Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Diễn Trịnh (Có đáp án)

docx 3 trang thaodu 4450
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Diễn Trịnh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_ngu_van_lop_7_nam_h.docx

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Diễn Trịnh (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS DIỄN THỊNH KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2018-2019 Môn thi: Ngữ văn7 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) PHẦN I: ĐỌC- HIỂU:(4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên bình và màu xanh cho Tổ quốc (Nguồn ngày 9-5-2014) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính. Câu 2: Biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong đoạn trích trên là gì? Tác dụng? Câu 3: Thông điệp tác giả muốn gửi đến chúng ta là gì? PHẦN II; LÀM VĂN Câu 1:( 4,0 điểm) Viết một đoạn văn cảm nhận của em về đoạn trích sau: Đẹp quá đi, mùa xuân ơi- mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi lại yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác ( Mùa xuân của tôi- Vũ Bằng,Ngữ văn 7, tập một, NXB Giáo dục) Câu 2:( 12,0 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ qua bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương ( Ngữ văn 7, tập một, NXB Giáo dục) Hết Họ và tên thí sinh: Số báo danh:
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 7 I. Yêu cầu chung: - Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, định hướng, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng Hướng dẫn chấm. Cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm của học sinh trong tính chỉnh thể, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc; trân trọng những bài có phát hiện và giọng điệu riêng, có khả năng tư duy độc lập, sáng tạo. Chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có trong Hướng dẫn chấm, miễn là sáng tạo, hợp lí, có sức thuyết phục. - Tổng điểm của toàn bài là 20, cho lẻ đến 0,25. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số thang điểm chính, trên cơ sở đó, giám khảo có thể bàn bạc, thống nhất để định ra các thang điểm chi tiết. II. Yêu cầu cụ thể: Câu Yêu cầu Điểm PHẦN: Câu 1(4,0 điểm) ĐỌC- a. PTBĐ chính: Biểu cảm (1,0 đ) HIỂU b. Biện pháp tu từ đặc sắc: Diệp ngữ. ( 0,5 đ) (4,0 đ) - Tác dụng: Nhấn mạnh những vất vả, nhọc nhằn và sự hi sinh thầm lặng của người dân lao động, qua đó bộc lộ sự trân trọng, tin yêu với ( 1,5 đ) những con người lao động và tình yêu Tổ quốc của tác giả . c. Thông điệp: HS chỉ cần đưa ra một thông điệp ( hãy biết trân trọng, ( 1,0 đ) biết ơn người lao động, ) LÀM 1. Yêu cầu về kĩ năng : VĂN: - Viết đoạn văn nghị luận, có kĩ năng cảm thụ đoạn trích, lập luận Câu 1: chặt chẽ, đảm bảo yêu cầu về hình thức và nội dung. (0,5đ) (4,0 đ) - Diễn đạt trôi chảy, có hình ảnh và cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 2. Yêu cầu về kiến thức: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích. (0,5đ) - Cảm nhận đoạn trích: + Thể hiện vẻ đẹp của mùa xuân Hà Nội, mùa xuân Bắc Việt với (1,5đ) những nét đặc trưng sau ngày rằm tháng giêng. + Tình yêu thiên nhiên, cảm nhận tinh tế của tác giả, khơi gợi tình (1,5 đ) cảm, cảm xúc trong lòng người đọc . + Nghệ thuật: Biểu cảm trực tiếp, sử dụng điệp ngữ, nhiều tính từ, (1,0đ)
  3. Câu 2: 1. Yêu cầu về kĩ năng : (12,0 - Nắm vững kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận văn học. 2,0 đ) - Bố cục 3 phần chặt chẽ, mạch lạc; diễn đạt trôi chảy văn có hình ảnh và cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu 2. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau . Sau đây là một số định hướng: * Giới thiệu tác giả Hồ Xuân Hương, tác phẩm Bánh trôi nước, nêu vấn đề (Vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ ) 2,0 * Vẻ đẹp và thân phận: - Vẻ đẹp: 2,5 + Hình thức: xinh đẹp, phúc hậu. + Tâm hồn: . Trong trắng . Thủy chung, son sắt - Thân phận: bấp bênh, chìm nổi, không làm chủ được cuộc đời mình, 2,5 phải phụ thuộc vào kẻ khác * Đánh giá, khái quát: 3,0 - Nghệ thuật: Biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ, sử dụng thành ngữ dân 1,0 gian - Hồ Xuân Hương bày tỏ niềm tự hào về vẻ đẹp và cảm thương cho 0,5 thân phận của họ. Đồng thời lên án, tố cáo xã hội bất công đối với những nhười phụ nữ 0,5 - Liên hệ, mở rộng - Bày tỏ cảm xúc của bản thân( Cảm phục trân trọng phẩm hạnh cao 1,0 quý của người phụ nữ xưa; Cảm thông cho thân phận của họ .)