Đề thi dự bị chọn học sinh giỏi đội tuyển Quốc gia môn Sinh học - Lần 1 - Năm học 2006

docx 3 trang hangtran11 3540
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi dự bị chọn học sinh giỏi đội tuyển Quốc gia môn Sinh học - Lần 1 - Năm học 2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_du_bi_chon_hoc_sinh_gioi_doi_tuyen_quoc_gia_mon_sinh.docx

Nội dung text: Đề thi dự bị chọn học sinh giỏi đội tuyển Quốc gia môn Sinh học - Lần 1 - Năm học 2006

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH VÀO ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA DỰ THI OLIMPIC QUỐC TẾ NĂM 2006 Môn thi: Sinh học. ĐỀ THI DỰ BỊ Ngày thi thứ nhất (18/04/2006). Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề). Tế bào học. Câu 1: Khi bổ quả táo để trên đĩa, 1 lúc sau thấy bề mặt míêng táo bị thâm lại. Để tránh hiện tượng này, sau khi bổ táo người ta xát nước chanh lên bề mặt miếng táo. Hãy cho biết tại sao các miếng táo thâm lại và tại sao xát nước chanh míêng táo sẽ không bị thâm? Câu 2: Cần cho cônsixin tác động ở giai đoạn nào của chu kì tế bào để tạo thể đa bội? Giải thích. Câu 3: Chọn phương án trả lời đúng 1. Một gam mỡ được oxi hoá bằng con đường hô hấp tế bào sẽ tạo ra một lượng ATP gấp đôi so với 1 gam đường. Điều nào dưới đây giải thích đúng nhận xét trên? A. Mỡ được tạo ra khi tế bào được nhận chất dinh dưỡng nhiều hơn nhu cầu B. Mỡ là chất cho oxi nhiều điện tử hơn so với đường C. Mỡ tan trong nước kém hơn đường D. Mỡ không phải là một đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân như đường 2. Axit amin, glucozơ được vận chuyển qua màng sinh chất nhờ phương thức A. Khuếch tán trực tiếp qua lớp phôtpholipit B. Vận chuyển dễ dàng nhờ permeaza C. Thực bào D. Uống bào 3. Trong nghiên cứu di truyền tế bào người, các nhà khoa học thường nuôi cấy invitro loại tế bào nào? A. Tế bào bạch cầu lympho C. Tế bào niêm mạc miệng B. Tế bào hồng cầu D. Tế bào da 4. Cấu trúc nào có ở tế bào nhân sơ A. Ty thể D. Màng sinh chất B. Lizoxom E. Thể Golgi C. Mạng lưới nội chất Vi sinh vật học. Câu 4: Tại sao một số phụ nữ khi sử dụng kháng sinh thường dễ bị bệnh phụ khoa do nấm Candida albicans Câu 5: Chọn phương án trả lời đúng 1. Nguyên nhân nào khiến cho người không bị mắc bệnh toi gà A. Do sự khác nhau về ADN C. Do sự khác nhau về riboxom B. Do sự khác nhau về ARN D. Do khác biệt về thụ thể bề mặt 2. Virut HIV không lây theo con đường nào sau đây A. Tiêm chích C. Đường tình dục B. Truyền máu D. Muỗi đốt 1
  2. Câu 6: Chọn cặp tương ứng 1. Chọn những loài vi khuẩn là tác nhân gây ra bệnh tương ứng 1. Bệnh tả A. Treponema pallidum 2. Bệnh lậu B. Salmonella typhi 3. Bệnh thương hàn C. Neisseria gonorrhoeae 4. Bệnh giang mai D. Vibrio cholerae 5. Loét dạ dày, ống tiêu hoá E. Helicobacter pylori 2. Chọn các sắc tố quang hợp chủ yếu phù hợp với cơ thể quang hợp 1. Diệp lục a và phycobilin A. Tảo lục đơn bào (Chlorophyta) 2. Khuẩn diệp lục B. Vi khuẩn lưu huỳnh màu đỏ (Chromatium) 3. Diệp lục a, b C. Vi khuẩn lam (Cyanobacteria) Sinh lí hock động vật. Câu 7: 1. Trình bày vai trò điều hoà thẩm áp máu và điều hoà huyết áp của thậm 2. Em hiểu thế nào về cơ chế nhân nồng đọ ngược dòng và nêu rõ ý nghĩa của nó trong hoạt động của thận Câu 8: Trình bày đặc điểm cấu tạo và hoạt động sinh lý của cơ tim đảm bảo cho tim hoạt động theo chu kỳ một cách nhịp nhàng Câu 9: Chọn phương án trả lời đúng 1. Về mối liên hệ giữa áp suất trong phổi, áp suất trong bao màng phổi và áp suất khí quyển: A. Áp suất trong bao màng phổi luôn lớn hơn áp suất trong phổi B. Áp suất trong bao màng phổi bằng áp suất khí quyển C. Áp suất trong phổi luôn luôn thấp hơn áp suất khí quyển D. Áp suất trong phổi luôn luôn lớn hơn áp suất trong bao màng phổi 2. Hầu hết khí cacbonic trong máu được vận chuyển dưới dạng A. Hoà tan C. Bicacbonat B. Kết hợp với hemôglobin, protein D. Cacboxy hemoglobin 3. Ái lực của hemoglobin đối với oxi bị giảm đi trong điều kiện A. Máu bị nhiễm axit B. Bị sốt C. Thiếu máu D. Thích nghi với môi trường ở vùng cao E. Tất cả các lý do trên 4. Erythropoietin do cơ quan nào sau đây tạo ra A. Phổi C. Thận B. Gan D. Tủy xương 5. Nếu một người có phổi hoạt động bình thường mà thở gấp trong vài giây (tăng thông khí phổi) thì sẽ chủ yếu A. Tăng áp suất oxi máu động mạch C. Tăng bão hoà oxihemoglobin B. Tăng áp suất cacbonic máu động mạch D. Giảm pH máu động mạch 6. Các yếu tố nào dưới đây không thể kết hợp được với Hb A. Ion bicacbonat D. Cacbonic B. Oxi E. Proton C. Nitơ monooxit 2
  3. 7. Khi hoạt động nặng thì ý nào sau đây đúng A. Tỉ lệ % oxihemoglobin bão hoà trong máu động mạch giảm B. Tỉ lệ % oxihemoglobin bão hoà trong máu tĩnh mạch giảm C. Áp suất cacbonic trong máu động mạch có thể đo được tăng D. pH máu động mạch có thể đo được giảm 8. Các hoá thụ quan trong hành não thuộc trung khu hô hấp bị kích thích trực tiếp gây thay đổi nhịp hô hấp là A. Cacbonic trong máu B. Proton trong máu C. Áp suất cacbonic trong máu động mạch D. Proton trong dịch não tủy do cacbonic trong máu tạo ra 9. Cả 2 hoocmon ADH và Aldosteron đều tác dụng tới A. Sự tăng nước tiểu B. Tăng thể tích máu C. Tăng toàn bộ sức cản ngoại vi (do các mao mạch ngoại vi) D. Tất cả những hậu quả trên 10. Máu chảy trong động mạch vành tim A. Tăng khi tâm thu B. Tăng khi tâm trương C. Giữ ổn định trong suốt chu kì tim Sinh lí học thực vật. Câu 10: Hãy trình bày 2 con đường tạo thành ATP trong hô hấp ở thực vật. ATP được sử dụng vào quá trình sinh lý nào ở cây? Câu 11: Auxin và xytokinin có vai trò gì trong sự tạo thành rễ và chồi ở cây xanh? Câu 12: Trong điều kiện đêm dài, ánh sáng đỏ và ánh sáng hồng ngoại có tác dụng gì tới sự ra hoa của cây ngày ngắn và cây ngày dài? HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. 3