Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 7 (Có đáp án)

doc 4 trang thaodu 11770
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 7 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_7_co_dap_an.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 7 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 7 : I.ĐỌC HIỂU (6.0 ĐIỂM) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi: Mẹ gom lại từng trái chín trong vườn Rồi rong ruổi trên nẻo đường lặng lẽ Ôi, những trái na, hồng, ổi, thị . Có ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu. Con nghe mùa thu vọng về những thương yêu Giọt mồ hôi rơi trong chiều của mẹ Nắng mong manh đậu bên thật khẽ Đôi vai gầy nghiêng nghiêng! Heo may thổi xao xác trong đêm Không gian lặng im Con chẳng thể chợp mắt Mẹ trở mình trong tiếng ho thao thức Sương vô tình đậu trên mắt rưng rưng! ( Lương Đình Khoa - Mùa thu và mẹ ) Câu 1(1 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên? Câu 2(1 điểm): Chỉ ra các từ láy trong bài thơ? Câu 3(2 điểm): Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Sương vô tình đậu trên mắt rưng rưng!” Câu 4(2.0 điểm): Bài thơ trên đã thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với mẹ? II. TẬP LÀM VĂN(14 ĐIỂM) Câu 1(4.0 điểm): Từ nội dung của bài thơ ở phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn với chủ đề: Tấm lòng người mẹ. Câu 2: (10 điểm) Nhận xét về bài thơ “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh, có ý kiến cho rằng: Bài thơ “Rằm tháng giêng” là cả một sự hài hòa tuyệt đẹp”. Bằng những cảm nhận về bài thơ, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM : PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I. ĐỌC 1 - Phương thức biểu đạt chính của bài thơ : Biểu cảm 1 HIỂU 2 - Các từ láy trong bài thơ: rong ruổi, lặng lẽ, ngọt 1 ngào, chắt chiu, mong manh, nghiêng nghiêng, xao xác, thao thức, rưng rưng. 3 Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Sương vô 2 tình đậu trên mắt rưng rưng!” là nhân hóa Với biện pháp nhân hóa đã tạo cho câu thơ mang tính gợi hình gợi cảm; diễn đã sinh đông, và thể hiện sâu sắc tình càm: Giọt nước mắt của con xót thương mẹ 4 - Tình cảm của nhà thơ đối với mẹ: Lòng biết ơn, 2.0 tình yêu thương, kính trọng đối với người mẹ tảo tần, giàu đức hi sinh . II. TẬP 1 a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn LÀM b. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn. Có thể viết 2.0 VĂN đoạn văn theo hướng sau: - Mẹ là người đã ban cho con hình hài, nuôi con khôn lớn, chăm sóc con an cần chu đáo - Mẹ là người dạy cho con kĩ năng sống, đạo lí làm người - Mẹ là bến đỗ bình yên đón đợi con sau những dông bão cuộc đời, giúp con vượt lên những khó khăn trong cuộc sống, giúp con sống tốt hơn, đẹp hơn. - Mẹ là niềm tin, khát vọng để con bay cao, vươn xa c. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng. d. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa T iếng Việt. b. yêu cầu về kiến thức: 1- Mở bài: - Giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm. - Nêu vấn đề: Bài thơ là cả một sự hài hòa tuyệt đẹp. 2- Thân bài. - Giới thiệu chung về bài thơ: Là một bài thơ thất 2 ngôn tứ tuyệt độc đáo. Tác phẩm viết về khung cảnh một đêm trăng nới chiến khu Việt Bắc. Sự hài hòa là sự kết hợp cân đối giữa các yếu tố, các
  3. thành phần, gây ấn tượng về cái đẹp cái hoàn hảo. Sự hài hòa trong thơ tạo nên nét đẹp trong thơ. Nó sẽ tạo nên những vần thơ tuyệt đẹp, hoàn hảo. - Phân tích làm rõ sự hài hòa được thể hiện trong bài thơ: Sự hài hòa trong bài thơ được thể hiện ở các phương diện sau: * Hài hòa giữa màu sắc cổ điển và dáng vẻ hiện đại của con người + Vẻ đẹp của thiên nhiên: Ánh trăng tràn ngập , tỏa sáng một vùng sông nước; tất cả cảnh vật tràn ngập sắc xuân phơi phới. + Hình ảnh con người: Thi nhân không ẩn mình ,tan biến vào thiên nhiên mà xuất hiện với một tư thế ung dung, tự chủ của một con người đang làm chủ thiên nhiên,đang dựa vào thiên nhiên để xoay chuyển lịch sử. Đó là một việc làm vĩ đại. * Sự hài hòa giữa tâm hồn nghệ sĩ và cốt cách chiến sĩ . + Tâm hồn nghệ sĩ: tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm luôn mở rộng lòng mình để đón nhận vẻ đẹp của thiên nhiên + Cốt cách chiến sĩ: Người thưởng trăng không phải như các tao nhân mặc khách xưa, mà là một con người hành động, một vị lãnh tụ đang “ bàn việc quân” để lãnh đạo nhân dân kháng chiến . Con người mang trong mình một ước mơ, hoài bão lớn lao: Lãnh đạo nhân dân đánh giặc cứu nước. - Đánh giá về bài thơ: + Là một tác phẩm trữ tình đặc sắc. Bài thơ là sự thể hiện một cách sinh động chất cổ điển và tính hiện đại trong thơ Bác. + Tác phẩm đã cho thấy một tâm hồn thanh cao và một lẽ sống đẹp của Người. 3- Kết bài - Đánh giá về tác phẩm: Là một bài thơ trăng tuyệt bút của Bác. - Những ảnh hưởng của tác phẩm với bản thân: Kính yêu Bác . Đọc thơ Bác ta càng thêm yêu vẻ đẹp của thiên nhiên