Đề thi học kỳ I môn Hóa học Lớp 12 (Nâng cao) - Mã đề 357 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Lê Quý Đôn

doc 3 trang thaodu 2200
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ I môn Hóa học Lớp 12 (Nâng cao) - Mã đề 357 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ky_i_mon_hoa_hoc_lop_12_nang_cao_ma_de_357_nam_ho.doc

Nội dung text: Đề thi học kỳ I môn Hóa học Lớp 12 (Nâng cao) - Mã đề 357 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Lê Quý Đôn

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QTRI ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019-2020 TỔ HÓA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ MÔN: HÓA 12 NC THÔNG CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN Thời gian làm bài: 45 phút; (30 câu trắc nghiệm) Mã đề thi: 357 Học sinh chọn đáp án đúng và ghi vào phiếu bài làm Cho H=1,C=12,O=16, N=14. Cu=64; S=32; Na=23; Cl=35,5 Câu 1: Cho khí CO dư đi qua ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm: Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch Fe(NO3)3 dư, khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm A. Al2O3, Fe, Cu. B. Al2O3, MgO. C. MgO, Fe, Cu. D. MgO, Al2O3, Cu Câu 2: Trong hợp chất sau đây có mấy liên kết peptit ? H2N–CH2-CH2–CO–NH–CH(CH3)–CO–NH–CH2–CO–NH–CH(C6H5)–CH2–CO–HN–CH2–COOH A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 3: Những kim loại nào sau đây có thể điều chế từ muối bằng phương pháp thủy luyện? A. Fe, Cu, Ni. B. Na, Mg, Fe C. Fe, Al, Ba. D. Ni, Cu, Ca. Câu 4: Công thức của axit stearic là A. C17H35 COOH B. C15H31 COOH C. C17H33COOH D. C17H31COOH Câu 5: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loạiA. Cu. B. Zn. C. Sn. D. Pb. Câu 6: Từ Zn(OH)2 lựa chọn phương pháp thích hợp (các điều kiện khác có đủ) để điều chế ra kim loại tương ứng. Khi đó số phản ứng tối thiểu phải thực hiện để điều chế được kim loại Zn là: A. 4 B. 2 C. 1 D. 3 Câu 7: Ứng với CTPT C3H9O2N có bao nhiêu chất vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl? A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 8: Cho các phát biểu sau: (1) PVC được ứng dụng làm cửa kính ô tô. (2) Quá trình làm rượu vang từ quả nho xảy ra phản ứng lên men rượu của saccarozơ. (3) Miếng cơm cháy vàng ở đáy nồi hơi ngọt hơn cơm ở phía trên. (4) Khi rớt axit sunfuric loãng vào vải cotton (sợi bông) thì chỗ vải đó sẽ bị đen rồi thủng. (5) Dầu mỡ động thực vật bị ôi thiu do liên kết C-C của chất béo bị oxi hóa. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 9: Thí nghiệm nào sau đây có xảy ra ăn mòn điện hóa học? A. Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3. B. Nhung thành Zn vào dung dịch hỗn hợp gồm CuSO4 và H2SO4 C. Đốt dây Mg trong bình đựng khí O2. D. Nhung thanh Cu vào dung dịch HNO3 loãng. Câu 10: Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z và T. Kết quả được ghi ở bảng sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng Dung dịch KOH dư, đun nóng. Sau đó để Y Dung dịch có màu xanh lam. nguội và thêm tiếp CuSO4 vào. X AgNO3 trong dung dịch NH3 Tạo kết tủa Ag. Z Dung dịch Br2 Kết tủa trắng. T Quỳ tím Quỳ tím chuyển màu đỏ X, Y Dung dịch Br2 Mất màu Các chất X, Y, Z, T lần lượt là Trang 1/3 - Mã đề thi 357
  2. A. Gluczơ, saccarozơ, phenol, metylamin. B. Glucozơ, triolein, anilin, axit axetic. C. Glucozơ, tristearin, benzylamin, axit fomic. D. Fructozơ, triolein, anilin, axit axetic. Câu 11: Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất trong dãy tham gia phản ứng với Cu(OH)2/NaOH ở nhiệt độ thường là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 12: Cho các polime : polietilen, xenlulozơ, amilozơ, amilopectin, poli(vinylclorua), tơ nilon- 6,6; poli(vinyl axetat). Các polime tổng hợp là A. amilopectin, PVC, tơ nilon-6,6; poli(vinyl axetat). B. xenlulozơ, amilozơ, amilopectin C. tơ nilon-6,6, poli(vinyl clorua), poli(vinyl axetat). D. xenlulozơ, amilopectin, poli(vinyl clorua), poli(vinyl axetat). Câu 13: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2 ? A. Fe, Ni, Sn. B. Al, Mg, ZnO. C. Hg, Na, Ca. D. Zn, Al, Mg. Câu 14: Amino axit X có phân tử khối bằng 89. Tên của X là A. alanin. B. glyxin. C. valin D. lysin. Câu 15: Hợp chất hữu cơ mạch hở X (C8H12O5) tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, thu được glixerol và hai muối Y và Z (MY< MZ). Hai chất Y và Z đều không có phản ứng tráng bạc. Phát biểu nào sau đây sai? A. Có ba công thức cấu tạo thỏa mãn tính chất của X B. Axit cacboxylic của muối Z có đồng phân hình học C. Tên gọi của Y là natri axetat D. Phân tử X chứa hai loại nhóm chức Câu 16: Cho vào ống nghiệm 3 – 4 giọt dung dịch CuSO4 2% và 2 – 3 giọt dung dịch NaOH 10%. Tiếp tục nhỏ 2 – 3 giọt dung dịch chất X vào ống nghiệm, lắc nhẹ, thu được dung dịch màu xanh lam. Chất X không thể là A. Glucozơ. B. Etanol. C. Saccarozơ. D. Glixerol. Câu 17: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl vào nước, thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân X với các điện cực trơ, màng ngăn xốp, dòng điện có cường độ không đổi. Tổng sô mol khí (n) thoát ra theo thời gian (t) có dạng như đồ thi ở bên. Biết tại điểm M với thời gian là a(s) có 0,02 mol khí thoát ra; còn tại điểm sau điểm N với thời gian 3a(s) thi có 0,06 mol khí thoát ra. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, bỏ qua sự bay hơi của nước.Giá trị m là n (mol) N 0M t (giây) . A. 8.74 B. 7,14 C. 4,37 D. 5,54 Câu 18: Chất X có công thức cấu tạo CH3COOC2H5. Tên gọi của X là A. metyl axetat. B. propyl axetat. C. metyl propionat. D. etyl axetat Câu 19: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất trong tất cả các kim loại ? A. Kẽm. B. Vonfram. C. Thủy ngân. D. Sắt. Câu 20: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → X → Y → Z → metyl axetat Các chất X, Z trong sơ đồ trên lần lượt là A. C2H5OH, CH3COOH.B. CH3COOH, CH3OH.C. C6H12O6, C2H5OH. D. C6H12O6, CH3COOH. Câu 21: Cho hỗn hợp E gồm 2 peptit mạch hở X, Y (MX < MY). Biết X và Y hơn kém nhau 1 liên kết peptit và đều được tạo nên từ glyxin và alanin. Cho 7,65 gam E tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thì thu được Trang 2/3 - Mã đề thi 357
  3. dung dịch Z chứa 11,51 gam hỗn hợp muối.Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 7,65 gam E thì cần 7,56 lít oxi (đktc). Tổng số nguyên tử có trong một phân tử của Y là A. 37 B. 36. C. 30. D. 46. Câu 22: Thuỷ phân hoàn toàn 0,05 mol este X bằng NaOH, thu được một muối của axit cacboxylic Y và 3,8 gam ancol Z. Chất Y có phản ứng tráng bạc, Z không hoà tan được Cu(OH)2 . Công thức cấu tạo của X là A. CH3COOCH2CH2OOCCH3. B. HCOOCH2CH2OOCCH3. C. HCOOCH2CH2CH2OOCH. D. HCOOCH2CH(CH3)OOCH Câu 23: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Alanin tác dụng với dung dịch Br2 tạo kết tủa. B. Phân tử Gly-Ala có 2 nguyên tử oxi C. Etylamin có công thức CH3NHCH3 D. Axit glutamic có công thức phân tử là C5H9NO4. Câu 24: Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm gọi là phản ứng: A. Trùng ngưng B. Tráng gương C. Xà phòng hóa D. Este hóa Câu 25: Cho dãy các chất: C2H5NH2, CH3NH2, NH3, C6H5NH2. Chất trong dãy có lực bazơ mạnh nhất là A. CH3NH2. B. C6H5NH2. C. C2H5NH2. D. NH3. Câu 26: Dãy kim loại nào sau đây sắp xếp theo chiều tinh dẫn điện tăng dần? A. Ag,Cu, Au; Al; Fe. B. Fe, Al, Au, Ag,Cu. C. Au, Ag, Cu, Al; Fe D. Fe, Al, Au, Cu, Ag. Câu 27: Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có trong máu người với hàm lượng không đổi là 0,1%. Trong công nghiệp, X được điều chế bắng phản ứng thủy phân chất Y có xúc tác axit hoặc enzim. Tên gọi của X và Y lần lượt là A. saccarozơ và glucozơ B. saccarozơ và xenlulozơ C. fructozơ và saccarozơ D. glucozơ và tinh bột. Câu 28: Polime được sử dụng làm chất dẻo là A. Poli(vinyl xianua). B. Poli(metyl metacrylat). C. Poliisopren. D. Poli(hexametylen ađipamit). Câu 29: Thủy phân este X trong dung dịch axit, thu được CH3COOH và C2H5OH. Công thức cấu tạo của X là A .HCOOCH3 B. CH3COOCH3 C. CH3COOC2H5 . D HCOOC2H5 Câu 30: Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl (với điện cực trơ, có màng ngăn xốp). Để 2- dung dịch sau điện phân không làm quì tím đổi màu thì điều kiện của a và b là (biết ion SO4 không bị điện phân trong dung dịch) A. 2b = a B. b > 2a. C. b = 2a. D. b < 2a. HẾT Trang 3/3 - Mã đề thi 357