Đề thi học sinh giỏi trường môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

docx 3 trang thaodu 3660
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi trường môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_sinh_gioi_truong_mon_ngu_van_lop_10_nam_hoc_2018.docx

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi trường môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2018-2019 KHỐI 10 A. Đề bài: Câu 1: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm sau của Shakespeare: “Ước mong mà không kèm theo hành động thì dù hy vọng có cánh cũng không bao giờ bay tới mục đích”. Câu 2: “Lời thơ dân gian không những sẽ bước đầu cho ta làm quen với tâm tư tình cảm của đồng bào ta xưa kia mà đồng thời sẽ còn giúp ta học được những cách nói năng tài tình chính xác. Theo tôi, đối với một người Việt Nam mà thiếu những kiến thức này thì có thể xem như là thiếu một trong những điều cơ bản” (Hoài Thanh, Một vài suy nghĩ về ca dao, Báo Văn nghệ, số 1,2-1-1982) Qua một số bài ca dao đã học, đã đọc, anh (chị) hãy giải thích và làm sáng tỏ ý kiến trên. B. Đáp án: Stt Nội dung Điểm “Ước mong mà không kèm theo hành động thì dù hy vọng có Câu 1 8.0 cánh cũng không bao giờ bay tới mục đích”. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. - Biết vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt và các thao tác lập luận, huy động được dẫn chứng từ thực tế đời sống và trải nghiệm của bản thân để làm sáng tỏ vấn đề. - Bố cục rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, sắc sảo; lí lẽ thuyết phục. Hành văn lưu loát, trong sáng, chuẩn xác, giàu cảm xúc. - Trình bày bài sạch, đẹp, khoa học. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẻ, dẫn chứng, rút ra bài học nhận thức và hành động 1. Giải thích - Ước mong là những mong muốn, ước mơ về những điều tốt đẹp 0.75 - Ý nghĩa cả câu: Ước mong mà không gắn liền với những việc làm cụ thể thì dù có hi vọng bao nhiêu cũng không thể đạt tới đích. 0.75 (Nhấn mạnh vai trò của hành động trong việc hiện thực hóa ước mơ) 2. Bàn luận Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề - Trong cuộc đời ai cũng nuôi dưỡng ước mơ, nhưng nếu ước mơ chỉ 1.5 dừng lại hi vọng thì chưa đủ, chỉ có hành động mới thực hiện được ước mơ
  2. - Ước mơ phải đi liền với hành động vì hành động giúp con người có 1.0 cơ hội thể hiện mình, phát huy sở trường, tài năng, từ đó chinh phục mơ ước - Hành động có thể biến ước mơ thành hiện thực, nhưng nếu ước mơ 1.0 xa vời, thiếu thực tế thì cũng khó lòng đạt được. Con người cần đặt ra mục tiêu phù hợp khả năng, hoàn cảnh của mình. 3. Bài học rút ra - Luôn luôn ước mơ và luôn luôn hành động (là học sinh cần học tập 1.0 rèn luyện chăm chỉ để biến ước mơ thành hiện thực). - Hành động hợp lí sẽ đến đích thành công (cần tìm cách thức, 1.0 phương pháp học tập, làm việc hợp lí để có cơ hội chạm đến thành công). Giải thích và chứng minh về ý kiến của Hoài Thanh: ”Lời thơ 12 dân gian không những sẽ bước đầu cho ta làm quen với tâm tư tình cảm của đồng bào ta xưa kia mà đồng thời sẽ còn giúp ta học được những cách nói năng tài tình chính xác. Theo tôi, đối với một người Việt Nam mà thiếu những kiến thức này thì có thể xem như là thiếu một trong những điều cơ bản” - Yêu cầu về kĩ năng: + Biết cách làm bài văn nghị luận văn học với bố cục ba phần + Lập luận chặt chẽ, các luận điểm luận cứ triển khai rõ ràng + Biết cách hành văn, diễn đạt trôi chảy, có kiến thức về lí luận văn học + Kết hợp nội dung và nghệ thuật, chứng minh qua một số tác giả, tác phẩm + Không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, dùng từ 1. Giải thích: Câu - Lời thơ dân gian 2 Ca dao là thể loại trữ tình bằng văn vần, diễn tả đòi sống nội tâm của 0.5 con người. Nói cách khác, ca dao là thơ trữ tình dân gian truyền thống - Làm quen với tâm tư tình cảm của đồng bào ta xưa kia: + Trong ca dao, tất cả những nỗi niềm cảm xúc của nhân dân ta đều được bộc lộ. Đó là tiếng nói của tình yêu đôi lứa, là những lời than thân trách phận, là tiếng cười vừa hài hước, vừa sâu cay, là mơ ước, 1.0 là hi vọng, chờ đợi đó là những cung bậc cảm xúc đó trong đời sống tinh thần của người xưa. - Học được cách nói năng tài tình, chính xác: + Trong ca dao ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu là lời ăn tiếng nói 1.0 hằng ngày giản dị, nôm na của những người lao động.Đó là cách nói xa vời, bay bổng khi thể hiện một tình yêu thầm kín, là cách nói đầy hình ảnh khi bộc bạch tâm trạng xót xa cho thân phận nghèo, là cách nói hóm hỉnh khi giễu cợt, đảkích * Nội dung của cả ý kiến: Hoài Thanh khẳng định: Ca dao Việt Nam. không chỉ giúp mỗi người Việt Nam hiểu được đời sống tinh thần
  3. phong phú, đẹp đẽ của cha ông mình xưa kia mà còn giúp họ có thêm những cách nói năng giản dị mà chính xác, tài tình khi sử dụng ngôn ngữ dân tộc. 2. Chứng minh: 2.1.Ca dao thể hiện tâm tư tình cảm của đồng bào ta xưa - Tình yêu thiên nhiên 0.5 - Tình cảm gia đình: tình cảm của con cái đối với cha mẹ, tình cảm vợ 1.0 chồng, tình cảm anh em - Tình yêu đôi lứa: Khát vọng hạnh phúc, hôn nhân. Nỗi nhớ nhung 1.0 da diết. Tấm lòng thuỷ chung, son sắt - Tiếng nói than thân: Xót xa cho thân phận người phụ nữ phải sống 1.0 phụ thuộc, không được quyết định hạnh phúc của mình. Lo lắng hạnh phúc tan vỡ do những rào cản của xã hội và sự mong manh của tình yêu. Đau đớn trước thân phận nhỏ mọn và khát vọng một tâm hồn trong sạch, cao đẹp - Tiếng cười hài hước: cười để giải trí; cười để chế giễu, tố cáo 1.0 (Với từng biểu hiện, học sinh đưa dẫn chứng phân tích và chứng minh) 2.2. Ca dao giúp học được cách nói năng tài tình chính xác a. Tài tình: 2.0 - Ngôn ngữ trong ca dao vốn giản dị, mộc mạc, đời thường nhưng ” cũng rất tinh tế, giàu hình ảnh - Hình ảnh thơ đẹp, giàu sức gợi: dải lụa đào, cầu dải yếm, mười tay - Biện pháp tu từ nghệ thuật: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, điệp, đối b. Chính xác: 2.0 Ngôn ngữ phù hợp, hiệu quả trong việc diễn tả những cung bậc khác nhau của tâm tư, tình cảm Ca dao tình yêu: Ngôn ngữ nhẹ nhàng, bay bổng, đầy tâm trạng Ca dao than thân: Ngôn ngữ lắng đọng, day dứt Ca dao hài hước: Ngôn ngữ hóm hỉnh, giễu cợt, đả kích với việc tạo ra những hình ảnh đối lập, gây cười (Với từng biểu hiện, học sinh đưa dẫn chứng phân tích và chứng minh) 3. Đánh giá chung 1.0 -Ý kiến đánh giá của Hoài Thanh vừa nêu được những nét đẹp của ca dao vừa khẳng định được ý nghĩa của ca dao trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. - Từ ý kiến đó, người đọc càng thêm yêu quý, trân trọng kho tàng ca dao và có cái nhìn đúng đắn về vị trí của nó trong văn học dân tộc và trong đời sống