bào 2 Tế bào 3 Tế bào 4 Hãy cho biết trình tự nào dưới đây (bằng chữ số tương ứng của mỗi tế bào) phản ánh đúng thứ tự diễn ra trong nguyên phân. A. 1 2 3 4 B. 1 3 2 4 C. 1 3 2 4 D. 1 2 3 4 E. 3 2 4 1 Di truyền học Câu 4. (1,5 điểm) Hãy nêu 3 sự kiện trong giảm phân dẫn đến việc hình thành các tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau trong các giao tử. Giải thích vì sao mỗi sự kiện đó đều có thể tạo nên các loại giao tử khác nhau như vậy. Câu 5. (1,0 điểm) Trong công nghệ gen, người ta có thể sản xuất được các prôtêin đơn giản của động vật có vú nhờ vi khuẩn, chẳng hạn như E. coli. Trên cơ sở các đặc điểm khác nhau về cấu trúc gen ở sinh vật nhân sơ (procaryote) và nhân thực (eucaryote), hãy nêu những cải biến cần được thực hiện ở gen được cấy, để tế bào vi khuẩn có thể sản xuất được prôtêin của động vật có vú. Câu 6. (1,5 điểm) a) Trong một quần thể ngẫu phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một locut có hai alen. Tần số hai alen này là bao nhiêu để tần số kiểu gen dị hợp tử là cao nhất? Giải thích. b) Công thức của định luật Hácđi-Vanbéc áp dụng cho quần thể ngẫu phối ở trạng thái cân bằng, đối với một locut trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen là: p2(AA) + 2pq(Aa) + q2(aa) = 1 (Trong đó p và q là tần số tương ứng của mỗi alen) Công thức này sẽ được viết thế nào trong trường hợp locut gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X (xét ở loài giới đực là dị giao tử XY, và tỉ lệ đực : cái = 1 : 1). Câu 7. (4,0 điểm) Chọn phương án đúng hoặc đúng nhất và ghi vào bài làm.
- 1. Khả năng cảm nhận màu sắc ở người phụ thuộc vào một số locut gen, trong đó có 3 gen trội thuộc các locut khác nhau, gồm gen mã hóa prôtêin cảm nhận màu đỏ (gen A) và màu xanh lục (B) nằm trên nhiễm sắc thể (NST) giới tính X, gen mã hóa prôtêin cảm nhận màu xanh lam (C) nằm trên NST thường. Các đột biến lặn ở ba gen này (tương ứng là a, b, c) đều gây nên bệnh mù màu. Có một cặp vợ chồng cả hai bị bệnh mù màu, nhưng sau khi xét nghiệm gen, bác sĩ tư vấn di truyền khẳng định rằng “tất cả các con của họ dù là trai hay gái đều chắc chắn không bị bệnh mù màu”. Hãy cho biết kiểu gen của người bố đối với gen C là kiểu gen nào dưới đây? A. CC. B. Cc. C. cc. D. CC hoặc Cc. E. Không thể có cặp vợ chồng nào như trên. 2. Giả sử có một gen mã hóa cho một chuỗi polypeptit, từ đó hình thành nên một enzim có cấu tạo từ hai chuỗi này. Gen này bị đột biến thành một alen trội âm tính một phần, nghĩa là nếu một trong hai chuỗi bị đột biến, thì hoạt tính enzim mất 40%, nhưng nếu cả hai chuỗi polypeptit bị đột biến thì hoạt tính enzim mất 80%. Tỉ lệ phần trăm hoạt tính chung của enzim này trong cơ thể dị hợp tử so với trong cơ thể bình thường là bao nhiêu? A. 20% B. 40% C. 60% D. 80% E. 100% 3. Có hai tính trạng đơn gen khác nhau ở người được tìm thấy ở hai dòng họ (viết tắt là DH1 và DH2) có sơ đồ phả hệ như sau: Thế hệ DH 1 Thế hệ DH 2 I I II II III III IV IV V Kiểu di truyền của hai tính trạng này lần lượt là ___ A. DH1: lặn trên nhiễm sắc thể (NST) Y; DH2: trội trên NST thường. B. DH1: lặn trên NST thường; DH2: trội trên NST X. C. DH1: lặn trên NST X; DH2: lặn trên NST thường. D. DH1: lặn trên NST X; DH2: trội trên NST X. E. DH1: lặn trên NST thường; DH2: trội trên NST thường. 4. Một phép lai ba tính trạng tạo ra số lượng các kiểu giao tử như sau: Kiểu giao tử Số lượng Kiểu giao tử Số lượng ABC 336 aBC 18 Abc 20 abc 338 ABc 210 aBc 1941 AbC 1933 abC 204 Hãy cho biết trật tự của các gen trên bản đồ liên kết như thế nào?
- A. B 10 A 15 C B. A 10 C 15 B C. A 15 C 10 B D. C 11 B 14 A E. A 15 B 10 C 5. Khung đọc mở (ORF) được định nghĩa là đoạn trình tự của hệ gen có khả năng được dùng để mã hóa một chuỗi polypeptit. ORF được xác định là đoạn trình tự nằm giữa một bộ ba mã mở đầu (start codon) và một bộ ba mã kết thúc (stop codon) có cùng khung đọc. Có 3 đoạn ADN mạch đơn được tìm thấy ở virút thể ăn khuẩn (phagơ) như sau: Đoạn ADN 1: 3’-XAGTTAXAAGTTTAXAATAATTXXXAXXGTAATXAAAXTGG - 5’ Đoạn ADN 2: 3’-XAGTTAXAAGTTTAXAATAATTXXXAXXXTAATXAAAXTGG- 5’ Đoạn ADN 3: 5’-XAGTTAXAAGTTTAXAATAATTXXXAXXXTAATXAAAXTGG- 3’ Hãy cho biết số khung đọc mở có trong mỗi đoạn ADN sợi kép tương ứng là bao nhiêu? A. 3, 2, 0. B. 2, 2, 1. C. 2, 2, 0. D. 1, 1, 1. E. 2, 0, 1. 6. Một phân tử ADN sợi kép mạch vòng có kích thước 5,9 Mb (Mb = 106 cặp nucleotit) trong ống nghiệm được cắt bởi một enzim giới hạn mà người ta chưa biết trình tự giới hạn, rồi đem điện di thì thu được 90 phân đoạn ADN khác nhau. Kết luận nào dưới đây có nhiều khả năng đúng nhất? A. Enzim này có trình tự giới hạn gồm 8 nucleotit. B. Enzim này có trình tự giới hạn gồm 6 nucleotit. C. Enzim này có trình tự giới hạn gồm 6 nucleotit, nhưng chỉ cắt phân tử ADN mạch đơn. D. Enzim này có trình tự giới hạn gồm 4 nucleotit. E. Enzim này cắt ADN tạo thành một số phân đoạn có dạng đầu dính. 7. Nhiều phân đoạn ADN kích thước lớn được cắt bởi enzim giới hạn nêu trên (câu 7.6) ở dạng mạch thẳng sau khi được chuyển vào tế bào E. coli, chúng chuyển sang dạng mạch vòng. Hiện tượng này là do ___ A. có sự thay đổi điều kiện môi trường giữa trong và ngoài tế bào. B. các phân đoạn ADN này có nguồn gốc từ vi khuẩn, nên chúng có khả năng đóng vòng. C. các phân đoạn ADN có đầu dính và trong tế bào có ADN ligaza. D. B và C đúng. E. Tất cả đều đúng. 8. Các phân đoạn ADN mạch thẳng và mạch vòng thu được từ các bước thí nghiệm trên (câu 7.6 và 7.7) có cùng trình tự nucleotit, nhưng khi đem điện di thì tốc độ dịch chuyển của chúng trên bản điện di khác nhau. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là ___ A. khối lượng phân tử ADN có thể bị thay đổi khi chuyển từ dạng mạch thẳng sang mạch vòng, và ngược lại. B. điện tích của phân tử ADN bị thay đổi khi chuyển từ dạng mạch thẳng sang mạch vòng, và ngược lại.
- C. khi chuyển từ dạng mạch thẳng sang mạch vòng, phân tử ADN có thể mất đi một số nucleotit. D. cấu trúc phân tử ADN (dạng mạch thẳng hay vòng) và mức độ đóng xoắn của nó ảnh hưởng đến tốc độ di chuyển A trên bản điện di. B C D E. Tất cả đều đúng. Chú thích 9. Kỹ thuật dùng enzim giới hạn để cắt trình tự một số gen đặc trưng và so sánh Bản điện di các bản điện di sản phẩm cắt giữa các loài còn được dùng trong nghiên cứu tiến hóa Băng điện di và vẽ sơ đồ cây phát sinh chủng loại. Khi người ta áp dụng kỹ thuật này ở một gen của 4 loài A, B, C, và D thì thu được bản điện di như hình bên. Sơ đồ cây phát sinh chủng loại nào dưới đây là phù hợp với kết quả phân tích ở hình bên? A B C D A D C B A. B. B D C A D B A C C. D. 10. Để xác định hệ số tương đồng di truyền giữa hai loài, người ta sử dụng công thức là GSxy = 2Nxy/(Nx+Ny); trong đó, GSxy là hệ số tương đồng di truyền (thấp nhất là 0,00 và cao nhất là 1,00) giữa 2 loài x và y bất kỳ, 2Nxy là 2 lần số băng điện di xuất hiện đồng thời ở cả hai loài, (Nx + Ny) là tổng số băng điện di có ở hai loài. Trong trường hợp nêu trên (câu 7.9), hệ số GSAC và GSBD lần lượt là ___ A. 0,72 và 0,72. C. 0,40 và 0,72. B. 0,80 và 0,72. D. 0,40 và 0,40. E. 0,80 và 0,36. Quần thể và Tiến hoá Câu 8. (1 điểm) Khi nghiên cứu một loài ruồi giấm có 3 nòi A, B, C tại một khu vực địa lý, người ta lập được biểu đồ dưới đây về sự phân bố số lượng cá thể:
- m C B 3000 A C B A 2000 C B A 1000 C B Độ cao so với mặt nước biển A 0000 100 200 km Khoảng cách Từ biểu đồ trên, có thể rút ra nhận xét gì? Câu 9. (1 điểm) Để tìm hiểu nhân tố nào đã chi phối đặc điểm phân bố của các nòi ruồi nêu trên (câu 8), người ta tiến hành 2 thí nghiệm sau: + Thí nghiệm 1: nuôi chung trong cùng một lồng 2 nòi A và B với tỉ lệ ban đầu là A = 15%, B = 85%. ở 25oC, qua 12 thế hệ, tỉ lệ số lượng nòi A thay đổi theo đường biểu diễn số 1 trên đồ thị bên. + Thí nghiệm 2: giống thí nghiệm 1 nhưng ở điều kiện 15oC, tỉ lệ số lượng nòi A (ban đầu là 85%) thay đổi theo đường biểu diễn số 2 trên trên đồ thị bên. a) Từ kết quả của hai thí nghiệm trên, có thể rút ra kết luận gì? b) Có thể nhận xét gì về nhân tố sinh thái chính có liên quan đến sự phân bố của 3 nòi ruồi A, B, C được nêu ở câu 8? % 100 Đường 1 80 (25oC) 60 40 20 Đường 2 (15oC) 100 200 300 ngày Câu 10. (2 điểm) Chọn phương án đúng hoặc đúng nhất và ghi vào bài làm. 1. Ngày nay, sự sống không tiếp tục hình thành từ chất vô cơ theo con đường hóa học vì ___ A. thiếu những điều kiện cần thiết, như núi lửa phun trào trên quy mô lớn, tia tử ngoại rọi thẳng xuống mặt đất. B. ngày nay trong thiên nhiên, chất hữu cơ chỉ hình thành theo phương thức sinh học, trong các cơ thể sống.
- C. ngày nay, nếu có chất hữu cơ được tạo thành ngoài cơ thể sống, thì hầu như ngay lập tức bị vi sinh vật phân hủy. D. A và C đúng. E. Tất cả đều đúng. 2. ở loài giao phối, dấu hiệu đặc trưng phân biệt các quần thể là ___ A. tỉ lệ các loại kiểu hình. B. tỉ lệ các loại kiểu gen. C. tần số tương đối của các alen về một vài gen tiêu biểu. D. tỉ lệ thể đồng hợp tử và thể dị hợp tử. E. sự phong phú của vốn gen nhiều hay ít. 3. Trong quá trình tiến hóa, một đặc tính sinh học mới xuất hiện thường là kết quả của ___ A. sự tích lũy các đột biến xảy ra trong một gen, dẫn đến việc gen đó chuyển sang mã hóa cho một loại phân tử protein có chức năng mới. B. đột biến xảy ra ở các gen điều hòa. C. sự nhân lên thành nhiều bản sao của các gen trong hệ gen, cùng với sự tích lũy các đột biến điểm xảy ra ở một trong các bản sao đó. D. B và C đúng. E. Tất cả đều đúng. 4. Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, sự song song tồn tại của các nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh vật có tổ chức cao được giải thích là do ___ A. nhịp độ tiến hóa không đều giữa các nhóm. B. tổ chức cơ thể có thể giữ nguyên trình độ nguyên thủy hoặc đơn giản hóa, nếu thích nghi với hoàn cảnh sống thì tồn tại và phát triển. C. áp lực của chọn lọc tự nhiên có thể thay đổi theo hoàn cảnh cụ thể trong từng thời kỳ đối với từng nhánh phát sinh trong cây tiến hóa. D. tần số phát sinh đột biến có thể khác nhau tùy từng gen, từng kiểu gen. E. Tất cả đều đúng. 5. Nhân tố tiến hóa nào trực tiếp hình thành các quần thể sinh vật thích nghi được với môi trường sống? A. Chọn lọc tự nhiên. B. Đột biến. C. Đột biến và chọn lọc tự nhiên. D. Khả năng di cư. E. Chọn lọc tự nhiên và khả năng di cư. 6. Trong nghiên cứu tiến hóa ở các chủng tộc người và ở các loài linh trưởng, hệ gen ti thể và vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể Y có ưu thế, bởi vì ___ A. được di truyền tương ứng theo dòng mẹ và bố, do vậy dễ xây dựng sơ đồ phả hệ và cây phát sinh chủng loại. B. tần số đột biến ít hơn nhiều so với các vùng trên nhiễm sắc thể thường. C. sự thay đổi chủ yếu do đột biến, nên có thể dễ dàng ước lượng được sự phân li của các chủng tộc và các loài trong quá trình tiến hóa. D. A và C đúng. E. Tất cả đều đúng. 7. Vốn gen của một quần thể không thay đổi qua nhiều thế hệ. Điều kiện nào là cần thiết để hiện tượng trên xảy ra? A. Giao phối ngẫu nhiên. B. Có hiện tượng lạc dòng di truyền.
- C. Di cư và nhập cư diễn ra cân bằng. D. Nội phối thường xuyên xảy ra ở động vật. E. Một số alen có hệ số chọn lọc cao hơn những alen khác. 8. ở các loài giao phối, quần thể được xem là đơn vị tiến hóa cơ sở vì ___ A. quần thể là đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên, được cách li tương đối với các quần thể khác trong cùng loài. B. quần thể là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên. C. cấu trúc di truyền của quần thể được duy trì tương đối ổn định qua các thế hệ, nhưng vẫn có khả năng biến đổi do các nhân tố tiến hóa. D. B và C đúng. E. Tất cả đều đúng. 9. Mèo Man-xơ có kiểu hình cụt đuôi. Kiểu hình này được quy định bởi một gen có 2 alen, được gọi là alen kiểu dại và alen Man-xơ. Trong phép lai giữa các con mèo Man-xơ, tỉ lệ phân li kiểu hình là 2 Manxơ : 1 kiểu dại. Điều này chứng tỏ rằng ___ A. alen Man-xơ là alen trội. B. đây là một ví dụ về alen gây chết ở trạng thái đồng hợp tử. C. đây là một ví dụ về hiện tượng tương tác gen. D. đây là một tính trạng liên kết với giới tính. E. mèo Man-xơ có kiểu gen đồng hợp tử về alen Man-xơ. 10. Giả sử có một quần thể mèo hoang Man-xơ mới được hình thành trên một hòn đảo với tần số alen Man-xơ trong quần thể xuất phát (thế hệ 0) là 0,2. Tần số alen này là bao nhiêu sau 5 thế hệ? Biết rằng hệ số thích nghi với môi trường trên đảo của mèo có kiểu hình Man-xơ và kiểu dại là tương đương. A. 0,0 B. 0,1 C. 0,2 D. 0,3 E. 0,4 Sinh thái học Câu 11. (1 điểm) Hãy nêu nguyên nhân chủ yếu và ý nghĩa của việc hình thành ổ sinh thái trong quần xã. Cho ví dụ về nơi mà các sinh vật thường có ổ sinh thái hẹp. Câu 12. (1 điểm) Hãy giải thích tại sao năng lượng hóa học lại luôn mất đi sau mỗi mắt xích của chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái. Câu 13. (2 điểm) Chọn phương án đúng hoặc đúng nhất và ghi vào bài làm. 1. Sơ đồ sau biểu diễn sự biến thiên của một số thông số sinh thái, gồm i) số lượng sinh vật sản xuất, ii) số lượng sinh vật tiêu thụ sơ cấp, iii) lượng thức ăn, iv) cường độ ánh sáng và v) nhiệt độ trung bình, được ghi nhận tại một hồ nước tự nhiên qua các mùa trong năm.
- I I II II III III / khối lượng Số lượng / IV IV V V mùa Đông mùa Xuân mùa Hè mùa Thu Thời gian trong năm Các đường đồ thị tương ứng biểu diễn các thông số sinh thái theo thứ tự nêu trên là ___ A. IV, V, I, II và III. B. V, IV, I, III và II. C. IV, I, V, II và III. D. V, IV, III, II và I. E. V, IV, I, II và III. 2. Tổng cộng tất cả các hệ sinh thái trên Trái đất được gọi là ___ A. tầng bình lưu. B. thạch quyển. C. sinh quyển. D. thủy quyển. E. tầng đối lưu. 3. Trái đất không phải là một hệ sinh thái kín, bởi vì ___ A. con người đã làm ô nhiễm bầu khí quyển cũng như thủy quyển. B. mưa trong đất liền có nguồn gốc từ sự bốc hơi nước ngoài đại dương. C. vi khuẩn có thể sống được trên những ngọn núi tuyết phủ quanh năm nhờ gió có thể mang các chất dinh dưỡng đến cho chúng. D. vi khuẩn lưu huỳnh sống ở đáy đại dương sử dụng CO 2 trong nước biển để sinh tổng hợp các hợp chất hữu cơ. E. các loài thực vật, tảo và các vi khuẩn quang hợp hấp thu năng lượng từ mặt trời, và nhiệt năng từ sinh quyển trên trái đất thoát ra không gian vũ trụ. 4. Có một loài sâu đục thân gây bệnh ở ngô phát tán trong một vùng sản xuất nông nghiệp trồng chủ yếu 2 giống ngô Bt+ và S. Giống Bt+ được chuyển gen Bt có khả năng kháng sâu, còn giống ngô S thì không. Loài sâu này là thức ăn chính của một loài chim trong vùng. Giả sử loài chim bị tiêu diệt một cách đột ngột bởi hoạt động săn, bắn. Hậu quả nào sau đây có xu hướng xảy ra sớm nhất? A. Tỉ lệ chết của giống ngô Bt+ tăng lên. B. Tỉ lệ chết của giống ngô S tăng lên. C. Tỉ lệ chết của loài sâu đục thân tăng lên. D. Sự tăng nhanh số lượng các dòng ngô lai có khả năng kháng bệnh. E. Sự tăng nhanh số lượng các dòng ngô lai dễ mắc bệnh.
- 5. Sự khác biệt rõ rệt nhất về dòng năng lượng và dòng vật chất trong hệ sinh thái là ___ A. tổng năng lượng sinh ra luôn lớn hơn tổng sinh khối. B. năng lượng được sử dụng lại, còn các chất dinh dưỡng thì không. C. các cơ thể sinh vật luôn luôn cần chất dinh dưỡng, nhưng không phải lúc nào cũng cần năng lượng. D. các chất dinh dưỡng được sử dụng lại, còn năng lượng thì không. E. các cơ thể sinh vật luôn luôn cần năng lượng, nhưng không phải lúc nào cũng cần chất dinh dưỡng. 6. Trong một hệ sinh thái, tất cả các dạng năng lượng được hấp thu cuối cùng đều được ___ A. chuyển đến bậc dinh dưỡng tiếp theo. B. chuyển cho các sinh vật phân giải. C. giải phóng vào không gian ở dạng nhiệt năng. D. sử dụng cho quá trình quang hợp. E. sử dụng cho các hoạt động sống. 7. Trong các hệ sinh thái, các cơ thể ở bậc dinh dưỡng cao hơn thường có tổng sinh khối ít hơn so với các loài ở bậc dinh dưỡng thấp hơn, bởi vì ___ A. hiệu suất sử dụng năng lượng của sinh vật để chuyển hoỏ thành sinh khối là thấp. B. sinh khối giảm khi bậc dinh dưỡng tăng lên. C. các loài động vật ăn thịt ở bậc dinh dưỡng cao nhất phải tốn nhiều năng lượng cho quá trình săn, bắt mồi. D. các sinh vật sản xuất (như thực vật) thường có khối lượng lớn hơn nhiều các sinh vật tiêu thụ (như chim, thú). E. hầu hết năng lượng mặt trời sau khi đến Trái đất được phản xạ lại vào trong vũ trụ. 8. Vi khuẩn giữ một vai trò quan trọng trong việc tạo ra nguồn dinh dưỡng nào sau đây cần cho thực vật? A. Nước. B. Nitơ. C. Cácbon. D. Phốtpho. E. Năng lượng. 9. Một số hiện tượng như mưa lũ, chặt phá rừng, có thể dẫn đến hiện tượng thiếu hụt các nguyên tố dinh dưỡng như nitơ (N), phốtpho (P), và canxi (Ca) cần cho một hệ sinh thái, nhưng nguyên tố cácbon (C) hầu như không bao giờ thiếu cho các hoạt động sống của các hệ sinh thái. Đó là do ___ A. lượng cácbon các loài sinh vật cần sử dụng cho các hoạt động sống không đáng kể. B. thực vật có thể tạo ra cácbon của riêng chúng từ nước và ánh sáng mặt trời. C. thực vật hấp thụ cácbon từ đất với hiệu suất rất cao. D. các nguyên tố dinh dưỡng khác có nguồn gốc từ đất, còn cácbon có nguồn gốc từ không khí. E. các loài nấm và vi khuẩn cộng sinh giúp thực vật dễ dàng tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả cácbon từ môi trường. 10. Quá trình nào sau đây là một phần của chu trình cácbon? A. Sự trả lại CO2 vào không khí bởi sự hô hấp của vi khuẩn trong đất. B. Sự đồng hóa CO2 từ không khí của thực vật.
- C. Sự trả lại CO2 vào không khí bởi sự hô hấp của động vật và thực vật. D. Vi sinh vật phân giải các xác động vật và thực vật chứa cácbon. E. Tất cả các quá trình trên đều là một phần của chu trình cácbon. Hết Thớ sinh khụng được sử dụng tài liệu. Giỏm thị khụng giải thớch gỡ thờm.