Đề thi giữa học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp Lớp 7 sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 - Trường TH&THCS Bình Sơn (Có đáp án)

doc 7 trang hoaithuk2 23/12/2022 8330
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp Lớp 7 sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 - Trường TH&THCS Bình Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_giua_hoc_ki_1_mon_hoat_dong_trai_nghiem_huong_nghiep.doc

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp Lớp 7 sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 - Trường TH&THCS Bình Sơn (Có đáp án)

  1. ĐỀ SỐ 1 TRƯỜNGTH&THCS BÌNH SƠN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM 2022 - 2023 Môn: Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ KIỂM TRA Phần I: Trắc nghiệm (4,0 đ) Khoanh tròn vào phương án trả lời đúng nhất. Câu 1. Em đã làm thế nào để xác định được điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân? A. Tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện để bộc lộ điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân. B. Điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là những điểm có sẵn ở mỗi người nên em không cẩn làm gì cũng xác định được. C. Lắng nghe nhận xét, đánh giá của các bạn và những người xung quanh. D. Kết họp tự đánh giá bản thân dựa trên kết quả giao tiếp, với nhận xét, đánh giá của mọi người. Câu 2. Khi xuất hiện cảm xúc tiêu cực, em đã giải toả cảm xúc đó bằng cách nào? A. Để cảm xúc tiêu cực bộc lộ một cách tự nhiên, không cẩn giải toả. B. Hít thở sâu hoặc đi dạo. C. Quát hoặc nói thật to với người đối diện cho hả giận. D. Đi xem phim hay chơi điện tử. Câu 3. Khi gặp khó khăn trong học tập hoặc trong cuộc sống, em đã làm gì? A. Nhờ bố mẹ tìm cách khắc phục nguyên nhân đó. B. Cân nhắc xem có nên tiếp tục làm không vì sợ mất thời gian. C. Tìm sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè hoặc người thân đề vượt qua khó khăn. D. Bỏ qua khó khăn đó, tìm việc khác dễ hơn để làm (dễ làm, khó bỏ). Câu 4. Nhà Hằng và nhà Nga cách nhau gần 1 km, lại phải đi qua một cánh đổng. Hằng rủ Nga sang nhà Hằng học nhóm vào các buổi tối để giúp Hằng học môn Tiếng Anh. Theo em, Nga nên giải quyết vấn đề này thế nào? A.Vui vẻ nhận lời sang nhà Hằng học nhóm vào các buổi tối. B. Nói với Hằng là nên chuyển việc học nhóm vào ban ngày để tránh rơi vào tình huống nguy hiểm khi đi một mình qua cánh đồng vào buổi tối. C. Từ chối thẳng với Hằng. D. Cân nhắc xem có nên đồng ý với Hằng không. Câu 5. Trên đường đi học về, Hưng bị mấy người lạ mặt chặn đường, đòi đưa chiếc xe đạp Hưng đang đi cho họ. Trong trường hợp này, Hưng nên xử lí thế nào để tự bảo vệ? A. Đưa xe cho họ để thoát khỏi nguy hiểm. B. Giữ chặt xe, không cho họ cướp xe của mình. C. Tìm cách chống cự lại những người đó. D. Đưa xe cho họ, sau đó gọi cho số cứu trợ khẩn cấp (113) hoặc báo cho công an. Câu 6. Để rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, em cần làm gì? A. Khi nào thích thì em sắp xếp, lau dọn nhà cửa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ. B. Để đổ dùng cá nhân, sách vở ở những chỗ tiện sử dụng.
  2. C.Thường xuyên tự giác lau dọn, sắp xếp đồ dùng trong nhà, lớp học sao cho ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ. D. Nhờ người giúp việc sắp xếp sách vở, đồ dùng cá nhân ngăn nắp, gọn gàng, đúng chỗ quy định. Câu 7. Em đã rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong học tập như thế nào? A. Đi học chuyên cần, tập trung vào việc học tập trên lớp và ở nhà. B. Chỉ cần làm bài tập đầy đủ, trình bày sạch, đẹp . C. Chỉ học bài và làm bài tập đầy đủ trước khi kiểm tra. D. Khi gặp bài tập khó em nhờ anh chị, người thân làm giúp. Câu 8. Em đã rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong lao động và cuộc sống hằng ngày như thế nào? A. Thường xuyên tham gia tập thể dục giữa giờ. B. Chỉ làm những việc nhẹ nhàng khi có thời gian. C. Làm những công việc hơi nặng nhọc, vất vả một chút. D. Luôn cố gắng, kiên trì để hoàn thành mọi công việc đã nhận. Phần II. Tự luận (6,0 đ) Câu 1. Nêu 3 điểm mạnh, 3 điểm hạn chế của bản thân mà em đã xác định được và biện pháp em đã thực hiện để khắc phục điểm hạn chế đó. Câu 2. Trình bày cách thức em đã thực hiện để vượt qua một khó khăn cụ thể trong học tập hoặc trong cuộc sống. Nêu cảm xúc của em khi vượt qua được khó khăn đó.
  3. II.HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ Phần I.Trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C B C B D C A D Phần II.Tự luận Đánh giá Yêu cầu cần đạt Đạt Chưa đạt Câu 1: 3,0 đ - Nêu được ít nhất 3 điểm mạnh, 3 điểm hạn chế của bản thân trong học tập và cuộc sống. (2,0 đ) - Nêu được ít nhất 3 biện pháp để khắc phục điểm hạn chế của bản thân.(1,0 đ) Câu 2: 3,0 đ - Kể được cách thức đã thực hiện để vượt qua 1 khó khăn cụ thể của bản thân. (2,0 đ) - Nêu được cảm xúc của bản thân khi vượt qua được khó khăn.(1,0 đ)
  4. ĐỀ SỐ 2 Câu 1. Em hãy nêu những việc làm để rèn luyện sự chăm chỉ. (2,5đ) Câu 2. Nêu một điểm mạnh tự hào nhất, một điểm hạn chế mà em muốn khắc phục. Chia sẻ cách em đã thực hiện để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm hạn chế đó. (3,0đ) Câu 3. Hãy nêu lên các nội dung đúng về mối quan hệ của em với bạn bè, thầy cô sau khi hợp tác thực hiện nhiệm vụ chung. (1,5đ) Câu 4. Tuần tới, lớp em sinh hoạt lớp theo chủ đề: “Tri ân thầy cô giáo và kể về thầy cô giáo cũ”. Cô giáo chủ nhiêm giao cho nhóm em hợp tác lập kế hoạch và tổ chức thực hiện phần sinh hoạt tập thể trong buổi hôm đó. Em hãy trình bày ý kiến cá nhân của mình để nhóm em lập kế hoạch và tổ chức thực hiện phần sinh hoạt tập thể. (3,0đ) ĐÁP ÁN ĐỀ 2 Câu 1: Những việc làm để rèn luyện sự chăm chỉ (mỗi ý đúng 0,5đ) 1. Lập kế hoạch cho học tập và các hoạt động khác. 2. Cam kết thực hiện đúng theo kế hoạch đã đặt ra. 3. Tìm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn để kế hoạch được thực hiện theo đúng tiến độ thời gian và chất lượng. 4. Tự thưởng cho bản thân khi hoàn thành được mỗi phần việc trong kế hoạch. 5. Thực hiện liên tục các công việc theo kế hoạch đến khi trở thành thói quen làm việc chăm chỉ. Câu 2: Điểm mạnh: (0,5đ) Cách phát huy: (Nêu được ít nhất một ý) (1,0đ) - Biết lắng nghe, ham học - Lắng nghe những ý kiến đóng góp của mọi người hỏi. xung quanh, từ đó cải thiện những điểm còn thiếu sót của bản thân. - Rèn luyện, chăm chỉ cố gắng làm những việc đã biết. - Điểm hạn chế: (0,5đ) Cách khắc phục: (Nêu được ít nhất một ý) (1,0đ)
  5. - Hấp tấp, vội vã. - Suy nghĩ kĩ hơn trước khi nói, làm một việc nào đó. - Lập ra kế hoạch rõ ràng trước khi thực hiện, làm một việc nào đó. Câu 3. (1,5đ) Bạn bè hiểu nhau hơn, thân thiết hơn. Hiểu thầy cô và yêu quý thầy cô nhiều hơn. Yêu quý thầy cô bạn bè hơn. Câu 4. HS có thể nêu được ít nhất hai ý kiến để lập kế hoạch thực hiện (2.0đ)
  6. ĐỀ SỐ 3 Câu 1. Em hãy nêu những việc làm để rèn luyện tính kiên trì. (2,5đ) Câu 2. Nêu một điểm mạnh tự hào nhất, một điểm hạn chế mà em muốn khắc phục. Chia sẻ cách em đã thực hiện để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm hạn chế đó. (3,0đ) Câu 3. Hãy nêu ra các nội dung đúng trong hành động khi em mượn đồ dùng của người khác để hoàn thành nhiệm vụ được giao. (1,5đ) Câu 4. Bạn M. trong lớp có hoàn cảnh khó khăn: bố mất sớm, mẹ thì đang bệnh nặng, bạn M. phải thường xuyên nghỉ học chăm mẹ. Cả lớp cùng họp để đưa ra phương án và kế hoạch giúp đỡ bạn M. Em hãy trình bày ý kiến cá nhân của em về phương án và kế hoạch để hỏ trợ bạn M. (3,0đ) ĐÁP ÁN ĐỀ 3: Câu 1: Những việc làm để rèn luyện tính kiên trì (mỗi ý đúng 0,5đ) 1. Xác định rõ mục tiêu của bản thân. 2. Xác định rõ việc cần làm, cách thức thực hiện từng công việc để đạt được mục tiêu. 3. Sắp xếp thời gian hoàn thành các công việc đặt ra với tinh thần quyết tâm cao. 4. Tìm cách đứng lên khi thất bại. 5. Luôn đặt ra mục tiêu cao hơn để hoàn thiện bản thân. Câu 2: Điểm mạnh: (0,5đ) Cách phát huy: (Nêu được ít nhất một ý) (1,0đ) - Biết lắng nghe, ham học - Lắng nghe những ý kiến đóng góp của mọi người hỏi. xung quanh, từ đó cải thiện những điểm còn thiếu sót của bản thân. - Rèn luyện, chăm chỉ cố gắng làm những việc đã biết. - Điểm hạn chế: (0,5đ) Cách khắc phục: (Nêu được ít nhất một ý) (1,0đ) - Hấp tấp, vội vã. - Suy nghĩ kĩ hơn trước khi nói, làm một việc nào đó. - Lập ra kế hoạch rõ ràng trước khi thực hiện, làm một
  7. việc nào đó. Câu 3. B. Em vui vẻ nói: “Cho mình mượn một lúc nhé! Cám ơn bạn!” C. Em hỏi nhẹ nhàng: “Cái này lớp bạn dùng đền chưa, cho mình mượn dùng một lát nhé!” E. Em lễ phép hỏi mượn thầy cô. Câu 4. HS có thể nêu được ít nhất hai ý kiến để lập kế hoạch thực hiện (2đ)