Đề thi học kỳ II môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

docx 4 trang thaodu 4870
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ II môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ky_ii_mon_hoa_hoc_lop_12_nam_hoc_2018_2019_co_dap.docx

Nội dung text: Đề thi học kỳ II môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 2 – NH: 2018-2019 MÔN: HÓA HỌC – THỜI GIAN: 50 PHÚT Cho: C=12; H=1; O=16; S=32; N=14; Fe=56; Al=27; Na=23; Mg=24; Cl=35,5; Ba=137; K=39; Zn=65; Mg=24 Câu 1: Số electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm là A. 1.B. 2.C. 3.D. 4. Câu 2: Chất phản ứng được với dung dịch NaOH tạo kết tủa nâu đỏ là: A. KNO3.B. FeCl 3.C. MgCl 2.D. FeSO 4. Câu 3: Phản ứng hóa học nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm? A. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng.B. Al tác dụng với dd H 2SO4 đặc nóng. C. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng.D. Al tác dụng với CuO nung nóng. + +푌 +푍 Câu 4: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Fe FeSO4 FeCl2 ZnCl2. X, Y, Z lần lượt là: A. CuSO4; BaCl2; ZnCl2 B. H2SO4 đặc nóng, dư; MgCl2; Zn C. H2SO4 loãng, MgCl2, ZnCl2 D. H2SO4 loãng, BaCl2, Zn. Câu 5: Cho 2,7g Al tác dụng hoàn toàn với dd NaOH dư. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích khí H2 (đkc) thoát ra là: A. 3,36 lít.B. 2,24 lít.C. 4,48 lít.D. 6,72 lít. Câu 6: Sục một khí vào nước brom, thấy nước brom bị nhạt màu. Khí đó là: A. CO2.B. N 2.C. HCl.D. SO 2. Câu 7: Cho luồng khí H2 dư đi qua hỗn hợp các oxit: CuO, Fe2O3, ZnO, Al2O3 (ở nhiệt độ cao). Sau phản ứng, hỗn hợp rắn còn lại là: A. Cu, Fe2O3, ZnO, Al2O3.B. Cu, Fe, ZnO, Al 2O3. C. Cu, Fe, Zn, Al2O3.D. Cu, Fe, Zn, Al. Câu 8: Trong dãy điện hóa, chất có tính khử mạnh nhất: A. Li.B. Au.C. Au 3+.D. Li +. Câu 9: Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng? A. Fe + Cu(NO3)2.B. Cu + Fe(NO 3)2.C. Cu + AgNO 3.D. Cu + Fe(NO 3)3. Câu 10: Chất không tác dụng với nước ở điều kiện thường là: A. Li.B. Ba.C. Be.D. Na. Câu 11: Một dung dịch X chứa các muối: MgCl2, ZnCl2, FeCl2, CuCl2. Cho dung dịch NaOH dư vào X thu được kết tủa Y. Lọc kết Y. Lọc kết tủa Y nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z. Trong Z chứa: A. CuO, Fe2O3.B. CuO, FeO, ZnO, MgO.C. CuO, Fe 2O3, MgO.D. CuO, FeO, ZnO. Câu 12: Có 5 lọ mất nhãn đựng các dung dịch: NaNO3, CuCl2, FeCl2, AlCl3, FeCl3. Hóa chất dùng để nhận biết các dung dịch trên là: A. HCl.B. H 2SO4.C. NaOH.D. AgNO 3. Câu 13: Nguyên liệu sản xuất gang không chứa: A. than cốc.B. đá vôi.C. cát.D. quặng bôxit. Câu 14: Cho các phản ứng sau: (1) Al tác dụng với dung dịch NaOH. (2) Al2O3 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2. (3) Bôt Cu vào dung dịch FeCl3 dư. (4) Dung dịch Fe(NO3)2 tác dụng với dung dịch AgNO3 dư. (5) Dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2. (6) Khí CO2 dư vào dung dịch Ca(OH)2. Số phản ứng tạo ra kết tủa khi phản ứng xảy ra hoàn toàn là:
  2. A. 2.B. 4.C. 3.D. 5. Câu 15: Khi so sánh trong cùng môt điều kiện thì Cr là kim loại có tính khử mạnh hơn A. Ca.B. K.C. Na.D. Fe. Câu 16: Quặng xiđerit có công thức là: A. Fe3O4.B. FeCO 3.C. FeS 2.D. Fe 2O3. Câu 17: Thứ tự tính oxi hóa giảm dần của các ion kim loại theo dãy điên hóa là: A. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+, Zn2+.B. Ag +, Fe2+, Fe3+, Cu2+, Zn2+. C. Zn2+, Fe2+, Cu2+, Fe3+, Ag+.D. Zn 2+, Cu2+, Fe3+, Fe2+, Ag+. Câu 18: Cho Fe tác dụng với chất nào sau đây tạo ra hợp chất sắt (III)? 0 0 A. khí Cl2 (t ).B. S (t ).C. Dung dịch CuSO 4 dư.D. Dung dịch HCl dư. Câu 19: Cho các chất rắn sau: Fe, FeO, Fe(OH)3, Fe(OH)2, FeCO3. Số chất tác dung với dung dịch HNO3 loãng tạo ra sản phẩm khử NO là A. 4.B. 2.C. 3.D. 1. Câu 20: Kim loai nào cứng nhất trong tất cả các kim loại? A. Cs.B. Cu.C. Cr.D. Cd. Câu 21: Công thức hóa học của crom (III) oxit là A. CrO3.B. Cr(OH) 3.C. Cr(OH) 2.D. Cr 2O3. Câu 22: Hòa tan 8,4g Fe bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là: A. 2,24 lít.B. 4,48 lít.C. 3,36 lít.D. 8,96 lít. Câu 23: Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ A. không màu sang màu vàng.B. màu da cam sang màu vàng. C. màu vàng sang màu da cam.D. không màu sang màu da cam. Câu 24: Chất có thể làm mềm nước cứng tạm thời là: A. NaCl.B. NaHSO 4.C. HCl.D. Ca(OH) 2. Câu 25: Al không tác dụng với dung dịch nào sau đây? A. NaOH.B. HCl.C. H 2SO4 đặc nguội.D. Cu(NO 3)2. Câu 26: Chất không thể tác dụng với Ba(OH)2 là A. Cr(OH)2.B. FeCl 3.C. Al(OH) 3.D. Na 2CO3. Câu 27: Nhỏ từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là A. kết tủa keo trắng và có khí bay lên.B. kết tủa keo trắng. C. kết tủa keo trắng sau đó kết tủa tan.D. không có kết tủa, có khí bay lên. Câu 28: Cho các dung dịch sau tác dụng lần lượt với nhau từng đôi một: FeCl2, Fe(NO3)2, AgNO3, HNO3. Số cặp chất xảy ra phản ứng là A. 4.B. 2.C. 5.D. 3. Câu 29: Tính chất vật lý nào sau đây là tính chất vật lý chung của kim loại? A. Khối lượng riêng.B. Nhiệt độ nóng chảy. C. Ánh kim.D. Nhiệt độ sôi. Câu 30: Hơi thủy ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân thì chất được dùng để rắc lên thủy ngân rồi gom lại là A. vôi sống.B. cát.C. muối ăn.D. lưu huỳnh. Câu 31: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái Đất đang ấm dần lên, do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Trong các khí dưới đây, khí có kha3 năng gây ra hiệu ứng nhà kính là A. N2.B. H 2.C. O 2.D. CO 2.
  3. Câu 32: Một sợi dây đồng nối với một sợi dây nhôm để ngoài không khí ẩm. Sau một thời gian có hiện tượng: A. dây đồng bị đứt.B. Cả 2 dây bị đứt. C. dây nhôm bị đứt.D. không có hiện tượng gì. Câu 33: Vỏ tàu thép (Fe-C) bi ăn mòn khi ngâm lâu ngày trrong nước biển. Quá trình xảy ra ở cực âm là 2+ - A. Fe → Fe + 2e.B. H 2O + O2 + 4e → 4OH . 2+ + C. Fe + 2e → Fe.D. 2H + 2e → H2. Câu 34: Hòa tan 8,94g hỗn hợp gồm Na, K, Ba vào nước , thu được dung dịch X và 2,688 lít khí H2 (đkc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 4:1. Trung hòa dung dịch X bởi dung dịch Y, tổng khối lương muối đã tạo ra là A. 12,78g.B. 13,70g.C. 18,46g.D. 14,62g. Câu 35: Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch chứa a mol Ba(OH)2 và b mol Ba(AlO2)2. Số mol Al(OH)3 tạo thành phụ thuộc vào số mol HCl được biễu diễn bằng đồ thị hình bên. Tỉ lệ a:b tương ứng là A. 9:4. B. 4:9. C. 7:4. D. 4:7. Câu 36: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm điều chế khí Z: A. H2SO4 đặc + Na2SO3 rắn  SO2 + Na2SO4 + H2O. B. Ca(OH)2 dung dịch + NH4Cl rắn  NH3 + CaCl2 + H2O. C. MnO2 + HCl đặc  MnCl2 + Cl2 + H2O. D. HCl dung dịch + Zn  ZnCl2 + H2. Câu 37: Hỗn hợp X gồm Na và Al . Cho m gam X vào nước dư thấy thoát ra V lít khí . Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH (dư) thì thu được 1,75V lít khí. Thành phần % theo khối lượng của Na trong X là (biết các thể tích khí đo trong cùng điều kiện) A. 33,8%.B. 26,74%.C. 29,87%.D. 38,98%. Câu 38: Cho 10,8g một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng thu được 1,62 lít khí NxOy (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đkc) có tỉ khối hơi so với H2 là 22. Khí NxOy và kim loại M là A. NO và Mg.B. N 2O và Fe.C. N 2O và Al.D. NO và Al. Câu 39: Hỗn hợp X gồm Zn và Fe trong đó Fe chiếm 30,108% khối lượng. Cho 18,6g X tác dụng với dung dịch HNO3 dư thấy có 4,48 lít khí NO (đkc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị gần nhất của m là A. 62,8g.B. 68,5g.C. 67,2g.D. 61,7g. Câu 40: Cho các phát biểu sau: (1) Trong dãy điện hóa, chất dễ bị khử nhất là Li. (2) Phương pháp điện phân dung dịch có thể điều chế được kim loại mạnh. (3) Kim loại càng nguyên chất thì ăn mòn điện hóa học càng khó xảy ra.
  4. (4) Thủy ngân không có đầy đủ những tính chất vật lý chung của kim loại. (5) Trong ăn mòn điện hóa học, ở cực dương xảy ra quá trình khử môi trường chất điện li. (6) Hợp kim có độ dẫn điện tốt hơn kim loại tạo ra nó. (7) Trong thiết bị điện phân, ở catot xảy ra quá trình khử. Số phát biểu đúng là A. 7.B. 5.C. 6.D. 4. Đáp án: 1A 2B 3B 4D 5A 6D 7C 8A 9B 10C 11C 12C 13D 14A 15D 16B 17A 18A 19A 20C 21D 22C 23C 24D 25C 26A 27B 28A 29C 30D 31D 32C 33A 34C 35C 36D 37C 38C 39A 40D