Đề thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 (Chương trình chuẩn) - Năm học 2017-2018 - Trường THCS và THPT Kpăklơng (Có đáp án)

docx 6 trang thaodu 3560
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 (Chương trình chuẩn) - Năm học 2017-2018 - Trường THCS và THPT Kpăklơng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_11_chuong_trinh_chuan_nam_h.docx

Nội dung text: Đề thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 (Chương trình chuẩn) - Năm học 2017-2018 - Trường THCS và THPT Kpăklơng (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS&THPT KPĂKLƠNG ĐỀ THI HỌC KÌ II( 2017-2018) TỔ VĂN-SỬ-ĐỊA-GDCD MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11(Chương trình chuẩn) Thời gian: 90 phút( Không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm 02 trang) Họ và tên thí sinh ., Số báo danh ., Phòng thi I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu: Sắp đặt đời mình đâu chỉ tự mình thôi Gặp cầu phải qua gặp sông phải lội Vẫn còn nhiều nẻo đường trên mặt đất này chưa có lối Mà cái đích mỏng manh lại tấp tểnh tận đâu rồi Mẹ dặn con ra đường nhìn thẳng Nhưng đừng quên ngoái lại phía sau Nhìn thẳng để tới nhanh Ngoái lại đằng sau để không về muộn Gắng nhớ những gì cần nhớ Và chớ phung phí thời gian vào những cái phải quên Nghĩ suy nên cứng cáp Nói năng lại phải mềm Quá khứ không toàn là kỷ niệm Quá khứ có lúc còn buốt óc Quá khứ lộ thiên Có đá có vàng Có cả những báu vật rồi ngày mai ai may thì sẽ thấy Có cả những màu mây chưa từng đến với trời Có cả đống bão giông đang tích điện đợi ngày dâng hồng thuỷ Và có cả gương mặt của chính mình sẽ mọc lại với mùa sau Nếu ai quên quá khứ của mình Một mai thôi Như dòng sông tắt nước (Trích Bóng đa làng – Trầm tích, Hoàng Trần Cương, NXB Hội nhà văn, 1996) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trích. (0.5 điểm) Câu 2. Nêu ý nghĩa diễn đạt của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng ở ba câu thơ cuối đoạn trích. (0.5 điểm) Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về các ứng xử của con người trong cuộc sống được thể hiện qua hai câu thơ: Nghĩ suy nên cứng cáp / Nói năng lại phải mềm? (1.0 điểm) Câu 4. Nêu nội dung ý nghĩa của bài thơ? (1.0 điểm) II. LÀM VĂN: (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm sống của tác giả được gợi lên qua đoạn thơ sau trong phần đọc –hiểu: 1
  2. Mẹ dặn con ra đường nhìn thẳng Nhưng đừng quên ngoái lại phía sau Nhìn thẳng để tới nhanh Ngoái lại đằng sau để không về muộn Câu 2 (5.0 điểm) Phân tích bài thơ “Chiều tối”- Hồ Chí Minh HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 2
  3. TRƯỜNG THCS&THPT KPĂKLƠNG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC KÌ II TỔ VĂN-SỬ-ĐỊA-GDCD Năm học 2017-2018 MÔN NGỮ VĂN 11 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian : 90 phút( không kể thời gian phát đề) I. Hướng dẫn chấm Do đặc trưng của bộ môn Ngữ Văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và biểu điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. Giám khảo cần vận dụng đầy đủ các thang điểm, tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa, cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một làm có thể còn sơ suất nhỏ. Không làm tròn điểm toàn bài. CÂU YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐIỂM I. ĐỌC HIỂU: - Xác định phương thức biểu đạt chính : biểu cảm 0,5 điểm 1 0,5 điểm - Ý nghĩa: Lời cảnh tỉnh cho những ai sống thờ ơ, quay lưng với quá khứ, 2 quên đi gốc tích, nguồn cội cũng là gạt bỏ chính mình, tự hủy diệt mình. (Chấp nhận cách diễn đạt khác nếu phù hợp) 3 Câu hỏi mở, thí sinh thể hiện những hiểu biết, suy nghĩ hợp lí, thuyết phục về cách ứng xử trong cuộc sống được gợi ra từ hai câu thơ trích. Có thể theo những hướng sau: 1,0 điểm Trong quan hệ ứng xử ngoài cuộc sống cần: + Phải có lí trí sáng suốt, vững vàng, bản lĩnh (Nghĩ suy nên cứng cáp): 0.5 điểm + Đồng thời biết linh hoạt, mềm dẻo, khéo léo (Nói năng lại phải mềm): 0.5 điểm ( Hoặc HS có thể diễn đạt ngắn gọn: nên tỉnh táo, khéo léo, cương nhu hợp lí với các mối quan hệ ứng xử trong cuộc sống) 4 Nội dung ý nghĩa của bài thơ: - Cuộc đời vốn phong phú phức tạp không theo sự sắp đặt theo ý muốn. - Có nhiều hướng đi trong cuộc sống (gập ghềnh, gian khó, lạ lẫm, mới mẻ ) - Con người phải bản lĩnh có lập trường nhưng cũng phải mềm mại, khéo léo trong các mối quan hệ, biết phân biệt phải trái, đúng sai. 1,0 điểm - Phải biết vượt lên đau khổ thất bại, bỏ qua những điều vặt vãnh, tầm thường, lạc quan hướng về phía trước nhưng cũng phải biết nâng niu, trân trọng quá khứ, cội nguồn, truyền thống. Sống bạc bẽo, vô ơn sẽ không có kết quả tốt đẹp LÀM Thí sinh viết đoạn văn nghị luận đảm bảo những yêu cầu sau đây: VĂN a. Đảm bảo thể thức của đoạn văn 0,25 (7điểm) b. Xác định đúng vấn đề nghị luận : 0,25 3
  4. c. Nội dung đoạn văn Trên cơ sở những hiểu biết về đoạn trích ở phần Đọc hiểu, người viết có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Dưới Câu 1: đây là một số gợi ý, định hướng chấm bài: (2.0 - Giải thích ý nghĩa đoạn thơ:Trên đường đời phải nhìn thẳng để tới nhanh là 1,0 điểm) phải tự tin, bản lĩnh, hướng về tương lai phía trước, nhưng cũng đừng quên ngoái lại đằng sau để không về muộn, là không được chối bỏ quá khứ. Trân trọng quá khứ cũng là cách tự soi vào mình để rút ra những bài học quý giá, rút ngắn con đường đi đến thành công. -Phân tích, lí giải: cuộc sống luôn vận động phát triển ta không nên ngần ngại, phải vượt lên những thất bại, sống tích cực, tự tin vun đắp tương lai. Nhưng đồng thời phải biết trân quý quá khứ. Quá khứ là cội nguồn, tổ tiên, truyền thống. Quá khứ là một phần đời của mỗi người kể cả những thất bại sai lầm cũng là gương soi cho ta tự nhận thức lại mình, rút ra những bài học kinh nghệm, tránh những tổn thương, vấp ngã để đi tới thành công. - Bài học: Thái độ sống tích cực ,ứng xử đúng đắn với đời, biết nâng niu giữ gìn quá khứ, tự tin vun đắp tương lai. d) Sáng tạo - Điểm 0,25: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm, ) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0,0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu - Điểm 0,25: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0,0: Mắc nhiều lỗi chính tả. Câu2 * Yêu cầu chung (5.0 - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài nghị luận văn học. điểm) - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám sát đoạn trích và tác phẩm; kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận. * Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: 0,5 - Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. - Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn. - Điểm 0,0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn. 0,5 4
  5. b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Bài thơ Chiều tối- Hồ Chí Minh - Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: - Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung. - Điểm 0,0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác. c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm; biết kết hợp giữa khai thác nghệ thuật để làm rõ nội dung. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ (3,0) bản sau: Giới thiệu chung - Giới thiệu Nhật kí trong tù: hoàn cảnh ra đời, những giá trị cơ bản. - Vị trí của bài thơ: bài thứ 31 của Nhật kí trong tù; sáng tác vào cuối mùa thu năm1942, trên đường đi đày từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo. 0,5 Chia nhỏ vấn đề : - Hai câu đầu: bức tranh thiên nhiên chiều muộn nơi núi rừng + Bức tranh thiên nhiên chiều muộn: cánh chim mệt mỏi tìm chốn ngủ và chòm mây cô đơn trôi lững lờ giữa tầng không (so sánh với hình ảnh cánh chim, 1,0 chòm mây trong thơ cổ). Đây là những cảnh thực trong cảm nhận của tù nhân – thi sĩ (chú ý sự tương đồng giữa người và cảnh). + Vẻ đẹp tâm hồn, tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung tự tại (chú ý cảnh ngộ của tù nhân và những rung động dào dạt, bản lĩnh chiến sĩ, chất thép ẩn đằng sau chất tình). - Hai câu cuối: bức tranh cuộc sống sinh hoạt của con người. + Bức tranh cuộc sống ở vùng sơn cước: vẻ đẹp khỏe khoắn của người con gái xóm núi xay ngô bên lò than. Cuộc sống đời thường đã đem đến cho 1,0 người tù hơi ấm, niềm vui(so sánh bản dịch với nguyên tác, chú ý nghệ thuật gợi chứ không tả, thủ pháp điệp liên hoàn). - Câu 4: sự vận động của tự nhiên cũng là sự vận động của tư tưởng thơ Hồ Chí Minh: chiều chuyển dần sang tối nhưng bức tranh thơ lại mở ra bằng ánh sáng rực hồng (phân tích chữ hồng – nhãn tự của bài thơ). Cùng với sự vận động của thời gian là sự vận động của mạch thơ, tư tưởng người làm thơ; từ tối đến sáng, từ tàn lụi đến sinh sôi, từ buồn sang vui, từ lạnh lẽo, cô đơn sang ấm nóng tình người. * Đánh giá chung - Từ ngữ cô đọng hàm súc; Thủ pháp đối lập, điệp liên hoàn, - Vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh: yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống; kiên cường vượt lên hoàn cảnh, luôn ung dung, 0,5 tự tại và lạc quan trong mọi cảnh ngộ đời sống. Cho điểm - Điểm 3,0: Đảm bảo các yêu cầu trên. - Điểm 1,5 - 2,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ. - Điểm 1,0 - 1,25: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0,5 - 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. 5
  6. - Điểm 0,0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. d) Sáng tạo - Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm, ) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả 0,5 năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0,0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu - Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0,0: Mắc nhiều lỗi chính tả. 0,5 Lưu ý : Giáo viên linh hoạt trong quá trình chấm, đặc biệt đối với những bài viết có những đánh giá, lí giải mới mẻ, sâu sắc mang tính phát hiện. HẾT 6