Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường Sinh học Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Liên Sơn
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường Sinh học Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Liên Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_sinh_hoc_lop_12_nam_hoc.docx
Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường Sinh học Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Liên Sơn
- SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN NĂM HỌC 2019-2020 ĐỀ THI MÔN : SINH HỌC 12 Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1. So sánh ADN với prôtêin ở sinh vật nhân thực về cấu trúc và chức năng. Câu 2. a) Trình bày sự tiêu hoá thức ăn ở khoang miệng ở động vật có ống tiêu hóa. b) Đồng hoá là gì? Dị hoá là gì? Tỉ lệ giữa đồng hoá và dị hoá ở những độ tuổi và trạng thái khác nhau của cơ thể thay đổi như thế nào? Câu 3. Tại sao khi mắc các bệnh về gan thì làm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn? Câu 4. a) Nêu tên các loại mạch máu và chức năng của chúng trong hệ tuần hoàn. b) Hồng cầu có hình đĩa lõm hai mặt có ý nghĩa như thế nào với chức năng của nó. Câu 5. a) Khái niệm thụ phấn? Các hình thức thụ phấn ở thực vật? b) Trình bày quá trình thụ tinh kép ở thực vật? Câu 6. a) Trình bày ý nghĩa của việc đóng và duỗi xoắn nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân. b) Ở một loài côn trùng, gen qui định tính trạng màu sắc thân nằm trên nhiễm sắc thể thường, trong đó gen A qui định thân xám trội hoàn toàn so với gen a qui định thân đen. Khi cho giao phối giữa các cá thể thân xám thuần chủng với các cá thể thân đen, thu được F1 gồm 199 cá thể thân xám và 1 cá thể thân đen. Hãy giải thích sự xuất hiện của cá thể thân đen nói trên? Câu 7. Ở sinh vật nhân thực, xét gen B có 1820 liên kết hiđrô.Trong gen có hiệu số giữa nuclêôtit loại G với một loại nuclêôtit khác bằng 10% tổng số nuclêôtit của gen. Gen B bị đột biến liên quan đến một cặp nuclêôtit thành gen b. Cặp gen Bb tự nhân đôi liên tiếp hai lần tạo ra các gen con, môi trường nội bào đã cung cấp 1683 nuclêôtit loại A và 2517 nuclêôtit loại G. Hãy xác định: a) Số lượng nuclêôtit từng loại của gen B. b) Kiểu đột biến đã xảy ra đối với gen B. Câu 8. a) Trong các dạng đột biến cấu trúc xảy ra trên một nhiễm sắc thể, dạng nào làm thay đổi hình thái, dạng nào không làm thay đổi hình thái của nhiễm sắc thể ? b) Nêu điểm khác biệt về bộ nhiễm sắc thể trong tế bào của cơ thể tự đa bội với bộ nhiễm sắc thể trong tế bào của cơ thể dị đa bội. Câu 9. Ở đậu hà lan, gen A qui định tính trạng hạt màu vàng trội hoàn toàn so với gen a qui định hạt màu xanh. Giả sử tính trạng hạt màu vàng cho năng suất cao hơn tính trạng hạt màu xanh. Một người nông dân được biếu một số hạt đậu màu vàng (có cả kiểu gen đồng hợp và dị hợp). Người nông dân muốn phân biệt được kiểu gen của những hạt đậu màu vàng nói trên để tạo dòng đậu thuần chủng hạt màu vàng. Trong trường hợp chỉ có những hạt đậu màu vàng nói trên, hãy cho biết: - Làm thế nào để xác định được kiểu gen của những hạt đậu màu vàng nói trên? - Sau tối thiểu mấy thế hệ người nông dân sẽ tạo được dòng đậu thuần chủng hạt màu vàng? Câu 10. Ở một loài thực vật, cho lai giữa hai cơ thể bố mẹ thuần chủng có kiểu gen khác nhau F1 thu được 100% cây thân cao. Cho F1 lai phân tích thu được Fb gồm 297 cây thân cao : 99 cây thân thấp. Giải thích kết quả và viết sơ đồ lai từ F1 → FB? Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh:
- ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC (Đáp án gồm 02 trang – Hệ điểm 20,0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 * Giống nhau: - Đều có cấu trúc đa phân 0.5 (2,0đ) - Đều tham gia cấu tạo nhiễm sắc thể 0.5 * Khác nhau: ADN prôtêin Đơn phân là các Nu, có cấu trúc 2 mạch Đơn phân là các a.a, có cấu trúc gồm một polinucleotit song song và xoắn kép hoặc nhiều sợi polipeptit tùy bậc cấu trúc. 0.5 Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền Tham gia cấu tạo, xúc tác, điều hòa 0.5 2 a) - Biến đổi lí học: Nhờ hoạt động phối hợp của răng, lưỡi, các cơ môi và má cùng các (2,0đ) tuyến nước bọt làm cho thức ăn đưa vào khoang miệng trở thành thức ăn mềm, nhuyễn, thấm đẫm nước bọt. 0.5 - Biến đổi hóa học: Nhờ hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt một phần tinh bột chin trong thức ăn biến đổi thành đường mantôzơ 0.5 b) - Đồng hoá là quá trình tổng hợp từ các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng của cơ thể và tích luỹ năng lượng 0.25 - Dị hoá là quá trình phân giải các chất phức tạp thành các sản phẩm đơn giản và giải phóng năng lượng - Tỉ lệ giữa đồng hoá và dị hoá ở cơ thể (khác nhau về độ tuổi và trạng thái) là không giống nhau phụ thuộc vào + Lứa tuổi: ở trẻ em, cơ thể đang lớn, quá trình đồng hoá lớn hơn dị hoá, ngược lại ở người già, quá trình dị hoá lại lớn hơn đồng hoá 0.25 + Vào thời điểm lao động, dị hoá lớn hơn đồng hoá, ngược lại lúc nghỉ ngơi đồng hoá 0.25 mạnh hơn dị hoá 3 Khi mắc các bệnh về gan thì làm giảm khả năng tiêu hóa vì: - Dịch mật do gan tiết ra tạo môi trường kiềm giúp đóng mở cơ vòng môn vị. 0.5 (2,0đ) - Dịch mật tạo môi trường kiềm cho các enzim tiêu hoá hoạt động. 0.5 - Dịch mật góp phần tiêu hoá và hấp thụ mỡ. 0.5 - Khi bị bệnh về gan làm giảm khả năng tiết mật, dẫn đến giảm khả năng tiêu hoá. 0.5 4 a. Các loại mạch máu: Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch. 0.25 - Động mạch: Dẫn máu từ tim đến các cơ quan và bộ phận trong cơ thể. 0.25 (2,0đ) - Tĩnh mạch: Thu máu từ các bộ phận về tim. 0.25 - Mao mạch: Thực hiện quá trình trao đổi chất giữa máu với các tế bào. 0.25 b. Ưu điểm của cấu tạo hồng cầu hình đĩa, lõm 2 mặt - Khó vỡ, giảm tiêu hao oxi khi vận chuyển 0.25 - Tăng tỉ lệ S/V 0.25 - Có thêm chỗ để chứa hêmoglobin 0.25 - Tăng thêm số lượng hồng cầu trên đơn vị thể tích 0.25 5 a. Khái niệm Thụ phấn? Các hình thức thụ phấn ở thực vật? - Khái niện thụ phấn: là hiện tượng hạt phấn từ nhị tiếp xúc với nhụy của hoa 0.5 (2,0đ) - Các hình thức thụ phấn ở thực vật gồm: Tự thụ phấn và thụ phấn chéo . 0.5 b. Quá trình thụ tinh kép ở thực vật: Khi ống phấn đến noãn, qua lỗ noãn tới túi phôi: - Giao tử đực thứ nhất kết hợp với noãn cầu tạo thành hợp tử 2n . . 0.5 - Giao tử đực thứ hai kết hợp với nhân cực 2n để tạo thành nội nhũ 3n cung cấp dinh
- dưỡng cho phôi . 0.5 6 a) Ý nghĩa: - Đóng xoắn tạo thuận lợi cho sự tập trung nhiễm sắc thể tại mặt phẳng xích đạo của thoi (2,0đ) phân bào và sự phân li của nhiễm sắc thể về hai cực tế bào ở kì sau, duỗi xoắn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nhân đôi của ADN và quá trình tổng hợp ARN 0.5 b) Thân đen xuất hiện do: - TH1: Cá thể thân xám giảm phân xảy ra đột biến gen trội A thành gen lặn a, giao tử đột biến a kết hợp với giao tử bình thường a → tạo hợp tử aa → thân đen 0.5 - TH2: Cá thể thân xám giảm phân xảy ra đột biến mất đoạn NST mang gen trội (A) tạo ra giao tử không chứa A. Giao tử này kết hợp với giao tử bình thường a → tạo hợp tử a → thân đen 0.5 - TH3: Cá thể thân xám giảm phân cặp AA không phân li trong giảm phân → tạo ra giao tử không chứa gen A (giao tử O), giao tử này kết hợp với giao tử bình thường a → tạo hợp tử Oa → thân đen 0.5 7 a) Tính số Nu từng loại của gen B - Tính được: G = 30%; A = 20%. 0.5 (2,0đ) - Tính được: G = 420; A = 280. b) Kiểu đột biến 0.5 - Tính được: Số Nu loại A của cặp gen Bb = 561, số Nu loại G = 839. 0.5 - Số Nu từng loại của gen b: A = 281; G = 419 → Đột biến loại thay một cặp G – X bằng một cặp A – T. 0.5 8 a) - Dạng làm thay đổi hình thái NST: Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn gồm tâm động, chuyển (2,0đ) đoạn giữa 2 cánh. 0.5 - Dạng không làm thay đổi hình thái NST: Đảo đoạn ngoài tâm động, chuyển đoạn trên một cánh. 0.5 b) - Tự đa bội: Các NST của cùng một loài; Dị đa bội các NST thuộc 2 loài. 0.5 - Tự đa bội: mỗi cặp có số NST là k (k ≥ 3); dị đa bội mỗi cặp có 2 NST. 0.5 9 - Đem gieo các hạt màu vàng nói trên, đến khi cây ra hoa cho tự thụ phấn bắt buộc 0.5 + Những cây thu được 100% hạt màu vàng → cây đó có kiểu gen đồng hợp AA 0.5 (2,0đ) + Những cây thu được cả hạt màu vàng và hạt màu trắng → cây đó có kiểu gen dị hợp Aa 0.5 - Chỉ cần sau một thế hệ là người nông dân đã có giống ngô thuần chủng hạt màu vàng 0.5 10 - Xét kết quả phép lai phân tích: cây thân cao : cây thân thấp = 3 : 1. Phép lai phân tích có 4 tổ hợp gen nên cơ thể F1 cho 4 loại giao tử mà đây là phép lai 1 tính trạng => có tương tác (2,0đ) gen . 0.5 - Qui ước kiểu gen F1 là AaBb (thân cao). Ta có sơ đồ lai F1 lai phân tích: AaBb x aabb G AB, Ab, aB, ab ab Fb 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb 0.5 - Nếu tương tác át chế gen trội theo tỉ lệ 13 : 3 thì ta có: + 3 cây thân cao có các kiểu gen: 1AaBb + 1 Aabb + 1aabb + 1 cây thân thấp có kiểu gen: 1aaBb . 0.5 - Nếu tương tác cộng gộp với tỉ lệ 15:1 thì ta có: + 3 cây thân cao có các kiểu gen: 1AaBb + 1 Aabb + 1aaBb + 1 cây thân thấp có kiểu gen: 1aabb 0.5 Hết