Đề thi cuối học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Trường TH&THCS Pestus Ký (Có hướng dẫn chấm)

docx 3 trang Hàn Vy 01/03/2023 27770
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi cuối học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Trường TH&THCS Pestus Ký (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_cuoi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2022_2023_truong.docx

Nội dung text: Đề thi cuối học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023 - Trường TH&THCS Pestus Ký (Có hướng dẫn chấm)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH DƯƠNG ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ I NĂM 2022 - 2023 TRƯỜNG TRUNG TIỂU HỌC PÉTRUS KÝ BÀI THI MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian phát đề. ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm có 02 mặt giấy) I. ĐỌC HIỂU (6 điểm) Đọc câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Lừa và ngựa Người nọ có một con lừa và một con ngựa. Một hôm, có việc đi xa, ông ta cưỡi ngựa, còn bao nhiêu đồ đạc thì chất lên lưng lừa. Dọc đường, lừa mang nặng, mệt quá, liền khẩn khoản xin với ngựa: - Chị ngựa ơi! Chúng ta là bạn đường. Chị mang đỡ tôi với, dù chỉ chút ít thôi cũng được. Tôi kiệt sức rồi. Ngựa đáp: - Thôi, việc ai người nấy lo. Tôi không giúp chị được đâu. Lừa gắng quá, kiệt lực, ngã gục xuống và chết bên vệ đường. Người chủ thấy vậy bèn chất tất cả đồ đạc từ lưng lừa sang lưng ngựa. Ngựa bấy giờ mới rên lên: - Ôi, tôi mới dại dột làm sao! Tôi đã không muốn giúp lừa dù chỉ chút ít, nên bây giờ phải mang nặng gấp đôi. Theo Lép Tôn-Xtôi (Thuý Toàn dịch) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1: Truyện "Lừa và ngựa" được viết theo thể loại nào? A. Truyền thuyết B. Cổ tích C. Ngụ ngôn D. Thần thoại Câu 2: Nhân vật chính trong truyện trên là ai? A. Lừa B. Ngựa C. Ông chủ D. Lừa và ngựa Câu 3: Trong câu chuyện trên, lừa khẩn khoản xin ngựa điều gì? A. Đi chậm lại, chờ tôi với! B. Mau lên chị, sắp trễ rồi! C. Chị mang đỡ tôi với, dù chỉ chút ít thôi cũng được. D. Chúng ta nghỉ một lát đi chị! Câu 4: Chủ đề của truyện "Lừa và ngựa" là gì? A. Chia sẻ B. Đoàn kết C. Trung thực D. Giản dị Câu 5: Câu nói của nhân vật ngựa: "Tôi mới dại dột làm sao!" thể hiện ý nghĩa gì? A. Hối hận vì đã không giúp lừa B. Than thở vì quá mệt C. Đau khổ D. Buồn bã
  2. Câu 6: Vì sao nhân vật ngựa từ chối giúp đỡ lừa? A. Vì ngựa quá mệt B. Vì ngựa ích kỷ C. Vì ngựa bị đau chân D. Tất cả các đáp án trên Câu 7: Phó từ "không" trong câu " Tôi không giúp chị được đâu." bổ sung ý nghĩa gì? A. Mức độ B. Sự phủ định C. Quan hệ thời gian D. Sự tiếp diễn tương tự Cậu 8: Nghĩa của từ "kiệt sức" là gì? A. Chán nản B. Mệt mỏi C. Không còn sức lực D. Yếu ớt Câu 9: Em rút ra bài học gì từ câu chuyện trên? Câu 10: Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật ngựa qua câu nói: "Thôi, việc ai người nấy lo." (Hãy trả lời 2-3 câu). II. VIẾT (4 điểm) Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về một người thân mà em yêu quý. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 7 Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 6.0 1 C 0.5 2 D 0.5 3 C 0.5 4 A 0.5 5 A 0.5 6 B 0.5 I 7 B 0.5 8 C 0.5 9 HS nêu được cụ thể bài học; ý nghĩa của bài học mà bản thân 1.0 tâm đắc nhất. - Bài học về sự chia sẻ, biết quan tâm, giúp đỡ lần nhau trong cuộc sống. - Chúng ta không nên sống ích kỉ chỉ biết nghĩ cho mình, đến lúc cần sẽ không có ai giúp đỡ ta.
  3. 10 HS nêu được nhận xét về tính cách nhân vật ngựa. 1.0 - Câu nói trên thể hiện sự ích kỉ của ngựa. - Ngựa chỉ biết nghĩ và sống cho riêng mình, không biết quan tâm giúp đỡ con vật khác dù là lúc cần thiết. - Cuối cùng ngựa phải gánh chịu hậu quả. VIẾT 4.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: Mở bài giới thiệu đối 0.25 tượng, thân bài biểu lộ được cảm xúc suy nghĩ về đối tượng, kết bài khẳng định lại tình cảm về đối tượng. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Biểu cảm về người thân 0.25 c. Triển khai vấn đề HS biểu cảm bằng nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Giới thiệu đối tượng. 0.5 - Biểu lộ được cảm xúc suy nghĩ về đối tượng: II + Ngoại hình. 0.5 + Tính cách. 0.5 + Một số kỉ niệm mà em nhớ. 0.5 + Vai trò của người thân. 0.5 - Khẳng định tình cảm của bản thân với đối tượng. 0.5 d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn biểu cảm sinh động, sáng tạo. 0.25 Lưu ý: Trên đây là những gợi ý cơ bản, khi chấm giáo viên cần căn cứ vào bài cụ thể của học sinh để đánh giá cho phù hợp, trân trọng những bài viết sáng tạo, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc.