Giáo án Địa lý Lớp 8 - Tiết 34: Ôn tập - Trương Thị Mỹ Hằng

docx 12 trang thaodu 6350
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 8 - Tiết 34: Ôn tập - Trương Thị Mỹ Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_ly_lop_8_tiet_34_on_tap_truong_thi_my_hang.docx

Nội dung text: Giáo án Địa lý Lớp 8 - Tiết 34: Ôn tập - Trương Thị Mỹ Hằng

  1. Trường THCS Thuận Điền HK II GV: Trương Thị Mỹ Hằng Ngày soạn: Địa Lí 8 Ngày dạy: Tuần 27 Tiết 34 ÔN TẬP I. Mục tiêu: - Củng cố các bài học từ bài 14 đến bài 26 để giúp làm bài kiểm tra 1 tiết tốt. - Chữa các bài tập và câu hỏi khó. II. Phương tiện: - SGK III. Hoạt động trên lớp: 1/ Ổn định: 1’ 2/ Kiểm tra bài cũ: 5’ 3/ Bài mới: 34’ Câu 3: (trang 86 SGK Địa lí 8) Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nước ta hiện nay? * Tạo thuận lợi cho Việt Nam phát triển kinh tế toàn diện. - Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. - Phải luôn chú ý bảo vệ đất nước, chống thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán. cháy rừng, sóng biển, ) và chống giặc ngoại xâm (xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển, vùng trời Tổ quốc, ). Câu 1: (trang 91 SGK Địa lý 8) Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa, em hãy chứng minh điều đó thông qua các yếu tố khí hậu biển. - Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23oC, biên độ nhiệt trong năm nhỏ. - Chế độ gió: trên Biển Đồng, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4, các tháng còn lại ưu thế thuộc về gió tây nam. - Chế độ mưa: lượng mưa trên biển đạt 1100 – 1300mm/năm. Câu 2: (trang 91 SGK Địa lý 8) Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta - Thuận lợi: Biển giàu tài nguyên sinh vật biển (cá, tôm, mực, san hô, ), khoáng sản (dầu khí, khoáng sản kim loại, phi kim loại), có nhiều bãi biển đẹp, có nhiều vũng, vịnh thuận lợi để phát triển nghề cá, khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch biển – đảo, giao thông vận tải biển
  2. Trường THCS Thuận Điền HK II GV: Trương Thị Mỹ Hằng Ngày soạn: Địa Lí 8 Ngày dạy: - Khó khăn: bão, nước biển dâng, sạt lở bờ biển Câu 2: (trang 95 SGK Địa lý 8) Nêu ý nghĩa của giai đoạn Tân kiến tạo đối với sự phát triển lãnh thổ nước ta hiện nay. – Nâng cao địa hình, làm cho núi non, sông ngòi trẻ lại. – Xuất hiện các cao nguyên ba dan núi lửa. – Sụt lún tại các vùng đồng bằng phù sa trẻ. – Mở rộng Biển Đông. – Góp phần hình thành các khoáng sản: dầu khí, bôxít, than bùn Câu 1: (trang 98 SGK Địa lý 8) Chứng minh rằng nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng. * Tài nguyên khoáng sản nước ta phong phú, đa dạng: - Hiện nay đã khảo sát, thăm dò được khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau, trong đó có nhiều loại đã và đang được khai thác. - Một số mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn là than, dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, crôm, đồng, thiếc, bôxit (quặng nhôm). + Than: tập trung nhiều nhất ở Quảng Ninh (than antraxit) với trữ lượng hơn 10 tỉ tấn, chất lượng than vào loại tốt nhất khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra than còn có ở Cà Mau, Quảng Nam. + Dầu khí: ở thềm lục địa phía Nam với 8 bể trầm tích, có giá trị lớn. + Apatit: Lào Cai. + Sắt: Thái Nguyên, Hà Giang, Lào Cai, Hà Tĩnh (Thạch Khê). + Crôm: Thanh Hóa. + Đồng: Sơn La, Lào Cai. + Thiếc: Nghệ An, Tuyên Quang, Cao Bằng. + Bô xit: các tỉnh Tây Nguyên (Đăc Lăk, Lâm Đồng, Kon Tum, Đắc Nông ) với trữ lượng khoảng 3 tỉ tấn. * Lý thuyết: Câu 1: Vị trí địa lí nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì về mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội? Câu 2: Nêu ý nghĩa của giai đoạn Tân kiến tạo đối với sự phát triển lãnh thổ nước ta hiện nay?
  3. Trường THCS Thuận Điền HK II GV: Trương Thị Mỹ Hằng Ngày soạn: Địa Lí 8 Ngày dạy: Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang Địa chất khoáng sản) và kiến thức đã học hãy: - Chứng minh tài nguyên khoáng sản nước ta phong phú và đa dạng. - Nêu sự phân bố các mỏ khoáng sản chính ở nước ta. Câu 4: Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta? Câu 5: Nêu vị trí địa lí, giới hạn và đặc điểm lãnh thổ Việt Nam. 4/ Củng cố: Vừa dạy vừa củng cố 5/ Dặn dò: - Học bài chuẩn bị kiểm tra Rút kinh nghiệm .
  4. Trường THCS Thuận Điền HK II GV: Trương Thị Mỹ Hằng Ngày soạn: Địa Lí 8 Ngày dạy: Tuần 27 Tiết 35 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT I. Mục đích của đề kiểm tra: 1/ Kiến thức: - Trình bày được vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ của nước ta. Nêu được ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta về mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội. - Biết nước ta có nguồn tài nguyên biển phong phú, đa dạng; một số thiên tai thường xảy ra trên vùng biển nước ta; sự cần thiết phải bảo vệ môi trường biển. - Biết sơ lược về quá trình hình thành lãnh thổ nước ta qua ba giai đoạn chính và kết quả của mỗi giai đoạn. 2/ Kĩ năng: - Đọc bản đồ khoáng sản Việt Nam: nhận xét sự phân bố khoáng sản ở nước ta; xác định được các mỏ khoáng sản lớn và các vùng mỏ trên bản đồ. 3/ Thái độ: Nghiêm túc thực hiện bài kiểm tra. 4/ Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng CNTT; năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực chuyên biệt: năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; năng lực sử dụng bản đồ; năng lực sử dụng số liệu thống kê; năng lực sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, lát cắt. II. Hình thức đề kiểm tra: Tự luận III. Ma trận đề kiểm tra: Cấp độ Vận dụng Thông hiểu Tên Nhận biết Cấp độ thấp Cấp độ cao chủ đề Nội dung 1: - Biết biển - Hiểu được những thuận lợi - Sử dụng bản Vị trí địa lý, nước ta mang và khó khăn của vị trí địa lí đồ địa lí tự
  5. Trường THCS Thuận Điền HK II GV: Trương Thị Mỹ Hằng Ngày soạn: Địa Lí 8 Ngày dạy: giới hạn, lại những nước ta đối với việc phát triển nhiên Việt Nam hình dạng thuận lợi và kinh tế. để xác định và lãnh thổ. khó khăn cho nhận xét vị trí Vùng biển nước ta. địa lí, giới hạn Việt Nam. và đặc điểm lãnh thổ Việt Nội dung 2: - Nước ta hình Nam. Quá trình thành trong hình thành - Đọc bản đồ giai đoạn Tân lãnh thổ và khoáng sản Việt kiến tạo tài nguyên Nam : nhận xét khoáng sản. sự phân bố khoáng sản ở Nội dung 3: nước ta; xác Hiệp hội các - Lào thuộc định được các nước ĐNÁ. khí hậu nào. mỏ khoáng sản Thực hành: lớn và các vùng Tìm hiểu về - Việt Nam gia nhập ASEAN mỏ trên bản đồ. Lào và có những thuận lợi và khó Campuchia khăn. Số câu:13 Số câu: 3 Số câu: 2 Số câu: 8 Số điểm: 10 Số điểm: 1.6 Số điểm: 4.3 Số điểm: 4.1 Tỉ lệ 100 % Tổng số Số câu: 3 Số câu: 2 Số câu: 8 câu: 13 Số điểm: 1.6 Số điểm: 4.3 Số điểm: 4.1 Tổng số điểm:10 IV. Đề kiểm tra: I.TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Khoanh vào chữ cái trước ý em cho là đúng nhất: Câu 1: Việt Nam có chung đường biên giới trên đất liền với: A. Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia. B. Cam-pu-chia, Thái Lan, Trung Quốc. C. Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan. D. Trung Quốc, Lào, Thái Lan.
  6. Trường THCS Thuận Điền HK II GV: Trương Thị Mỹ Hằng Ngày soạn: Địa Lí 8 Ngày dạy: Câu 2: Khoáng sản của nước ta phần lớn tập trung ở: A. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. B. Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. C. Vùng núi và Trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. D. Vùng núi và Trung du Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng. Câu 3: Khi tham gia vào ASEAN, Việt Nam không gặp khó khăn về mặt nào sau đây? A. Bất đồng ngôn ngữ. B. Khác biệt về thể chế chính trị. C. Thiếu lao động trẻ. D. Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế. Câu 4: Lãnh thổ Việt Nam trải dài trên bao nhiêu vĩ độ? A. 14 vĩ độ. B. 15 vĩ độ. C. 16 vĩ độ. D. 17 vĩ độ. Câu 5: Nếu mỗi múi giờ cách nhau 15 kinh tuyến .Vậy quần đảo Trường Sa của nước ta nằm ở 120ºĐ thì ở múi giờ thứ: A. 6 B. 7 C. 8 D. 9 Câu 6: Các mỏ than lớn của nước ta phân bố tập trung ở: A. Lạng Sơn, Hà Giang. B. Đồng bằng Sông Cửu Long. C. Cao Bằng, Thái Nguyên. D. Quảng Ninh. Câu 7: Vận động Tân kiến tạo còn có tên gọi khác là: A. Vận động Calêđôni. B. Vận động Hecxini. C. Vận động Inđôxini. D. Vận động Himalaya. Câu 8: Tình hình phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay: A. Đang khủng hoảng kinh tế một cách trầm trọng. B. Đang khủng hoảng kinh tế nhưng có một số ngành mũi nhọn phát triển. C. Đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế và liên tục phát triển. D. Đã trở thành nước công nghiệp mới (NIC). Câu 9: Điểm Cực Bắc của lãnh thổ phần đất liền nước ta ở 23º23’ Bắc thuộc: A. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. B. Xã Lũng Cú, tỉnh Hà Giang. C. Xã Lũng Cú, tỉnh Cao Bằng. D. Xã Đất Mũi, tỉnh Hà Giang. Câu 10: Kiểu khí hậu phổ biến ở Lào là:
  7. Trường THCS Thuận Điền HK II GV: Trương Thị Mỹ Hằng Ngày soạn: Địa Lí 8 Ngày dạy: A. Nhiệt đới gió mùa. B. Cận nhiệt lục địa. C. Cận nhiệt gió mùa. D. Nhiệt đới khô. II. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1: (4,0 điểm) Vị trí địa lí nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì về mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội? Câu 2: (1,0 điểm) Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta? Câu 3: (2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang Hành chính, hình thể) và kiến thức đã học hãy nêu vị trí địa lí, giới hạn và đặc điểm lãnh thổ Việt Nam. ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đ.A A C C B C D D C B A II. TỰ LUẬN (7 điểm)
  8. Trường THCS Thuận Điền HK II GV: Trương Thị Mỹ Hằng Ngày soạn: Địa Lí 8 Ngày dạy: Câu Đáp án Điểm 1 Vị trí địa lí nước ta có những thuận lợi và khó khăn: (4,0 * Thuận lợi : điểm) - Nước ta nằm trong miền nhiệt đới gió mùa, tài nguyên thiên nhiên đa dạng , 1,5 phong phú tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế toàn diện ( nông nghiệp , công nghiệp , dịch vụ ) - Việt Nam có thể hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á 1,5 và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới . * Khó khăn : - Phải luôn chú ý bảo vệ đất nước, chống thiên tai (bão , lụt , hạn hán, cháy rừng, sóng biển ) và chống ngoại xâm (xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển, vùng trời của Tổ quốc) 1,0 2 * Thuận lợi: Vùng biển nước ta có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, 0,2 là điều kiện để phát triển kinh tế đất nước: (1,0 + Khoáng sản: dầu khí, khoáng sản kim loại, phi kim loại. điểm) 0,2 + Hải sản: cá, tôm, cua, rong biển 0,2 + Có nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng vịnh thuận lợi để phát triển nghề cá; 0,2 khai thác và chế biến khoáng sản; du lịch biển đảo; giao thông vận tải biển *Khó khăn: Một số thiên tai thường xảy ra trên vùng biển nước ta: bão, triều cường, sạt lở bờ biển, sóng to 0,2 3 Vị trí địa lí và giới hạn : (2,0 * Tọa độ địa lí phần đất liền: điểm) - Điểm cực Bắc: xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, vĩ độ 23o 23' 0,25 B - Điểm cực Nam: xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, vĩ độ 0,25
  9. Trường THCS Thuận Điền HK II GV: Trương Thị Mỹ Hằng Ngày soạn: Địa Lí 8 Ngày dạy: 8o 34' B - Điểm cực Tây: xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên , kinh độ 0,25 102o 10' Đ - Điểm cực Đông: xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, kinh độ 0,25 109o 24' Đ * Phần biển có diện tích khoảng 1 triệu km2. Các đảo xa nhất về phía đông của Việt Nam thuộc quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa) 0,5 Đặc điểm lãnh thổ: - Kéo dài chiều bắc – nam 1650 km. Nơi hẹp nhất chiều đông – tây chưa đầy 50 km (Quảng Bình). Bờ biển uốn cong hình chữ S dài 3260 km. Đường biên giới trên đất liền dài khoảng 4 600 km. - Phần biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía đông và đông nam. Trên biển nước ta có rất nhiều đảo và quần đảo.Trường Sa và Hoàng Sa 0,25 là hai quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam 0,25
  10. Trường THCS Thuận Điền HK II GV: Trương Thị Mỹ Hằng Ngày soạn: Địa Lí 8 Ngày dạy: Trường: THCS Thuận Điền ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HK II Họ và tên: . MÔN: ĐỊA LÝ Lớp: 8 THỜI GIAN: 45p’ Điểm Lời phê của giáo viên I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Khoanh vào chữ cái trước ý em cho là đúng nhất: Câu 1: Dân cư của khu vực Đông Nam Á chủ yếu thuộc chủng tộc: A. Môn-gô-lô-it và Nê-grô-it. B. B. Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it. C. Môn-gô-lô-it và Ơ-rô-pê-ô-it. D. D. Nê-grô-it và Ô-xtra-lô-it. Câu 2: Ở khu vực Đông Nam Á, rừng nhiệt đới ẩm thường xanh chiếm diện tích khá lớn vì: A. Ở khu vực Đông Nam Á có khí hậu núi cao là phổ biến. B. Ở khu vực Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và mưa nhiều. C. Ở khu vực Đông Nam Á có địa hình đồng bằng là phổ biến. D. Ở khu vực Đông Nam Á có đường bờ biển dài. Câu 3: Việt Nam có chung đường biên giới trên đất liền với: A. Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia. B. Cam-pu-chia, Thái Lan, Trung Quốc. C. Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan. D. Trung Quốc, Lào, Thái Lan. Câu 4: Khoáng sản của nước ta phần lớn tập trung ở: A. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. B. Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. C. Vùng núi và Trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. D. Vùng núi và Trung du Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng.
  11. Trường THCS Thuận Điền HK II GV: Trương Thị Mỹ Hằng Ngày soạn: Địa Lí 8 Ngày dạy: Câu 5: Khi tham gia vào ASEAN, Việt Nam không gặp khó khăn về mặt nào sau đây? A. Bất đồng ngôn ngữ. B. Khác biệt về thể chế chính trị. C. Thiếu lao động trẻ. D. Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế. Câu 6: Lãnh thổ Việt Nam trải dài trên bao nhiêu vĩ độ? A. 14 vĩ độ. B. 15 vĩ độ. C. 16 vĩ độ. D. 17 vĩ độ. Câu 7: Nếu mỗi múi giờ cách nhau 15 kinh tuyến .Vậy quần đảo Trường Sa của nước ta nằm ở 120ºĐ thì ở múi giờ thứ: A. 6 B. 7 C. 8 D. 9 Câu 8: Các mỏ than lớn của nước ta phân bố tập trung ở: A. Lạng Sơn, Hà Giang. B. Đồng bằng Sông Cửu Long. C. Cao Bằng, Thái Nguyên. D. Quảng Ninh. Câu 9: Vận động Tân kiến tạo còn có tên gọi khác là: A. Vận động Calêđôni. B. Vận động Hecxini. C. Vận động Inđôxini. D. Vận động Himalaya. Câu 10: Tình hình phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay: A. Đang khủng hoảng kinh tế một cách trầm trọng. B. Đang khủng hoảng kinh tế nhưng có một số ngành mũi nhọn phát triển. C. Đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế và liên tục phát triển. D. Đã trở thành nước công nghiệp mới (NIC). Câu 11: Điểm Cực Bắc của lãnh thổ phần đất liền nước ta ở 23º23’ Bắc thuộc: A. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. B. Xã Lũng Cú, tỉnh Hà Giang. C. Xã Lũng Cú, tỉnh Cao Bằng. D. Xã Đất Mũi, tỉnh Hà Giang. Câu 12: Kiểu khí hậu phổ biến ở Lào là: A. Nhiệt đới gió mùa. B. Cận nhiệt lục địa. C. Cận nhiệt gió mùa. D. Nhiệt đới khô. II. TỰ LUẬN (7 điểm): Câu 1: (4,0 điểm)
  12. Trường THCS Thuận Điền HK II GV: Trương Thị Mỹ Hằng Ngày soạn: Địa Lí 8 Ngày dạy: Vị trí địa lí nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì về mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội? Câu 2: (3,0 điểm) Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta? Câu 3: (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang Hành chính, hình thể) và kiến thức đã học hãy nêu vị trí địa lí, giới hạn và đặc điểm lãnh thổ Việt Nam.  Hết  Ghi chú: Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí