Đề thi chọn học sinh giỏi TP. Hồ Chí Minh môn Hóa học Lớp 8 năm 2019 - Đỗ Kiên

pdf 2 trang thaodu 9210
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi TP. Hồ Chí Minh môn Hóa học Lớp 8 năm 2019 - Đỗ Kiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_tp_ho_chi_minh_mon_hoa_hoc_nam_201.pdf

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi TP. Hồ Chí Minh môn Hóa học Lớp 8 năm 2019 - Đỗ Kiên

  1. [ĐỀ THI CHỌN HSG TPHCM 2019] KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LỚP 9 CẤP THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍNH MINH NĂM HỌC 2018 - 2019 Môn: HÓA HỌC Ngày thi: 13/03/2019 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề thi gồm 02 trang) Câu 1: (5,0 điểm) 1. Trên một số bao phân bón có ghi kí hiệu NPK 20-20-15. Em hãy cho biết ý nghĩa của N, P, K và các con số nói trên. 2. Hình vẽ bên mô tả thí nghiệm điều chế khí Cl2 trong phòng thí nghiệm, em hãy cho biết: a. Viết phương trình điều chế khí Cl2 theo thí nghiệm trên. b. Vai trò của bình H2SO4 đặc và bông tẩm xút NaOH. c. Nêu một số ứng dụng của Cl2. 3. Hidrocacbon A có CTPT là C6H6, A có mạch thẳng, phản ứng với AgNO3/ddNH3 cho kết tủa. Viết các CTCT (công thức cấu tạo thu gọn) có thể có của A. Câu 2: (5,0 điểm) 1. Cho một kim loại A tác dụng với dung dịch muối B (dung môi là nước). Hãy chọn một kim loại A và muối B phù hợp với mỗi thí nghiệm có hiện tượng sau: a. Dung dịch muối B có màu xanh và từ từ mất màu. b. Dung dịch muối B không có màu, sau đó xuất hiện màu xanh. c. Sau phản ứng cho hai muối, một muối kết tủa và có khí bay lên. 2. Có 3 dung dịch không màu: ddBa(OH)2; ddKCl; ddH2SO4. Hãy dùng 1 thuốc thử hãy nhận biết 3 dung dịch trên bằng hai cách. [THẦY ĐỖ KIÊN – 0948.20.6996] – N6E TRUNG HÒA NHÂN CHÍNH, HÀ NỘI 1
  2. [ĐỀ THI CHỌN HSG TPHCM 2019] 3. Có một chất khí không duy trì sự sống và sự cháy, khí này khi nén và làm lạnh thì hóa rắn. Cho biết: - Đó là khí gì? Khí này khi hóa rắn có tên gọi là gì? - Viết 1 phương trình phản ứng điều chế khí này trong phòng thí nghiệm. Câu 3: (6,0 điểm) 1. Hấp thụ hoàn toàn 1,568 lít CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch NaOH 0,16M, thu được dung dịch X. Thêm 250 ml dung dịch Y gồm BaCl2 0,16M và Ba(OH)2 aM vào dung dịch X, thì thu được 3,94 gam kết tủa. Tính a. 2. Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Na2CO3, MgO, a mol Fe3O4, 2a mol KHCO3 trong 400 gam dung dịch H2SO4 17,15%. Sau khí các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí CO2, dung dịch chứa (m + 42,68) gam muối sunfat trung hòa và 345,44 gam nước. Tìm giá trị m và a. Câu 4: (4,0 điểm) Hỗn hợp X gồm 0,15 mol CH4; 0,09 mol C2H2 và 0,2 mol H2. Nung nóng hỗn hợp X với xúc tác Ni, sau một thời gian phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm CH4, C2H4, C2H6, C2H2 dư, H2 dư. Dẫn toàn bộ hỗn hợp khí Y qua bình đựng dung dịch Br2 dư thấy khối lượng bình đựng dung dịch Br2 tăng 0,82 gam và có V lít hỗn hợp khí Z (đktc) thoát ra. Tỉ khối của Z so với H2 là 8. Tính giá trị V và thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí có trong hỗn hợp Y. [THẦY ĐỖ KIÊN – 0948.20.6996] – N6E TRUNG HÒA NHÂN CHÍNH, HÀ NỘI 2