Đề thi học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_9_co_dap_an.doc
Nội dung text: Đề thi học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)
- ĐỀ SỐ 1 I. Phần đọc - hiểu: 5 điểm Câu 1 (1 điểm): Chủ đề chính của truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long là gì? Câu 2 (1 điểm): Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận? Câu 3 (1 điểm): Nôi dung của văn bản "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng? Câu 4 (2 điểm): Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu ở dưới: "Lũ chúng tôi, Bọn người tứ xứ Gặp nhau hồi chưa biết chữ Quen nhau từ buổi "một hai" Súng bắn chưa quen, Quân sự mươi bài, Lòng vẫn cười vui kháng chiến. Lột sắt đường tàu, Rèn thêm dao kiếm, Áo vải chân không, Đi lùng giặc đánh." ("Nhớ" – Hồng Nguyên) a. Đoạn thơ trên được làm theo thể thơ nào? b. Đoạn thơ thể hiện nội dung gì? c. Từ đoạn thơ em nhớ đến bài thơ nào, của ai mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9? II. Phần tạo lập văn bản: 5 điểm Câu 5 (5 điểm): Tưởng tượng em được gặp gỡ nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của nhà văn Kim Lân và trò chuyện cùng ông về những ngày tháng đi tản cư. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó.
- Đáp án Câu 1: Nêu được chủ đề của truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long: Ca ngợi những con người lao động bình thường và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. Câu 2: Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận: Xây dựng được những hình ảnh đẹp, tráng lệ Âm hưởng khỏe khoắn, sôi nổi, phơi phới như giai điệu của một bài hát Sự gieo vần ngắt nhịp linh hoạt, vần bằng tạo sự vang xa, bay bổng, vần trắc tạo sức mạnh vang dội. Câu 3: Nội dung của văn bản "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng: Thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Câu 4: a, Đoạn thơ trên được làm theo thể thơ: Tự do b, Nội dung: Đoạn thơ thể hiện hình ảnh người chiến sĩ trong buổi đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy khó khăn gian khổ. c, Từ đoạn thơ em nhớ đến bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu Câu 5 A. Về nội dung các phần bài viết 1. Mở bài: HS biết tạo tình huống gặp gỡ với nhân vật ông Hai (thời gian, không gian, địa điểm, nhân vật.) một cách hợp lí, hấp dẫn. 2. Thân bài Trò chuyện về hoàn cảnh khiến ông Hai phải đi tản cư; niềm hãnh diện, tự hào, nỗi nhớ làng da diết và sự quan tâm đến cuộc kháng chiến của ông Hai khi ở nơi tản cư. Trò chuyện để thấy được diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc từ đó bộc lộ rõ tình yêu làng sâu sắc hòa quyện thống nhất với tình yêu nước của ông Hai: Từ sự bàng hoàng sững sờ khi mới nghe tin đến cảm giác xấu hổ, lo lắng, buồn bã, chán nản rồi trở thành nỗi ám ảnh thường xuyên nặng nề khiến ông Hai vô cùng đau đớn khổ sở. Tiếp theo là tình thế bế tắc, tuyệt vọng của ông khi bị đuổi đi, sự đấu tranh nội tâm của ông giữa đi nơi khác hay trở về làng qua đó làm rõ được tình yêu nước rộng lớn, bao trùm lên tình yêu làng quê của ông Hai. Lời tâm sự của ông Hai với đứa con út thể hiện tấm lòng thủy chung son sát của ông với cách mạng, với kháng chiến. Trò chuyện để thấy được tâm trạng vui sướng vô bờ của ông Hai khi tin làng theo giặc được cải chính. Chú ý: Hình thức của bài văn là một cuộc trò chuyện nên lời đối thoại phải tự nhiên, linh hoạt, không gượng ép; văn phong trong sáng, giàu tính biểu cảm; sử dụng kết hợp các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm để khắc họa rõ nét diễn biến tâm trạng của nhân vật 3. Kết bài: Ấn tượng, cảm xúc và suy nghĩ của bản thân sau cuộc trò chuyện. B. Về hình thức HS viết một bài văn với đủ ba phần, các ý trong thân bài sắp xếp hợp lí, chữ viết rõ ràng, có thể mắc một số ít lỗi chính tả.