Đề thi học kỳ I môn Vật lý Lớp 11 - Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh

doc 2 trang thaodu 15261
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ I môn Vật lý Lớp 11 - Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_11_truong_thpt_chuyen_luong_t.doc

Nội dung text: Đề thi học kỳ I môn Vật lý Lớp 11 - Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh

  1. ĐỀ THI HK 1TRƯỜNG CHUYÊN LƯƠNG THẾ VINH ĐỒNG NAI Câu 1. Nếu đổi dấu cả hai điện tích điểm nhưng vẫn giữ nguyên độ lớn và vị trí của chúng thì lực tương tác điện giữa hai điện tích sẽ A. thay đổi độ lớn. B. thay đổi phương. C. không thay đổi. D. điểm đặt. Câu 2. Hai điện tích điểm có độ lớn bằng nhau nhưng trái dấu, đặt cố định tại 2 điểm M và N trong chân không. Vị trí đặt điện tích điểm thứ ba để nó nằm cân bằng là A. giữa hai điểm M và N.B. trên tia đối của tia MN. C. trên tia đối của tia NM. D. không tồn tại vị trí nào thỏa mãn. Câu 3. Đưa một quả cầu mang điện tích dương lại gần (không tiếp xúc) đầu A của một thanh trụ sắt AB trung hòa về điện. Chạm tay vào đầu B của thanh sắt rồi bỏ tay ra thì thanh sắt bị nhiễm điện. Chọn phát biểu đúng. A. Thanh sắt nhiễm điện dương.B. Thanh sắt nhiễm điện âm. C. Tổng điện tích của thanh sắt bằng 0. D. Thanh sắt đã nhận thêm proton. Câu 4. Vectơ cường độ điện trường tại một điểm M trong điện trường sinh ra bởi một điện tích điểm Q âm có A. chiều hướng ra xa Q.B. chiều hướng về phía Q. C. độ lớn tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ Q đến M. D. độ lớn tỉ lệ với khoảng cách từ Q đến M. Câu 5. Một quả cầu nhỏ khối lượng m = 50 g mang điện tích q = -5.10 -6 C được treo bằng một dây mảnh, không dãn, không dẫn điện. Hệ trên được đặt trong trọng trường đều g và điện trường đều E có phương thẳng đứng. Lấy g = 10 m/s 2. Khi quả cầu cân bằng, dây treo không bị căng. Độ lớn E của cường độ điện trường đều là A. 104 V/m.B. 10 5 V/m.C. 10 6 V/m.D. 5.10 4 V/m. Câu 6. Công của lực điện tác dụng lên một điện tích điểm q khi nó di chuyển từ điểm A đến điểm B trong điện trường, thì không phụ thuộc vào A. vị trí các điểm A,B. hình dạng của đường đi. C. giá trị của điện tích q. D. cường độ điện trường. 6 Câu 7. Một electron khi vào trong điện trường đều có vận tốc ban đầu v0 có độ lớn v 0 = 10 m/s và cùng phương đường -31 -19 sức điện. Cho khối lượng và điện tích của electron lần lượt là me = 9,1.10 kg, qe = -1,6.10 C. Nếu vận tốc electron tăng gấp đôi sau khi đi được quãng đường 3 cm thì chiều và độ lớn của cường độ điện trường là 4 A. cùng chiều với v0 , E = 2,84.10 V/m.B. cùng chiều với , E = 284 V/m.v0 4 C. ngược chiều với v0 , E = 284.10 V/m.D. ngược chiều với , E = 284 V/m.v0 Câu 8. Điện dung của tụ điện có giá trị A. phụ thuộc điện tích của nó. B. phụ thuộc hiệu điện thế giữa hai bản của tụ điện. C. phụ thuộc vào cả điện tích và hiệu điện thế giữa hai bản của tụ điện. D. không phụ thuộc vào cả điện tích và hiệu điện thế giữa hai bản của tụ điện. Câu 9. Một tụ điện (có thể thay đổi điện dung) được nạp điện đến hiệu điện thế 12 V rồi ngắt khỏi nguồn. Nếu sau đó ta tăng điện dung của tụ lên 2 lần thì hiệu điện thế giữa hai bản tụ sau khi tăng là A. 6 V.B. 24 V. C. 12 V.D. 3 V Câu 10. Chọn phát biểu sai ? A. Bên trong nguồn điện, khi có dòng điện, các electron dịch chuyển từ cực dương đến cực âm của nguồn điện. B. Lực điện trường dịch chuyển các điện tích bên trong nguồn điện để duy trì hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện. C. Bên trong nguồn điện, khi có dòng điện, các điện tích dương dịch chuyển từ cực âm đến cực dương của nguồn điện. D. Suất điện động của nguồn điện bằng hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện khi mạch ngoài hở. Câu 11. Một pin điện thoại có dung lượng 900 mAh. Theo quảng cáo thì điện thoại đó có thể đàm thoại liên tục trong thời gian tối đa 5 h. Cường độ dòng điện hoạt động trung bình của điện thoại đó khi đàm thoại là A. 90 mA.B.180 mA. C. 0,9 mA.D. 1,8 mA. Câu 12. Đặt một hiệu điện thế không đổi U vào hai đầu đoạn mạch có 3 điện trở mắc với nhau theo kiểu {(R 1 // R2) nt R3} với R1 = R3 = R, R2 là biến trở và ban đầu có giá trị cũng là R. Nếu sau đó tăng giá trị của điện trở R2 lên thì A. cường độ dòng điện qua điện trở R3 tăng.B. công suất tiêu thụ trên điện trở R 3 giảm. C. hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 giảm.D. công suất tiêu thụ trên điện trở R 1 giảm. Câu 13. Một bàn ủi điện có hiệu điện thế định mức là 220 V. Coi điện trở bàn ủi không thay đổi theo nhiệt độ. Bàn ủi đang hoạt động đúng định mức, nếu chuyển phích cắm điện của bàn ủi sang mạng điện 110 V thì công suất của nó A. tăng 2 lần.B. giảm 4 lần. C. giảm 2 lần.D. tăng 4 lần. Câu 14. Để 2 bóng đèn loại 120 V – 40 W sáng bình thường ở mạng điện có hiệu điện thế 220 V, người ta mắc mạch gồm 2 bóng đèn đó và một điện trở phụ R. Giá trị của R bằng A. 150,0 Ω.B. 50,0 Ω. C. 13,3 Ω.D. 100,0 Ω. Câu 15. Chọn phát biểu sai. Xét mạch điện kín có dòng điện chạy qua thì A. suất điện động của nguồn điện bằng tổng độ giảm điện thế mạch ngoài và mạch trong. B. cường độ dòng điện trong mạch kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện. E, r C. suất điện động của nguồn điện tỉ lệ thuận với tổng điện trở toàn mạch. D. cường độ dòng điện trong mạch kín tỉ lệ nghịch với tổng điện trở toàn mạch. Câu 16. Một nguồn điện có suất điện động E và điện trở trong r. Mạch ngoài gồm điện trở R = 2r và R 1 A R2. Để công suất tiêu thụ mạch ngoài đạt cực đại thì cách mắc mạch ngoài và giá trị R2 là A. R1 song song R2 và R2 = 2r. B. R 1 song song R2 và R2 = r. Hình 17 Thất bại hay thành công đơn giản chỉ là sự lựa chọn của mỗi người. Hãy đi về nơi mà bạn xứng đáng!
  2. C. R1 nối tiếp R2 và R2 = 2r. D. R 1 nối tiếp R2 và R2 = r. Câu 17. Cho mạch điện như hình vẽ 17. Biết E = 24 V; r = 2 ; R = 13 ; RA = 1 . Số chỉ của ampe kế là A. 1,5A.B. 1A. C. 2A. D. 0,5A. Câu 18. Ghép 3 pin giống nhau nối tiếp thu được bộ nguồn có suất điện động 7,5 V và điện trở trong 3 Ω. Nếu ghép 3 pin đó song song thì thu được bộ nguồn A. 24,5 V; 9 . B. 2,5 V; 1/3 . C. 2,5 V; 6  D. 24,5 V; 3 . Câu 19. Nguồn điện với suất điện động E, điện trở trong r, mắc với điện trở ngoài R = r, cường độ dòng điện trong mạch là I. Nếu thay nguồn điện đó bằng 3 nguồn điện giống hệt nguồn ban đầu mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện trong mạch là A. I’ = 3I. B. I’ = 2I. C. I’ = 2,5I. D. I’ = 1,5I. E 1 r E 2 r Câu 20. Cho mạch điện như hình B. Biết E = 12 V, E = 6 V, r = r = 2 , đèn Đ có ghi: 1 2 1 2 1 Đ 2 12V 12W. Để đèn sáng đúng định mức, cần điều chỉnh biến trở R đến giá trị A. 36 Ω.B. 8 Ω. C. 12 Ω. D. 24 Ω. Câu 21. Chọn phát biểu sai về dòng điện trong kim loại. R A. Bản chất dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron theo chiều Hình B điện trường. B. Chuyển động của các electron khi có điện trường ngoài là sự kết hợp chuyển động định hướng và chuyển động nhiệt. C. Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ohm khi nhiệt độ được giữ không đổi. D. Nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại là do sự “mất trật tự” của mạng tinh thể cản trở chuyển động của electron. Câu 22. Chọn phát biểu đúng. A. Cặp nhiệt điện được cấu tạo từ hai vật dẫn khác về bản chất, được tiếp xúc điện với nhau. B. Để có dòng nhiệt điện, chỉ cần duy trì sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai dây dẫn trong cặp nhiệt điện. C. Khi ở trạng thái siêu dẫn, khả năng dẫn điện của dây dẫn kim loại là rất kém. D. Điện trở suất của kim loại giảm khi nhiệt độ kim loại tăng. Câu 23. Chọn phát biểu đúng ? A. Dùng dây siêu dẫn thay cho dây may-so trong ấm đun nước thì nước sôi nhanh hơn. B. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tỏa nhiệt trên dây dẫn kim loại là do va chạm giữa các electron trong kim loại. C.Chênh lệch nhiệt độ giữa hai mối hàn cặp nhiệt điện càng cao thì suất điện động nhiệt điện càng lớn. D. Khi nhiệt độ càng cao, chuyển động của các electron tự do càng nhanh làm điện trở kim loại tăng. Câu 24. Một dây bằng von-famcó điện trở suất ở 25 0C bằng 5,3.10 8 m, hệ số nhiệt điện trở của von-fam trong khoảng nhiệt độ này bằng 4,5.10 3 K-1. Cho rằng điện trở suất của vonfam trong khoảng nhiệt độ này tăng tỉ lệ bậc nhất theo sự tăng nhiệt độ. Điện trở suất của dây ở 10000C là A. 28,6.10-8 m.B. 29,2.10 -8 m.C. 0,96.10 -8 m.D. 0,98.10 -8 m. Câu 25. Chọn phát biểu sai. A. Hạt tải điện trong chất điện phân và ion dương và ion âm. B. Khối lượng chất giải phóng ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ với thời gian điện phân. C. Đương lượng điện hóa của chất giải phóng ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ với cường độ dòng điện qua bình điện phân. D. Khối lượng chất giải phóng ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ với cường độ dòng điện qua bình điện phân. Câu 26. Chọn phát biểu sai về chất điện phân. A. Chất điện phân dẫn điện kém hơn kim loại. B. Dòng điện qua chất điện phân luôn tuân theo định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa điện trở. C. Mạ điện là ứng dụng của hiện tượng cực dương tan, chỉ có thể áp dụng phương pháp này để mạ kim loại. D. Khi xảy ra hiện tượng cực dương tan, dòng điện qua bình điện phân tỉ lệ với hiệu điện thế đặt vào hai cực của bình. Câu 27. Một bình điện phân với cực dương làm bằng đồng đựng dung dịch CuSO 4. Trong khoảng thời gian 16 phút 5 giây, dòng điện chạy qua bình điện phân là 0,05A. Biết rằng khối lượng mol nguyên tử của đồng A = 64 g/mol, hóa trị của đồng n = 2. Khối lượng anốt của bình điện phân giảm đi sau thời gian điện phân là A. 0,016 g. B. 2,653. 10-4 g. C. 0,160 gD. 0,032 g. E,r Câu 28. Cho mạch điện như hìnhC. Nguồn có E = 12 V, r = 0,5 . Bình điện phân B đựng dung dịch CuSO4, cực dương làm bằng kim loại đồng, có R B = 4 . Đèn Đ có R đ = 4 . A Đ Ampe kế chỉ 3A. Khối lượng chất thoát ra ở điện cực sau thời gian 16 phút 5 giây và giá trị Rx lần lượt là A. 0,96 g; 1,5 . B. 0,48 g; 2,0 . C. 0,96 g; 2,0 . D. 0,48 g; 1,5 . R Câu 29. Chọn phát biểu đúng về chất khí. x A. Ở điều kiện bình thường, chất khí có khả năng dẫn điện, các hạt tải điện là ion dương, B Hình C ion âm và electron. B. Tia sét là dòng điện tự lực trong chất khí khi không khí bị đốt nóng đến mức bị ion hóa. C. Tia lửa điện và hồ quang điện là hai dạng phóng điện tự lực trong chất khí có cùng điều kiện xuất hiện. D. Tia lửa điện và hồ quang điện là dòng điện trong chất khí khi xuất hiện đều phát sáng và toả nhiệt mạnh. Câu 30. Chọn phát biểu sai về chất bán dẫn. A.Dòng điện trong bán dẫn là dòng chuyển dời có hướng của electron tự do và các lỗ trống. B. Bán dẫn loại n có hạt tải điện cơ bản là các electron mang điện tích âm chuyển động tự do. C. Bán dẫn loại p có hạt tải điện cơ bản là các proton mang điện dương chuyển động tự do. D. Khả năng dẫn điện của chất bán dẫn tăng lên khi tăng nhiệt độ, hoặc pha thêm tạp chất. Thất bại hay thành công đơn giản chỉ là sự lựa chọn của mỗi người. Hãy đi về nơi mà bạn xứng đáng!