Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021

doc 5 trang Hoài Anh 27/05/2022 9013
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2020_202.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 TRƯỜNG THCS BẮC CƯỜNG NĂM HỌC: 2020 - 2021 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 01 trang, 02 câu) Câu 1 (8,0 điểm) BỨC TRANH TUYỆT VỜI Một họa sĩ suốt đời mơ ước vẽ một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông đến hỏi vị giáo sĩ để biết được điều gì đẹp nhất. Vị giáo sĩ trả lời: "Điều đẹp nhất trần gian là niềm tin, vì niềm tin nâng cao giá trị con người". Họa sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự với cô gái và được trả lời: "Tình yêu là điều đẹp nhất trần gian, bởi tình yêu làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào; mang đến nụ cười cho kẻ khóc than; làm cho điều bé nhỏ trở nên cao trọng, cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu không có tình yêu". Cuối cùng họa sĩ gặp một người lính mới từ trận mạc trở về. Được hỏi, người lính trả lời: "Hòa bình là cái đẹp nhất trần gian, ở đâu có hòa bình, ở đó có cái đẹp". Và họa sĩ đã tự hỏi mình: "Làm sao tôi có thể cùng lúc vẽ niềm tin, hòa bình và tình yêu?". Khi trở về nhà, ông nhận ra niềm tin trong ánh mắt của các con, tình yêu trong cái hôn của người vợ. Chính những điều đó làm tâm hồn ông tràn ngập hạnh phúc và bình an. Họa sĩ đã hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần gian. Sau khi hoàn thành tác phẩm, ông đặt tên cho nó là "Gia đình". (Theo Phép nhiệm màu của đời, NXB Trẻ TP Hồ Chí Minh) Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về bài học cuộc sống? Câu 2 (12,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “ Dù được sáng tác theo trào lưu lãng mạn hay hiện thực, những trang viết của những nhà văn tài năng và tâm huyết đều thấm đượm tinh thần nhân đạo sâu sắc”. Bằng trải nghiệm các tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 8, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết Họ tên thí sinh : Số báo danh : . Giám thị không giải thích gì thêm.
  2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG THCS BẮC CƯỜNG NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: NGỮ VĂN 8 Hướng dẫn chấm này gồm 04 trang I. Yêu cầu chung Giám khảo cần: - Nắm bắt kĩ nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá được một cách tổng quát và chính xác, tránh đếm ý cho điểm. - Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo II. Yêu cầu cụ thể Câu 1 (8,0 điểm) Nội dung yêu cầu Điểm I. Yêu cầu về kĩ năng - Biết cách làm bài nghị luận xã hội; bố cục và cách trình bày hợp lí. - Hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt. - Diễn đạt tốt; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. II. Yêu cầu về nội dung (Học sinh có thể có những suy nghĩ và cách trình bày khác nhau, nhưng về cơ bản cần hướng đến những nội dung chủ yếu sau): a. Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu về câu chuyện. 0,5 - Nêu vấn đề nghị luận. 1. Ý nghĩa của câu chuyện - Tóm tắt truyện. 0,25 - Giải thích hình ảnh: + Vị giáo sĩ trả lời: "Điều đẹp nhất trần gian là niềm tin. Họa sĩ thì cho 0,25 rằng "Tình yêu là điều đẹp nhất trần gian. Với người lính mới từ trận mạc trở về thì hòa bình là đẹp nhất -> Mỗi người cảm nhận giá trị của cuộc sống khác nhau. 0,25 + Về nhà ông nhận ra niềm hạnh phúc từ vợ con và quyết định vẽ về gia đình ->Điều quý giá trong cuộc sống này là gia đình. 0,5 - Ý nghĩa chung của truyện: Cuộc sống có nhiều giá trị tinh thần, nhiều
  3. gam màu tuyệt đẹp làm nên bức tranh đa sắc nhưng tuyệt vời nhất, kì diệu nhất vẫn là bức tranh "Gia đình". 2. Bàn luận (Những suy nghĩ gợi lên từ câu chuyện) - Khẳng định vấn đề 0,25 - Mỗi người có một cảm nhận khác nhau về vẻ đẹp cuộc sống (niềm tin, tình 1,5 yêu, hòa bình ) (dẫn chứng) - Tuy nhiên gia đình là nơi hội tụ, kết tinh mọi giá trị, mọi vẻ đẹp, mọi điều kì diệu nhất trên thế gian này. Bởi: + Gia đình là điểm tưạ vững chãi nhất (là chốn nương thân, là nơi trở về, là bầu trời bình yên, là nơi nhen lên niềm tin và hi vọng ) (dẫn chứng) 1,0 + Gia đình là thế giới của tình yêu thương (tình vợ chồng, tình cha con, tình mẹ ) (dẫn chứng) 1,0 + Là nơi tâm hồn, cuộc đời mỗi người được nuôi dưỡng lớn khôn, trưởng thành (gia đình là bệ đỡ của niềm đam mê, thăng hoa sáng tạo và chinh 1,0 phục ước mơ ) (dẫn chứng) 3. Bài học nhận thức và hành động - Mỗi người cần nhận ra giá trị thực của cuộc sống nằm ở gia đình. Từ đó có 0,5 ý thức "tô vẻ cho bức tranh gia đình" mình những gam màu phù hợp. - Không nên theo đuổi những điều viển vông, phù phiếm, xa vời mà đánh 0.5 mất điều trân quý giản dị nằm trong chính chúng ta, trong mỗi gia đình. Kết bài: 0,25 - Khẳng định vấn đề 0,25 - Liên hệ bản thân Câu 2 (12,0 điểm) Nội dung yêu cầu Điểm I. Yêu cầu về kĩ năng - Biết cách làm bài nghị luận văn học; bố cục và cách trình bày hợp lí. - Hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt. - Diễn đạt suôn sẻ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
  4. II. Yêu cầu về nội dung (Học sinh có thể có những suy nghĩ và cách trình bày khác nhau, nhưng về cơ bản cần hướng đến những nội dung chủ yếu sau): a. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu vấn đề nghị luận, trích dẫn và giới hạn vấn đề 1,0 b. Thân bài * Giải thích: - Trào lưu lãng mạn hay hiện thực: trào lưu của văn học Việt Nam hiện đại 0,25 giai đoạn 1930 - 1945. - Nhà văn tài năng và đầy nhiệt huyết: nhà văn chân chính, có đủ tài năng và 0,25 tấm lòng, tình yêu thương. - Tinh thần nhân đạo: tình cảm yêu thương con người; mối quan hệ tốt đẹp 0,5 giữa con người với con người; những gì vì con người, cho con người. => Dù sáng tác thuộc trào lưu văn học nào, các nhà văn chân chính vẫn 0,25 dành tình cảm cho con người, đặc biệt là những người nghèo khổ, bất hạnh. => Ý kiến khẳng định tình cảm nhân đạo là nội dung phổ biến của văn học. 0,25 Tình yêu thương dành cho con người là đích đến cuối cùng của các nhà văn. Đó là văn học chân chính, văn học vị nhân sinh. - Lí giải: tại sao những trang viết của những nhà văn tài năng và tâm huyết 0,5 đều thấm đượm tinh thần nhân đạo sâu sắc? + Chức năng văn học là giáo dục, thẩm mĩ. + Nhà văn chân chính phải là nhà văn nhân đạo từ trong cốt tuỷ. + Bạn đọc khi đến với tác phẩm là để đối thoại với nhà văn một vấn đề về nhân sinh nên mỗi tác phẩm văn học chân chính phải có giá trị nhân đạo sâu sắc. * Phân tích, chứng minh qua các tác phẩm văn học với những biểu hiện của tinh thần nhân đạo: - Luận điểm 1: Lên án, tố cáo những thế lực chà đạp lên cuộc sống, hạnh 2,0 phúc của con người. - Luận điểm 2: Đồng cảm, xót thương với số phận bất hạnh của con người. 2,0 - Luận điểm 3: Ngợi ca, trân trọng những vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của 2,0 con người. - Luận điểm 4: Đồng tình với những khát vọng hạnh phúc chân chính của 2,0 con người. (Hs lấy dẫn chứng qua các tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 8 để chứng minh) * Đánh giá, mở rộng - Tinh thần nhân đạo là một nét đẹp trong văn học Việt Nam nói chung và 0,5 văn học hiện thực phê phán nói riêng. Các nhà văn đều thể hiện tinh thần nhân đạo trong các tác phẩm của mình song mỗi nhà văn lại có cách nhìn nhận và thể hiện riêng. Tuy nhiên có nhiều tác phẩm nhà văn chỉ mới dừng
  5. ở việc cảm thông với nhân vật của mình chứ chưa tìm ra con đường giải thoát cho họ. Kết thúc tác phẩm, nhân vật thường rơi vào bế tắc. - Bài học với nhà văn: trau dồi tri thức, tư tưởng, tình cảm, 0,25 - Bài học với người đọc: là người đồng sáng tạo của nhà văn. 0,25 c. Kết bài: 0,5 - Khẳng định vấn đề: Khẳng định ý kiến. 0,5 - Liên hệ bản thân.