Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi trường môn Lịch sử Lớp 11 (Vòng 1) - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Triệu Sơn 5 (Có đáp án)

docx 7 trang thaodu 4540
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi trường môn Lịch sử Lớp 11 (Vòng 1) - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Triệu Sơn 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_chon_doi_tuyen_hoc_sinh_gioi_truong_mon_lich_su_lop_1.docx

Nội dung text: Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi trường môn Lịch sử Lớp 11 (Vòng 1) - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Triệu Sơn 5 (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT THANH HÓA ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG 1 TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5 Năm học: 2019 – 2020 Môn thi: Lịch Sử ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: Em hãy hoàn thành bảng các sự kiện lịch sử thế giới cận đại sau: (3,0đ) STT Thời gian Sự kiện 1 Đại hội lục địa lần thứ nhất ở bắc Mĩ 2 17-10-1777 3 Vinh-hem Ô-ran-giơ lên ngôi vua, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập 4 8-1789 . 5 Nền cộng hòa thứ nhất được thiết lập ở Pháp 6 3-6-1793 7 Quốc hội Pháp thông qua sắc lệnh “Tổng động viên toàn quốc” 8 11-1799 9 Nga tiến hành cách mạng dân chủ tư sản 10 30-10 - 1918 11 Pháp phá vỡ phòng tuyến trên sông Mác- nơ của Đức 12 11-11-1918 Câu 2: (3,0đ) Em hãy so sánh các quốc gia cổ đại phương Đông với các quốc gia cổ đại phương Tây theo các tiêu chí sau: Thời gian hình thành, điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, thể chế chính trị. Câu 3: (4,0đ) a. Em hãy nêu khái quát chính sách đối nội và đối ngoại của các triều đại Lý, Trần, Lê sơ. b. Theo em, Đảng và Nhà nước ta có thể kế thừa và phát huy chính sách đối ngoại đó như thế nào trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay? Câu 4: (4,0đ) Dựa vào việc nhà Nguyễn kí kết các hiệp ước với thực dân Pháp, em hãy làm rõ: a. Thời gian kí kết b. Hiệp ước nào đặt cơ sở lâu dài cho sự đô của Pháp ở Việt Nam? Nội dung của bản hiệp ước đó? c. Động cơ kí kết các Hiệp ước của nhà Nguyễn? Câu 5: (4,0đ). Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nước Đức và Mĩ đã giải quyết hậu quả cuộc khủng hoảng như thế nào? Anh, (chị) có nhận xét gì về cách giải quyết hậu quả khủng hoảng của hai quốc gia đó. Câu 6: (2,0đ) Em hãy cho biết sau năm 1930 phong trào cách mạng ở Thanh Hoá phát triển như thế nào? Hết! Thí sinh không sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
  2. ĐÁP ÁN THI HSG VÒNG 1 Môn Sử Câu 1: Mỗi đáp án đúng được 0,25đ STT Thời gian Sự kiện 1 9-1774 Đại hội lục địa lần thứ nhất ở bắc Mĩ 2 17-10-1777 Chiến thắng ở Xa-ra-tô-ga 3 12-1688 Vinh-hem Ô-ran-giơ lên ngôi vua, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập 4 8-1789 Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền Pháp được thông qua. 5 21-9-1792 Nền cộng hòa thứ nhất được thiết lập ở Pháp 6 3-6-1793 Ban hành đạo luật tịch thu ruộng đất của quý tộc PK chia thành mảnh nhỏ bán cho nông dân ở Pháp 7 23-8-1793 Quốc hội Pháp thông qua sắc lệnh “Tổng động viên toàn quốc” 8 11-1799 Nền độc tài quân sự được thiết lập ở Pháp 9 Tháng 2-1917 Nga tiến hành cách mạng DCTS 10 30-10 - 1918 Thổ Nhĩ Kì đầu hàng 11 18-7-1918 Pháp phá vỡ phòng tuyến trên sông Mác- nơ của Đức 12 11-11-1918 Đức kí hiệp định đầu hàng không điều kiện, ctranh TG I kết thúc. Câu 2: (3,0đ): ): Em hãy so sánh các quốc gia cổ đại phương Đông với các quốc gia cổ đại phương Tây theo các tiêu chí sau: Thời gian hình thành, điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, thể chế chính trị. Tiêu chí so sánh Phương Đông Phương Tây Điểm Khoảng thiên niên kỉ thứ IV – III Khoảng thiên niên kỉ thứ I TCN 0,5đ Thời gian hình TCN (0,25đ) (0,25đ) thành - Thuận lợi: Hình thành ở lưu - Thuận lợi: Hình thành ven 1,0đ Điều kiện tự vực của các con sông lớn, bờ Bắc Địa Trung Hải, nhiều nhiên, đất đai màu mỡ, tơi xốp, bán đảo và đảo nhỏ, giao nguồn nước dồi dào, khí hậu thông đường biển dễ dàng, nóng ẩm (0,25đ) có nhiều mỏ khoáng sản - Khó khăn: Thường xuyên quý. (0,25đ) xảy ra lũ lụt (0,25đ) - Khó khăn: Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, đồng bằng nhỏ hẹp, đất ít và xấu (0,25đ) Đặc điểm kinh - Nông nghiệp trồng lúa nước - Thủ công nghiệp và thương 1,0đ tế, là chủ đạo, ngoài ra còn có nghiệp là chủ đạo. (0,25đ) thủ công nghiệp, chăn nuôi, - Nông nghiệp chủ yếu là trao đổi sản phẩm (0,5đ) trồng cây lưu niên (0,25đ) Thể chế chính Chế độ chuyên chế cổ đại, vua là Chế độ dân chủ chủ nô, không có 0,5đ trị. người đứng đầu, có quyền lực tối vua, quyền quản lí đất nước nàm cao (0,25đ) trong tay giới chủ nô. (0,25đ)
  3. Câu Nội dung Điểm Câu 3 Câu 3: (4,0đ) (4,0đ) a. Em hãy nêu khái quát chính sách đối nội và đối ngoại của các triều đại Lý, Trần, Lê sơ. b. Theo em, Đảng và Nhà nước ta có thể kế thừa và phát huy chính sách đối ngoại đó như thế nào trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay? Khái quát chính sách đối nội và đối ngoại của các triều đại Lý, Trần, Lê sơ. 1,0đ * Đối nội: + Thời Lý – Trần: Chăm lo đời sống nhân dân, có chính sách đoàn kết với các dân tộc ít người nư gả công chúa cho các tù trưởng, ban chức tước, bổng lộc cho các tù trưởng, giải quyết tốt đẹp các vụ chống đối, li khai. (0,5đ) + Thời Lê sơ: Tiếp tục củng cố khối đoàn kết các dân tộc trong nước, hong chức tước cho các thủ lĩnh, đặc biệt là những người có công trong chiến đấu chống quân Minh xâm lược. Chính sách đối với vùng biên giới cũng rất nghiêm ngặt, xử nặng những trường hợp đem đất đai bán cho ngoại quốc. (0,5đ) * Đối ngoại: - Thời Lý, Trần, Lê sơ: Đây là thời kì phát triển của chế độ phong kiến VN về 1,75 mọi mặt và có nhiều đóng góp đối với lịch sử dân tộc trên các mặt: chính trị, kinh đ tế, văn hóa – xã hội, ngoại giao (0,25đ) - Đối với các triều đại phong kiến phương Bắc: + Trung Quốc là quốc gia rộng lớn, đông dân cư và có 1 bề dày lịch sử phong phú ở châu Á, các triều đại phong kiến phương Bắc luôn có tham vọng bành trướng lãnh thổ, đem quân sang xâm lược nước ta (0,25đ) + Các triều đại Lý, Trần, Lê sơ đều có chính sách đối ngoại linh hoạt, mềm dẻo nhưng cứng rắn với phong kiến phương Bắc khi bị đe dọa toàn vẹn lãnh thổ hay bị coi thường, luôn giữ thể diện quốc gia, giữ hòa hiếu trong quan hệ Việt Trung. Các triều đại Lý, Trần, Lê sơ đều có chính sách vùng biên giới rất nghiêm ngặt, thực hiện triều cống, giữ lệ thần phục, nhưng luôn luôn giữ vững tư thế của 1 dân tộc độc lập. (0,25đ) + Nếu như nền độc lập dân tộc bị đe dọa bởi phong kiến phương Bắc thì quân dân Đại Việt kiên quyết đứng lên chống quân xâm lược như kháng chiến chống tống thời Tiền Lê, thời Lý, ba lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông (0,25đ) + Trong và sau các cuộc chiến tranh, Đại Việt vẫn mong muốn giải quyết bằng con đường hòa bình để duy trì quan hệ hòa hiếu sau khi chiến tranh kết thúc, quan hệ hòa hiếu được thiết lập trên tinh thần “mỗi bên làm chủ 1 phương” (0,25đ) + Đối với các nước láng gièng phía nam và phía tây tuy có lúc căng thẳng nhưng nhìn chung thời Lý, Trần, Lê sơ luôn giữ thái độ thân thiện, vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn để giữ vững biên cương.(0,5đ) b. Theo em, Đảng và Nhà nước ta có thể kế thừa và phát huy chính sách đối ngoại đó như thế nào trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay? - Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực và trong nước có những thay đổi lớn so với thế kỉ XI – XV. Mối quan hệ quốc tế cũng phức tạp hơn nhiều. Vai trò và vị thế của VN trên trường quốc tế cũng khác trước (0,25đ) - Đảng và nhà nước ta luôn luôn nhất quán 1 đường lối đối ngoại: tuân thủ nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc, của hiệp ước Bali, hiến chương của ASEAN, Công ước của Liên hợp quốc về luật biển, Tuyên bố về cách ứng xử giữa các bên về biển đông VN chủ trương giải quyết mọi xung đột, tranh chấp bằng biện pháp
  4. hòa bình, lên án, phản đối các hoạt động đùng vũ lực để giải quyết tranh chấp (0,25đ) - Trong bối cảnh hiện nay, để phục vụ nhu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc, VN chủ trương muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, hợp tác hai bên cùng có lợi trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Đối với TQ hiện nay thì Đảng chủ trương vừa hợp tác vừa đấu tranh: hợp tác với họ về kinh tế, khoa học – kĩ thuật nhưng kiên quyết đấu tranh giữ vững biên giới, chủ quyền quốc gia khi bị đe dọa. Đối với các nước phía Nam và phía Tây, Đảng chủ trương thiết lập quan hệ láng giềng hữu nghị, thiết lập đường biên giới hòa bình, hỗ trợ lẫn nhau trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (0,5đ) - Bên cạnh việc thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác, thúc đẩy quan hệ song phương, đa phương thì chúng ta cần phải xây dựng 1 dất nước bền vững về kinh tế, mạnh về tiềm lực quốc phòng, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đất nước nếu như chủ quyền bị xâm phạm (0,25đ). Câu 4. Câu 4: (4,0đ) Dựa vào việc nhà Nguyễn kí kết các hiệp ước với thực dân Pháp, 0,5 (4,0đ) em hãy làm rõ: a. Thời gian kí kết Năm 1862, năm 1874, năm 1883 và 1884 (0,5đ) b. Hiệp ước Hác-măng (25/8/1883) đặt cơ sở lâu dài cho sự đô hộ của Pháp ở Việt Nam (0,5đ) - Nội dung của bản hiệp ước đó: + Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc và Trung Kì. (0,5đ) 2,5đ + Nam Kì là thuộc địa, địa phận đến tỉnh Bình Thuận. Bắc Kì là bảo hộ, gồm Thanh- Nghệ - Tĩnh. Trung Kì là tự trị, do triều đình quản lí. (0,5đ) + Pháp nắm quyền ngoại giao của nhà Nguyễn (0,25d) + Triều đình nhà Nguyễn phải rút hết quân lính ở Bắc Kì về, Pháp có quyền đóng quân ở những nơi cần thiết (0,5đ) + Pháp nắm giữ và kiểm soát các nguồn lợi ở VN (0,25đ) c. Động cơ kí kết các Hiệp ước của nhà Nguyễn? 1,0đ - Ngay từ đầu nhà vua và đa số quan lại nhà Nguyễn có tư tưởng sợ Pháp, không nắm vững tình hình giặc mà chỉ thấy sự vượt trội về vũ khí của kẻ thù (0,25đ) - Nhà Nguyễn không đủ sức vừa chống giăc ở Nam Kì lại vừa chống các cuộc nổi dậy chống triều đình ở Bắc Kì (0,25đ) - Không tin tưởng vào năng lực chiến đấu của nhân dân (0,25đ) - Có ảo tưởng thương thuyết để lấy lại các tỉnh đã mất. (0,25đ) Câu 5. Câu 5: (4,0đ). Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 gây ra những hậu quả (4,0) nghiêm trọng. Nước Đức và Mĩ đã giải quyết hậu quả cuộc khủng hoảng như thế nào? Anh, chị có nhận xét gì về cách giải quyết hậu quả khủng hoảng của hai quốc gia đó. * Nguyên nhân, - Trong những năm 1924 -1929, các nước tư bản ổn định về chính trị và đạt mức phát triển nhanh về kinh tế , nhưng do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận dẫn đến 0,25 hàng hóa ế thừa “ cung” vượt quá xa “cầu”, đã dẫn tới khủng hoảng kinh tế thừa. Tháng 10-1929 khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ sau đó lan ra toàn thế giới tư bản. * Hậu quả: - Kinh tế: Khủng hoảng kinh tế đã tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng trăm triệu người ( công nhân, nông dân và gia đình họ) vào tình trạng 0,25
  5. đói khổ. - Chính trị - xã hội: bất ổn định, nhiều cuộc đấu tranh biểu tình diễn ra liên tục 0,25 khắp các nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia. - Quan hệ quốc tế: hình thành 2 khối ĐQ đối lập: Mĩ, Anh, Pháp và Đức Ý Nhật (thiết lập chế độ FX). Cả 2 bên ráo riết chạy đua vũ trang dẫn đến nguy cơ chiến 0,25 tranh thế giới xuất hiện. b. Việc giải quyết hậu quả khủng hoảng ở các nước Đức, Mĩ * Nước Đức: Để đối phó lại với cuộc khủng hoảng, giai cấp tư sản cầm quyền quyết định đưa 0,25 Hít – le ( thủ lĩnh đảng quốc xã Đức) lên nắm chính quyền, Phát xít hóa bộ máy chính quyền, chuần bị chiến tranh đòi chia lại thế giới. Về chính trị: + Thiết lập nền chuyên chính độc tài, công khai khủng bố các đảng phái dân chủ 0,5đ tiến bộ. + Đàn áp các Đảng phái dân chủ, đặc biệt chống cộng sản. + Hủy bỏ hiến pháp Vai-ma + Năm 1934, Hit – le tự xưng là Quốc trưởng suốt đời. Về kinh tế: + Chính quyền phát xít tiến hành tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung, mệnh 0,5 lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự + Thành lập Tổng hội đồng kinh tế (7/1933). + Kết quả: nền công nghiệp phục hồi và phát triển nhanh chóng. Về đối ngoại: + Tích cực các hoạt động chuẩn bị chiến tranh 0,25 + Rút khỏi hội Quốc liên (1933) + ban hành lệnh tổng động viên, triển khai các hoạt động quân sự ở Châu Âu (1935) * Nước Mĩ: - Cuối 1932, Tổng thống Rudơven đã thực hiện một hệ thống các chính sách, biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế- tài chính và chính trị - xã hội được 0,25 gọi chung là chính sách mới. Về kinh tế: Bằng sự can thiệp tích cực của Nhà nước vào đời sống kinh tế, chính 0,5 phủ Ru-dơ-ven đã thực hiện biện pháp để giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển kinh tế thong qua các đạo luật về ngân hang, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp đặc biệt đạo luật phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất vì đạo luật này qyu định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ Về đối ngoại: Đề ra chính sách “láng giềng thân thiện” nhằm cải thiện quan hệ 0,25 với các nước Mĩ - la-tinh và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. c. Nhận xét: 0,5 Xuất phát từ hoàn cảnh khác nhau nên nước Đức và Mĩ lựa chọn con đường thoát khỏi khủng hoảng khác nhau. - Nước Đức do thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và thị trường, chịu gánh nặng của chiến tranh và hậu quả cuộc khủng hoảng nên chủ trương phát xít hóa, thiết lập chế độ độc tài phát xít. Những chính sách của chính quyền Hít-le hết sức phản động, đe dọa tới an ninh, hòa bình thế giới. - Nước Mĩ nhiều vốn, thị trường, thuộc địa nên tiến hành cải cách kinh tế, xã hội với chính sách mới, nước Mĩ đã thaots khỏi khủng hoảng và khôi phục nền kinh tế.
  6. Câu 6 Câu 6: (2,0đ) Em hãy cho biết sau năm 1930 phong trào cách mạng ở Thanh Hoá 2,0 phát triển như thế nào? đ Phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ (1930 – 1939): Sau khi Đảng bộ thành lập, cùng với Nông hội đỏ đã phát động quần chúng đấu tranh và treo cờ búa liềm ở phủ lỵ Quảng Hoá (Vĩnh Lộc), phủ lỵ Thọ Xuân, những cuộc đấu tranh của quần chúng công nông diễn ra mạnh mẽ. ),(0,25đ) - Tháng 8 năm 1930 công nhân đồn điền Vạn Lại đấu tranh đòi chủ tăng lương giảm giờ làm. Công nhân đồn điền Yên Mỹ, công nhân nhà máy diêm Hàm Rồng đấu tranh đòi tăng tiền công khoán, giảm định mức khoán. (0,25đ) - Tại các tổng Quảng Thì (Thọ Xuân), Xuân Lai (Thiệu Hoá) các cuộc đấu tranh của nông dân được tổ chức kịp thời đòi chia công điền công thổ, chống cường hào sách nhiễu. Sôi nổi nhất là cuộc đấu tranh ở làng Yên Trường, Chỉ Tín (Thọ Xuân). (0,25đ) - Ngày 1 tháng 5 năm 1931 cờ đỏ búa liềm được treo ở ga Thanh Hoá, truyền đơn được rải nhiều nơi kêu gọi ủng hộ Xô Viết- Nghệ Tĩnh; kỷ niệm ngày Quốc tế lao động, tạo nên một không khí cách mạng sôi động khiến chính quyền địch phải lo tìm cách đối phó. Cuộc khủng bố đánh phá ác liệt của địch kéo dài nhằm bóp chết Đảng bộ, tiêu diệt phong trào nhưng không diệt được sức sống mãnh liệt của cách mạng. Vào những năm 1936 đến 1939 phong trào đấu tranh lại diễn ra sôi nổi trong tỉnh. (0,25đ) - Tháng 8 năm 1936 phong trào “Đông Dương đại hội” diễn ra sôi nổi trong cả nước. Đảng bộ đã tiến hành vận động nhân dân hưởng ứng phong trào một cách rộng rãi. Khắp nơi Uỷ ban hành động được thành lập, đẩy mạnh việc tập hợp yêu sách, kiến nghị của nhân dân gửi lên Công sứ tỉnh yêu cầu giải quyết những quyền lợi tối thiểu về sinh hoạt dân chủ. Phong trào Đông dương Đại hội đã hình thành một mặt trận nhân dân thống nhất rộng rãi.(0,25đ) - Năm 1937 phong trào cách mạng trong tỉnh phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, các hội tương tế ái hữu ra đời ở nhiều nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, ở các làng, xã, huyện. Đặc biệt năm 1937 Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi to lớn trong cuộc vận động bầu cử Viện dân biểu trung kỳ. Sang năm 1938 phong trào phát triển thành cao trào cách mạng. cuộc đấu tranh của công nhân đòi tăng lương giảm giờ làm, chống cúp phạt nổ ra liên tiếp ở các nơi: Mỏ sắt, Thanh xá, núi Bần, Nhà máy rượu Nam Đổng ích, đồn điền Yên Mỹ, nhà máy diêm Hàm Rồng. (0,25đ) - Tháng 2 năm 1938, ba nghìn quần chúng của bốn huyện Yên Định, Thiệu Hoá, Thọ Xuân, Vĩnh Lộc tổ chức mít tinh tại làng Chiềng với những khẩu hiệu đòi tự do dân chủ, ủng hộ Liên Xô. Chỉ tính riêng trong năm 1938 đã có hàng trăm cuộc đấu tranh của nông dân, trong đó cuộc đấu tranh chống dự án thuế mới của chính quyền thực dân đã giành thắng lợi. )(0,25đ) - Sự phát triển của phong trào cách mạng trong những năm 1930 đã tạo ra một lực lượng cách mạng đông đảo trong tỉnh, chuẩn bị đưa phong trào đấu tranh lên giai đoạn mới. (0,25đ) Tổng 6 20đ câu