Đề thi học sinh năng khiếu cấp huyện môn Địa lý Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo Phù Ninh (Có đáp án)

doc 5 trang thaodu 5190
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh năng khiếu cấp huyện môn Địa lý Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo Phù Ninh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_nang_khieu_cap_huyen_mon_dia_ly_lop_8_nam_ho.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh năng khiếu cấp huyện môn Địa lý Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo Phù Ninh (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ NINH ĐỀ THI HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 8 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn thi: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi có 03 trang I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (8,0 điểm) Chọn đáp án đúng và ghi vào Bài làm trên tờ giấy thi (Ví dụ: 1 – A) Câu 1: Chọn ý không phải đặc điểm tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu Việt Nam: A. Nhiệt độ trung bình năm của không khí luôn nhỏ hơn 21oC. B. Một năm có hai mùa gió có hướng và tính chất trái ngược nhau. C. Độ ẩm không khí rất cao trên 80%. D. Lượng mưa lớn từ 1.500mm - 2.000mm/năm. Câu 2: Tính thất thường của khí hậu Việt Nam do A. hoạt động của gió mùa. B. năm rét nhiều, năm rét ít. C. có năm mùa mưa đến sớm, mùa mưa đến muộn. D. có năm bão nhiều, năm bão ít. Câu 3: Miền khí hậu phía Bắc nước ta có mùa đông lạnh nhất do A. mùa đông kéo dài từ 3 - 5 tháng. B. miền nằm ở vĩ độ cao nhất nước ta, mùa đông chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió Đông Bắc lạnh khô từ lục địa phương Bắc tràn về. C. cuối mùa đông có mưa phùn, đặc biệt vùng Đông Bắc. D. có năm nhiệt độ xuống rất thấp 1 - 2oC, sương muối rét buốt. Câu 4: Các tỉnh duyên hải Bắc Bộ và Trung Bộ nước ta có mưa lớn chủ yếu do A. bão và áp thấp nhiệt đới. B. ở ven biển. C. lượng mưa lên tới 150 - 300mm, thậm chí trên 400mm trong một ngày. D. ảnh hưởng của địa hình. Câu 5: Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung vì A. các dãy núi chủ yếu có hướng Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung. B. có nhiều hướng núi khác nhau. C. ba phần tư địa hình là núi và cao nguyên. D. các sông phần lớn đổ ra biển Đông. Câu 6: Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn vì A. bình quân một mét khối nước sông có 223 gam cát bùn và các chất khác. B. tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước chảy tới trên 200 triệu tấn/năm. C. địa hình bị cắt xẻ mạnh và mưa nhiều, mưa theo mùa. D. mưa nhiều. Câu 7: Sông ngòi nước ta có chế độ nước thất thường do A. chế độ mưa thất thường. B. có năm lũ đến sớm, có năm lũ đến muộn. C. có năm lũ nhiều, có năm lũ ít. D. lượng nước mùa lũ chiếm 70 - 80% lượng nước cả năm. Câu 8: Đặc điểm nổi bật của sông ngòi Trung Bộ nước ta là 1
  2. A. nhiều sông lớn. B. hướng chảy chính là hướng vòng cung. C. sông ngắn, dốc và mùa lũ tập trung từ tháng 9 đến tháng 12. D. mùa lũ kéo dài 05 tháng, cao nhất vào tháng 8. Câu 9: Đất feralit phát triển trên đá vôi phân bổ chủ yếu ở A. các tỉnh miền núi phía Bắc. B. miền Bắc. C. miền Nam. D. cả nước. Câu 10: Tài nguyên đất ở nước ta bị giảm sút nhanh do A. diện tích đất trống đồi trọc lên tới 10 triệu ha. B. 50% diện tích đất tự nhiên có vấn đề cần phải cải tạo. C. sử dụng đất chưa hợp lý, rừng bị tàn phá. D. môi trường bị ô nhiễm. Câu 11: Sinh vật nước ta phong phú về thành phần loài do A. nước ta có rất nhiều loài sinh vật. B. vị trí địa lý, địa hình, đất, khí hậu và sự tác động của con người. C. có nhiều hệ sinh thái. D. cây cối phát triển quanh năm, nguồn thức ăn phong phú cho động vật. Câu 12: Khó khăn nào không phải là khó khăn của địa hình miền núi đối với phát triển kinh tế xã hội nước ta là A. địa hình bị cắt xẻ mạnh B. địa hình núi đá vôi thường thiếu nước vào mùa khô. C. khí hậu phân hoá theo độ cao. D. nhiều dạng địa hình - cơ sở để phát triển nhiều ngành sản xuất khác nhau. Câu 13: Đặc điểm chủ yếu của tự nhiên nước ta là A. cảnh quan đồi núi. B. tính chất ven biển. C. tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. D. tính đa dạng, phức tạp. Câu 14: Thiên nhiên nước ta phân hoá đa dạng chủ yếu do: A. phân hoá mạnh mẽ trong không gian. B. yếu tố vị trí địa lý và lịch sử phát triển lãnh thổ lâu dài, phức tạp. C. phân hoá các thành phần tự nhiên. D. phân hoá theo mùa. Câu 15: Tình hình phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay: A. Đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế và liên tục phát triển B. Đang khủng hoảng kinh tế C. Đang khủng hoảng kinh tế nhưng có một số ngành mũi nhọn phát triển D. Đã trở thành nước công nghiệp mới (NIC) Câu 16. Vị trí Việt Nam nằm trong khoảng: A. 8030''B–>B 23023'B và 102010’Đ –> 109024’Đ B. 8034'B –> 23023'B và 102010’Đ –> 109024’Đ C. 8034'B –> 23023'B và 10205’ Đ –> 109024’Đ D. 8034'B –> 23023'B và 102010’Đ –> 109040’Đ Câu 17. Nơi hẹp nhất Việt Nam là khoảng 50 km, thuộc tỉnh A. Quảng Bình B. Quảng Trị C. Thừa Thiên Huế D. Quảng Nam Câu 18. Biển Việt Nam có đặc điểm là: A. Biển lớn, mở và nóng quanh năm. B. Biển nhỏ, tương đối kín và nóng quanh năm. 2
  3. C. Biển lớn, tương đối kín, mang tính chất nhiệt đới gió mùa. D. Biển lớn, mở, mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Câu 19. Trên biển Đông có các dòng biển chảy theo mùa với các hướng: A. Đông Bắc – Tây Nam vào mùa hạ và Tây Nam - Đông Bắc vào mùa đông. B. Đông Bắc - Tây Nam vào mùa đông và Tây Nam - Đông Bắc vào mùa hạ. C. Đông Nam - Tây Bắc vào mùa hạ và Tây Bắc – Đông Nam vào mùa đông. D. Đông Nam - Tây Bắc vào mùa đông và Tây Bắc – Đông Nam vào mùa hạ. Câu 20. Hướng nghiêng chung của địa hình nước ta là: A. Tây Bắc - Đông Nam. B. Đông Bắc - Tây Nam. C. Đông Nam - Tây Bắc. D. Tây Nam - Đông Bắc. II. PHẦN TỰ LUẬN: (12,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) a) Căn cứ theo trình độ phát triển kinh tế- xã hội, các nước và vùng lãnh thổ ở châu Á được chia thành mấy nhóm? Nêu rõ đặc điểm của mỗi nhóm nước đó. b) Cho biết vùng phân bố của cây lúa gạo ở Châu Á? Giải thích sự phân bố đó? Câu 2: (2,0 điểm) Tại sao nói: Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam? Để khai thác hợp lý tiềm năng miền đồi núi chúng ta phải làm gì? Câu 3: (2,0 điểm) Trình bày những biểu hiện chính của biến đổi khí hậu toàn cầu. Vì sao Việt Nam được nhận định là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay? Câu 4: (5,0 điểm) Cho bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm của một số địa điểm (0C) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Địa điểm Thành phố Hạ Long 17 18 19 24 27 29 29 27 27 27 24 19 Thành phố Vũng Tàu 26 27 28 30 29 29 28 28 28 28 28 27 a. Vẽ trên cùng một biểu đồ hai đường biểu diễn thể hiện diễn biến nhiệt độ trung bình các tháng trong năm của Hạ Long và Vũng Tàu theo bảng số liệu đã cho. b. Xác định biên độ nhiệt độ trung bình năm và nhiệt độ trung bình các tháng mùa hạ ở hai thành phố trên. c. Dựa vào biểu đồ và bảng số liệu hãy nhận xét sự khác nhau về chế độ nhiệt của Hạ Long và Vũng Tàu. Hết 3
  4. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ NINH HD CHẤM THI HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 8 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn thi: ĐỊA LÍ I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (8,0 điểm - mỗi câu đúng cho 0,4 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đ.A A A B A A C A C B C Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ.A B D C B A 0 A C B A II. PHẦN TỰ LUẬN: (12,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) a) Theo trình độ phát triển KT-XH, các nước châu Á chia thành 5 nhóm * Đặc điểm của mỗi nhóm: - Nước phát triển nhất có KT- XH phát triển toàn diện như: Nhật Bản - Những nước công nghiệp mới có mức độ công nghiệp hóa cao nhanh như: Hàn Quốc, Đài Loan, Xin-ga-po 1,0 - Những nước đang phát triển có tốc độ CN hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng như: Trung Quốc, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Ấn Độ - Nước đang phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào NN: Việt Nam, Lào, CPC - Nước giàu nhưng KT- XH chưa phát triển Như: B-ru-nây, Cô-oet, A-rập Xê-ut b) Thành tựu gì trong sản xuất nông nghiệp ở châu Á: Bỏ * Châu Á có sản lượng lúa gạo cao nhất thế giới: - Sản lượng lúa gạo châu Á lớn nhất thế giới, chiếm 93% sản lượng do: - Châu Á có ĐKTN thuận lợi cho cây lúa nước PT: ĐB rộng, đất phù sa, khí hậu mưa nhiều, nguồn nước dồi dào 1,0 - Có số dân đông dùng lúa gạo làm lương thực chính - Có truyền thông và kinh nghiệm canh tác lúa nước . - Các ĐK khác thuận lơi: nguồn giống tốt, công tác thủy lợi, CSVC . Câu 2: (3,0 điểm) Đồi núi chiếm 3/4 diên tích lãnh thổ và là dạng phổ biến nhất - Đồi núi ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan tự nhiên (sự phân hóa 2,0 đai cao) - Đồi núi chứa nhiều tài nguyên: đất, rừng, khoáng sản, trữ năng thủy điện - Đồi núi ảnh hưởng nhiều đến phát triển KT- XH Giải thích chặt chẽ, lôgic có dẫn chứng * Để khai thác hợp lý tiềm năng miền đồi núi chúng ta phải: 1,0 - Đẩy mạnh phát triển giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng - Tăng cường trồng và bảo vệ rừng 4
  5. - Khai thác nguồn tài nguyên đi đôi với bảo vệ môi trường - Xây dựng các khu công nghiệp khai thác khoáng sản, phát triển mô hình kinh tế trang trại, du lịch sinh thái. Câu 3: (2,0 điểm) * Những biểu hiện chính của Biến đổi khí hậu toàn cầu: 1,0 - Nhiệt độ trung bình của Trái Đất tăng- Trái Đất nóng lên (diễn giải) - Nước biển dâng, gia tăng thiên tai. (diễn giải) * Việt Nam được nhận định là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của Biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay vì: - Việt Nam là quốc gia nhiệt đới, có đường bờ biển dài (3260km), dải đồng bằng 1,0 phân bố ven biển thấp và Việt Nam là nước có nhiều thiên tai, nhất là bão nên BĐKH với những biểu hiện ( .) tác động sâu sắc đến mọi mặt tự nhiên, KT- XH. - Việt Nam là nước đang phát triển, hạ tầng yếu kém, đông dân, nhận thức của hầu hết dân cư về Biến đổi khí hậu, ứng phó với Biến đổi khí hậu còn hạn chế nên Biến đổi khí hậu gây hậu quả nghiêm trọng. Câu 4: (5,0 điểm) a. Vẽ biểu đồ: - Học sinh vẽ đúng dạng biểu đồ theo yêu cầu. - Vẽ đẹp, chính xác. 2,5 - Có chú giải và tên biểu đồ( chú giải có thể ghi trực tiếp vào biểu đồ). - Lưu ý: Thiếu mỗi nội dung( tên biểu đồ, chú giải, khoảng cách các tháng không phù hợp, thiếu mũi tên ) trừ 0,25 điểm. b. Xác định biên độ nhiệt độ trung bình năm và nhiệt độ trung bình của các tháng trong mùa hạ - Biên độ nhiệt độ trung bình năm: Hạ Long là 12,0 0c; Vũng Tàu là 4,0 0c. - Nhiệt độ trung bình các tháng mùa hạ: 1,5 + Hạ Long: 27,7 0c . + Vũng Tàu: 28,3 0c c. Nhận xét - Nền nhiệt độ của Vũng Tàu cao hơn Hạ Long (dần chứng). 1,0 - Nhiệt độ trong năm của Vũng Tàu ổn định hơn Hạ Long (dẫn chứng). 5