Đề thi chọn đội tuyển dự thi học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2021-2022
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn đội tuyển dự thi học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_chon_doi_tuyen_du_thi_hoc_sinh_gioi_mon_hoa_hoc_lop_8.docx
Nội dung text: Đề thi chọn đội tuyển dự thi học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2021-2022
- TRƯỜNG THCS KÌ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HSG NĂM HỌC 2021-2022 BÀI THI SỐ 04 Môn thi: HÓA HỌC – Lớp: 8 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1. (2,0 điểm) 1. Nêu sự khác nhau về hiện tượng khi: - Rót từ từ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch HCl - Cho dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3 2. Cho một hỗn hợp khí X. Chứng minh rằng trong hỗn hợp X chứa: CO2, SO2, H2 Câu 2. (2,0 điểm) 1. Khí A có công thức hóa học XY 2. Trong 1 phân tử XY2 có tổng số hạt là 69, tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 23. Số hạt mang điện trong nguyên tử X ít hơn số hạt mang điện trong nguyên tử Y là 2. Nguyên tử khối của Y lớn hơn nguyên tử khối của X là 2. a) Xác định công thức hóa học của A và gọi tên chất A. b) Tính số hạt mang điện có trong 1,5 mol chất A. 2. Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt ba chất rắn đựng trong 3 lọ mất nhãn riêng biệt sau: K2O, CuO, P2O5. Câu 3. (2,0 điểm) Hoà tan hoàn toàn 24,2 gam hỗn hợp bột CuO và ZnO cần vừa đủ 200 ml dung dịch HCl 3M. 1. Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu. 2. Tính khối lượng dung dịch H2SO4 20% để hoà tan hoàn toàn hỗn hợp các oxit trên. Câu 4. (2,0 điểm) 1. Hòa tan m gam tinh thể Na 2CO3.10H2O vào V ml dung dịch Na 2CO3 C% (khối lượng riêng bằng D g/ml) thu được dung dịch X. Lập công thức tính nồng độ % của dung dịch X theo m, V, C% và D 2. Hòa tan hoàn toàn 6,66 gam tinh thể Al2(SO4)3.nH2O vào nước tạo thành dung dịch 1 A. Lấy dung dịch A cho tác dụng với dung dịch BaCl dư thì thu được 0,699 gam kết tủa. 10 2 Xác định công thức của tinh thể muối nhôm sunfat. Câu 5. (2,0 điểm) 1. A là dung dịch H2SO4 0,2M, B là dung dịch H2SO4 0,5M. Phải trộn A và B theo tỉ lệ thể tích như thế nào để được dung dịch H2SO4 0,3M 2. M là một loại quặng sắt chứa 60% Fe2O3; N là một loại quặng sắt khác chứa 69,6 % Fe3O4. Trộn quặng M với quặng N theo tỉ lệ khối lượng mM : mN = 2 : 5 ta được quặng C. Hỏi một tấn quặng C chứa bao nhiêu kilogam sắt? Câu 6. (2,0 điểm) Khử hoàn toàn 23,2g một oxit kim loại bằng CO ở nhiệt độ cao thành kim loại. Dẫn toàn bộ khí sinh ra vào bình 0,25 mol Ba(OH)2 thấy tạo ra 19,7g kết tủa. Nếu cho lượng kim loại sinh ra hòa tan hết vào dung dịch HCl dư thì thu được 6,72 lít khí (đktc). Xác định oxit kim loại đó.
- Câu 7. (2,0 điểm) Trộn 100 ml dung dịch Fe2(SO4)3 1,5 M với 150 ml dung dịch Ba(OH)2 2M thu được kết tủa A và dung dịch B. Nung kết tủa A trong không khí đến khối lượng không dổi thu được chất rắn D. Thêm dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch B thì tách ra kết tủa E 1. Viết PTHH. Tính khối lượng của D và E 2. Tính nồng độ mol chất tan trong dung dịch B (coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể) Câu 8. (2,0 điểm) Chia 8,64 gam hỗn hợp Fe, FeO và Fe2O3 thành hai phần bằng nhau: - Phần 1 : Cho vào cốc đựng lượng dư dung dịch CuSO4, sau phản ứng hoàn toàn thấy có 4,4 gam chất rắn - Phần 2 : Hòa tan hết bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch A và 0,448 lít khí NO duy nhất (đktc). Cô cạn từ từ dung dịch A thu được 24,24 gam một muối sắt B 1. Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu 2. Xác định công thức phân tử của muối B Câu 9. (2,0 điểm) 1. Dẫn 3,136 lit CO2 (đktc) vào trong V (ml) dung dịch kiềm chứa NaOH 0,7 M và Ba(OH)2 0,5 M đến khi phản ứng hoàn toàn thu được ,91 gam kết tủa trắng. Tính V và nồng độ mol các chất tan trong dung dịch sau phản ứng (Giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể) 2. Rót 400ml dung dịch BaCl2 5,2% (D=1,003g/ml) vào 100ml dung dịch H2SO4 20% (D = 1,14g/ml). Xác định nồng độ % các chất trong dung dịch còn lại sau khi tách bỏ kết tủa. Câu 10. (2,0 điểm) Cho hình vẽ sau - Hình vẽ trên mô tả thí nghiệm nào đã được học? - Cho biết tên gọi và công thức hóa học lần lượt các chất A,B,C - Viết phương trình hóa học của thí nghiệm trên - Người ta thu khí C bằng phương pháp gì như hình vẽ? Dựa vào tính chất gì của khí C ta có thể dùng phương pháp trên? - Em hãy nêu tính chất hóa học của chất C Hết Họ và tên thí sinh: .; SBD: .