Đề thi học kỳ II môn Địa lý Lớp 10 - Mã đề 577 - Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt

pdf 4 trang thaodu 3310
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ II môn Địa lý Lớp 10 - Mã đề 577 - Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ky_ii_mon_dia_ly_lop_10_ma_de_577_truong_thpt_chu.pdf

Nội dung text: Đề thi học kỳ II môn Địa lý Lớp 10 - Mã đề 577 - Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt

  1. SỞ GD&ĐT KIÊN GIANG THI HKII - KHỐI 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN HUỲNH MẪN ĐẠT BÀI THI: ĐỊA 10 (Thời gian làm bài: 45 phút) MÃ ĐỀ THI: 577 Họ tên thí sinh: SBD: Câu 1: Nội dung nào sau đây không đúng chức năng của môi trường? A. Không gian sống của con người B. Chứa đựng phế thải do con người tạo ra C. Cung cấp tài nguyên thiên nhiên D. Phân phối và giao tiếp giữa người với người Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải của ngành giao thông vận tải? A. Làm thay đổi giá trị của sản phẩm vận chuyển. B. Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hóa. C. Chất lượng của sản phẩm được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi và an toàn D. Chỉ tiêu đánh giá là khối lượng vận chuyển, khối lượng luân chuyển và cự li vận chuyển trung bình. Câu 3: Sự phân hóa sản xuất giữa vùng Tây Nguyên với các vùng khác trong nước ta, ngành giao thông vận tải có vai trò: A. Góp phần làm thúc đẩy các hoạt động kinh tế, văn hóa B. Giúp việc thực hiện mối liên hệ kinh tế - xã hội giữa các địa phương C. Tạo nên mối giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các nước trên thế giới D. Tham gia vào việc cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên, nhiên liệu đến các cơ sở sản xuất Câu 4: Hiện nay nhiều liên kết kinh tế trên thế giới xuất hiện, điều đó góp phần đẩy nhanh xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế - xã hội thế giới là do nguyên nhân nào sau đây? A. Nhu cầu xuất khẩu lương thực, thực phẩm. B. Nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng có công nghệ cao. C. Nhu cầu mở rộng các mối liên hệ kinh tế trên thế giới. D. Nhu cầu về xuất khẩu hàng điện tử và tin học. Câu 5: Nguồn xuất khẩu chủ yếu để thu ngoại tệ ở các nước Tây Á, nhiều nước châu Phi và Mĩ La Tinh là A. Sản phẩm cây công nghiệp chế biến từ gỗ. B. Các sản phẩm từ ngành chăn nuôi. C. Khoáng sản thô và đã qua chế biến. D. Gỗ và các sản phẩm chế biến từ gỗ. Câu 6: Môi trường xã hội bao gồm: A. Quan hệ sản xuất, sức sản xuất, phân phối và giao tiếp B. Sức sản xuất và giao tiếp trong sản xuất xã hội C. Quan hệ sản xuất với tư liệu sản xuất D. Giao tiếp và phân phối sản phẩm xã hội Câu 7: Việc khai thác khoáng sản mà không chú trọng đến các biện pháp bảo vệ môi trường ở các nước đang phát triển gây hậu quả gì? A. Cạn kiệt nguồn khoáng sản. B. Ô nhiễm môi trường. C. Nạn thất nghiệp. D. Kinh tế chậm phát triển. Câu 8: Nhập siêu là kết quả về cán cân thương mại của một nước ở vào tình trạng: A. cân bằng về mậu dịch B. thâm hụt về mậu dịch C. có ưu thế về thương mại D. thặng dư về mậu dịch Câu 9: Loại hình giao thông vận tải nào sau đây phân bố phản ánh sự phân bố công nghiệp? A. Đường ống. B. Đường ô tô. C. Đường biển. D. Đường sắt. Câu 10: Tài nguyên thiên nhiên là A. Tất cả các thành phần tự nhiên có trên Trái Đất. B. Các thành phần của tự nhiên được sử dụng hoặc có thể sử dụng làm phương tiện sản xuất và đối tượng tiêu dùng của con người Trang 1/4- Mã Đề 577
  2. C. Tất cả những gì có trong tự nhiên, đã và đang ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. D. Các thành phần của tự nhiên có tác động đến cuộc sống của con người. Câu 11: Để đánh giá hoạt động của ngành giao thông vận tải, người ta thường dựa vào A. số lượng phương tiện của tất cả các ngành giao thông vận tải. B. tổng chiều dài các loại đường. C. khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển. D. trình độ hiện đại của các phương tiện và đường sá. Câu 12: Tài nguyên đất trồng được xem là: A. có thể phục hồi B. bị hao kiệt C. không thể phục hồi D. vô tận Câu 13: Theo quy luật cung – cầu, khi cung lớn hơn cầu thì hậu quả sẽ là: A. sản xuất phát triển, giá cả tăng B. ngừng sản xuất trong một thời gian C. sản xuất và giá cả sẽ giảm D. sản xuất và giá cả ổn định Câu 14: Theo cách phân loại, ngành thương mại được chia làm: A. hai phân ngành B. năm phân ngành C. ba phân ngành D. bốn phân ngành Câu 15: Khu vực nào sau đây tập trung nhiều cảng biển của thế giới : A. Ấn Độ Dương. B. Đại Tây Dương. C. Địa Trung Hải. D. Thái Bình Dương. Câu 16: Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là A. sự chuyên chở người và hàng hóa. B. đường xá và phương tiện. C. đường xá và xe cộ. D. sự tiện nghi và an toàn cho hành khách và hàng hóa. Câu 17: Nguyên nhân làm cho môi trường ở các nước đang phát triển thêm phức tạp là A. Nhiều công ti xuyên quốc gia đã chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển. B. Chiến tranh và xung đột triền miên. C. Chậm phát triển về kinh tế - xã hội. D. Bùng nổ dân số trong nhiều năm. Câu 18: Tài nguyên thiên nhiên được phân thành: A. tài nguyên nông nghiệp, công nghiệp B. có thể bị hao kiệt và không bị hao kiệt C. tài nguyên phục hồi và không phục hồi D. đât,nước, không khí và sinh vật Câu 19: Ở vùng hoang mạc và vùng băng giá ảnh hưởng đến A. các hoạt động của các phương tiện vận tải B. hoạt động của giao thông đường sông C. công tác thiết kế và khai thác các công trình giao thông vận tải D. sự quy định có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải Câu 20: Hệ thống đường ống dẫn dài và dày đặc nhất thế giới là A. Trung Quốc B. Hoa Kì C. Liên Bang Nga D. Trung Đông Câu 21: Khu vực nào sau đây có chiều dài đường sắt đang bị thu hẹp do sự cạnh tranh của ngành đường ô tô: A. Các nước đang phát triển B. Nhật Bản và CHLB Đức C. Nga và các nước Đông Âu D. Tây Âu và Hoa Kỳ Câu 22: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói thông qua việc đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, nền kinh tế trong nước sẽ có động lực mạnh mẽ để phát triển? A. Chỉ có lợi cho các nhà sản xuất, không có lợi cho người tiêu dùng. B. Tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. C. Tăng hiệu quả kinh tế của nhiều ngành sản xuất. D. Hoạt động xuất nhập khẩu sẽ tạo đầu ra cho sản phẩm. Câu 23: Nước ta có nhiều núi và sông ảnh hưởng đến sự phát triển ngành giao thông là A. công tác thiết kế và khai thác các công trình giao thông vận tải B. quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải C. đến hoạt động của giao thông đường sông Trang 2/4- Mã Đề 577
  3. D. các hoạt động của các phương tiện vận tải Câu 24: Những vấn đề môi trường của các nước phát triển chủ yếu gắn với những tác động môi trường do sự A. Phát triển ngoại thương. B. Phát triển công nghiệp. C. Phát triển du lịch. D. Phát triển nông nghiệp. Câu 25: Điều nào sau đây đúng khi nói về tài nguyên nông nghiệp? A. Đất để phục vụ cho trồng trọt và chăn nuôi B. Rừng để phục vụ cho công nghiệp khai thác và chế biến C. Khoáng sản phục cho công nghiệp khai thác và chế biến D. Khí hậu phục vụ cho phát triển du lịch Câu 26: Các trung tâm phát tán khí thải lớn nhất của thế giới là A. Các nước EU, Nhật Bản, Hoa Kì. B. Các nước ở châu Á, châu Phi, Mĩ La tinh. C. Các nước ở Mĩ La tinh, châu Phi. D. Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc. Câu 27: Đâu không phải là đặc điểm của các nước đang phát triển ? A. Chiếm phần lớn dân số thế giới. B. Có nhiều cán bộ khoa học- kĩ thuật. C. Kinh tế - xã hội chậm phát triển . D. Rất giàu về tài nguyên. Câu 28: Đặc điểm nào dưới đây thuộc về môi trường nhân tạo ? A. Mỗi trường nhân tạo phát triển theo quy luật riêng của nó. B. Môi trường nhân tạo phát triển theo các quy luật tự nhiên. C. Môi trường nhân tạo không phụ thuộc vào con người. D. Các thành phần của môi trường nhân tạo sẽ bị hủy hoại nếu không có bàn tay chăm sóc của con người. Câu 29: Thử thách lớn nhất của loài người trong quá trình phát triển hiện nay là A. Nhiều tài nguyên đang bị cạn kiệt, trong khi sản xuất xã hội không ngừng được mở rộng. B. Ô nhiễm môi trường nước và không khí ngày càng tăng. C. Xung đột chính trị xảy ra khắp nơi. D. Bệnh dịch, nạn thiếu lương thực ngày càng tăng. Câu 30: Cán cân xuất nhập khẩu là: A. quan hệ so sánh giữa giá trị hàng xuất khẩu so với hàng nhập khẩu B. quan hệ so sánh giữa giá trị hàng nhập khẩu so với hàng xuất C. sự chênh lệch giữa ngành nội thương và ngoại thương D. giá trị đo được của một khối lượng hàng hoá nhập khẩu Câu 31: Số sân bay quốc tế chiếm gần 50% số sân bay quốc tế trên thế giới nằm ở A. Anh và Pháp B. Hoa Kì và Anh C. Pháp và Liên Bang Nga D. Hoa Kì và Tây Âu Câu 32: Nhân tố quyết định sự phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải là A. điều kiện kinh tế - xã hội B. điều kiện sông ngòi và khí hậu C. vị trí địa lí D. điều kiện địa hình và khí hậu Câu 33: Môi trường tự nhiên có vai trò rất quan trọng đối với xã hội loài người nhưng không phải là nguyên nhân quyết định sự phát triển của xã hội loài người vì A. Sự phát triển của môi trường tự nhiên bao giờ cũng diễn ra chậm hơn sự phá triển của xã hội loài người. B. Sự phát triển của môi trường tự nhiên bao giờ cũng diễn ra nhanh hơn sự phát triển của xã hội loài người. C. Môi trường tự nhiên không cung cấp đầy đủ nhu cầu của con người. D. Môi trường tự nhiên phát triển theo quy luật tự nhiên không phụ thuộc vào tác động của con người. Câu 34: Nhân tố quyết định sự phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải là A. điều kiện địa hình và khí hậu B. điều kiện sông ngòi và khí hậu C. điều kiện kinh tế - xã hội D. vị trí địa lí Câu 35: Quốc gia có đội tàu buôn lớn nhất thế giới là A. Síp B. Pa- na- ma C. Hi Lạp D. Nhật Bản Trang 3/4- Mã Đề 577
  4. Câu 36: Phát triển bền vững là sự phát triển A. tạo nền tảng cho sự phát triển tương lai. B. không làm ảnh hưởng đến môi trường. C. đảm bảo kinh tế phát triển nhanh. D. giải quyết được vấn đề việc làm. Câu 37: Số hành khách và số tấn hàng hóa được vận chuyển gọi là A. khối lượng vận chuyển B. khối lượng luân chuyển và vận chuyển C. cự li vận chuyển trung bình D. khối lượng luân chuyển Câu 38: Cho bảng số liệu: KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN VÀ LUÂN CHUYỂN PHÂN THEO LOẠI HÌNH VẬN TẢI CỦA NƯỚC TA NĂM 2014 Loại hình Khối lượng hàng hóa vận chuyển Khối lượng hàng hóa luân chuyển ( Triệu tấn ) ( Triệu tấn ) Đường sắt 7,2 4311,5 Đường bộ 821,7 48189,8 Đường sông 190,6 40099,9 Đường biển 58,9 130015,5 Đường hàng không 0,2 534,4 Ngành giao thông vận tải có cự li vận chuyển lớn nhất là A. Đường bộ. B. Đường hàng không C. Đường sông D. Đường biển. Cho bảng số liệu sau: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA MỘT SỐ NƯỚC NĂM 2014 STT NƯỚC TỔNG SỐ XUẤT KHẨU NHẬP KHẨU 1 Trung Quốc 4501 2252 2249 2 Hoa Kì 3990 1610 2380 3 Nhật Bản 1522,4 710,5 811,9 4 Đức 2866 1547 1319 5 Pháp 1212,3 578,3 634 Dựa vào bảng số liệu trên ,trả lời các câu hỏi 39-40 Câu 39: Trong năm 2014 các nước nào xuất siêu? A. Trung Quốc, Đức. B. Trung Quốc, Hoa Kì. C. Đức, Pháp. D. Đức, Nhật Bản Câu 40: Chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của các nước trong bảng số liệu trên. A. Biểu đồ cột. B. Biểu đồ đường. C. Biểu đồ miền D. Biểu đồ kết hợp (cột&đường). Trang 4/4- Mã Đề 577