Đề thi Kết thúc học kì môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề: 01

doc 5 trang hangtran11 14/03/2022 8141
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Kết thúc học kì môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề: 01", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_ket_thuc_hoc_ki_mon_hoa_hoc_lop_12_ma_de_01.doc

Nội dung text: Đề thi Kết thúc học kì môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề: 01

  1. CÙ TRẦN DUY HẬU ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC KỲ Luyện thi 192 - 0369353701 Tên môn: Hoá học Thời gian làm bài: 60 phút; Mã đề thi: 1 (40 câu trắc nghiệm) (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Mã số: Câu 1: Cho các chất sau: metyl fomiat, ancol etylic, axit axetic, etan. Sắp xếp các chất trên theo thứ tự nhiệt độ sôi tăng dần? A. etan, metyl fomiat, ancol etylic, axit axetic B. metyl fomiat, ancol etylic, axit axetic, etan C. metyl fomiat, etan, ancol etylic, axit axetic D. etan, metyl fomiat, axit axetic, ancol etylic Câu 2: Tên gọi của este có mạch cacbon không phân nhánh có công thức phân tử C4H8O2 có thể tham gia phản ứng tráng gương là: A. propyl fomat B. etyl axetat C. Isopropyl fomat D. Metyl propionat Câu 3: Cho 4,2 gam este đơn chức no E tác dụng hết với dung dịch NaOH ta thu được 4,76 gam muối natri. Vậy công thức cấu tạo của E có thể là: A. CH3 –COOCH3 B. HCOOCH3 C. CH3COOC2H5 D. HCOOC2H5 Câu 4: X là một este no đơn chức, có tỉ khối hơi đối với nitơ (II) oxit là 3,4. - Nếu đem đun m gam este X với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được m1 gam muối. - Nếu đem đun m gam este X với một lượng vừa đủ dung dịch KOH thu được m2 gam muối. Biết m1 < m < m2. Công thức cấu tạo thu gọn của X là: A. HCOOCH(CH3)2. B. C2H5COOC2H5. C. C2H5COOCH3. D. CH3COOC3H7. Câu 5: Cho 12 gam hỗn hợp gồm anđehit fomic và metyl fomiat (có khối lượng bằng nhau) tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3. Khối lượng Ag sinh ra là A. 108,0 gam. B. 64,8 gam. C. 86,4 gam. D. 43,2 gam. Câu 6: Hỗn hợp X gồm: C2H5OH, CH3COOH, HCOOCH3. Chia m gam hỗn hợp X thành ba phần bằng nhau: - Phần 1: tác dụng với Na có dư thu được 4,48 lít H2 đktc - Phần 2: cho tác dụng với dung dịch NaOH 1M sau phản ứng thấy dùng hết 200 ml dung dịch. - Phần 3: đốt cháy hoàn toàn thu được 39,6 gam CO2 Giá trị của m là: A. 70,5 gam B. 23,5 gam C. 47 gam D. 94 gam Câu 7: Dữ kiện thực nghiệm nào không dùng để chứng minh cấu tạo của glucozơ ? A. Hoà tan Cu(OH)2 ở nhiêt độ thường tạo dung dịch màu xanh lam. B. Tạo kết tủa đỏ gạch khi đun nóng với Cu(OH)2. C. Tạo este chứa 5 gốc axit trong phân tử. D. Lên men thành ancol (rượu) etylic. Câu 8: Chất không tham gia phản ứng thuỷ phân là A. saccarozơ. B. xenlulozơ. C. fructozơ. D. tinh bột. Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Dung dịch glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm khi đun nóng cho kết tủa Cu2O. B. Dung dịch AgNO3/NH3 oxi hoá glucozơ thành amoni gluconat và tạo ra bạc kim loại. C. Dẫn khí hiđro vào dung dịch glucozơ đun nóng có Ni làm xúc tác, sinh ra sobitol. D. Dung dịch glucozơ phản ứng với Cu(OH)2/OH- ở nhiệt độ cao tạo phức đồng glucozơ Cu(C6H11O6)2 Trang 1/5 - Mã đề thi 1
  2. Câu 10: Chọn những câu đúng (1) Xenlulozơ không phản ứng với Cu(OH)2 nhưng tan được trong dung dịch [Cu(NH3)4](OH)2. (2) Glucozơ được gọi là đường mía. (3) Dẫn khí H2 vào dung dịch glucozơ, đun nóng, xúc tác Ni thu được poliancol. (4) Glucozơ được điều chế bằng cách thủy phân tinh bột nhờ xúc tác HCl hoặc enzim. (5) Dung dịch saccarozơ không có phản ứng tráng Ag, không bị oxi hóa bởi nước brom, chứng tỏ phân tử saccarozơ không có nhóm –CHO. (6) Mantozơ thuộc loại đisaccarit có tính oxi hóa và tính khử. (7) Tinh bột là hỗn hợp của 2 polisaccarit là amilozơ và amilopectin. A. 1, 2, 5, 6, 7. B. 1, 3, 4, 5, 6, 7. C. 1, 3, 5, 6, 7. D. 1, 2, 3, 6, 7. Câu 11: Câu 11 Nhận định sai về xenlulozơ là A. xenlulozơ là thành phần chính tạo nên lớp màng thực vật và là bộ khung của cây cối. B. ta có thể viết công thức của xenlulozơ là [ C6H7O2(OH)3]n. C. xenlulozơ có phân tử khối rất lớn, khoảng 1000000- 2400000. D. xenlulozơ có tính khử mạnh. Câu 12: Cho 2,5 kg glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thành ancol etylic. Tính thể tích ancol etylic 40o thu được biết ancol etylic có khối lượng riêng là 0,8 g/ml và quá trình chế biến anol etylic hao hụt 10% A. 3194,4 ml. B. 27850 ml. C. 2875 ml. D. 23000 ml. Câu 13: Tiến hành thủy phân m gam bột gạo chứa 80% tinh bột rồi lấy toàn bộ dung dịch thu được thực hiện phản ứng tráng gương thì được 5,4 gam Ag (hiệu suất phản ứng tráng gương là 50%). Tính m ? A. 2,62 gam. B. 10,125 gam. C. 6,48 gam. D. 2,53 gam. Câu 14: Xenlulozơ tác dụng với anhiđrit axetic (có H2SO4 làm xúc tác) tạo ra 9,84 gam este axetat và 4,8 gam CH3COOH, công thức của este axetat có dạng A. [C6H7O2(OOCCH3)3]n. B. [C6H7O2(OOCCH3)3]n và [C6H7O2(OOCCH3)2OH]n. C. [C6H7O2(OOCCH3)2OH]n. D. [C6H7O2(OOCCH3)(OH)2]n. Câu 15: Thể tích dung dịch HNO3 67,5% (khối lượng riêng là 1,5 g/ml) cần dùng để tác dụng với xenlulozơ tạo thành 89,1 kg xenlulozơ trinitrat là (biết lượng HNO3 bị hao hụt là 20 %) A. 55 lít. B. 81 lít. C. 49 lít. D. 70 lít. Câu 16: Chất A có CTPT là CxHyNt có %mN = 31,11%. A phản ứng với HCl như sau: A + HCl RNH3Cl. CTCT của A là: A. CH3CH2CH2NH2 B. CH3-NH-CH3 C. C2H5NH2 D. B hoặc C Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 2 amin no đơn chức đồng đẳng liên tiếp nhau ta thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ số mol: CO2 : H2O = 1: 2 . Công thức phân tử của 2 amin là A. CH3NH2 và C2H5NH2. B. C3H7NH2 và C2H5NH2. C. C3H7NH2 và C4H9NH2. D. C4H9NH2 và C5H11NH2. Câu 18: X và Y là 2 amin đơn chức mạch hở lần lượt có phần trăm khối lượng Nitơ là 31,11% và 23,73%. Cho m gam hỗn hợp gồm X và Y có tỉ lệ số mol nX:nY=1:3 tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch chứa 44,16 gam muối. m có giá trị là A. 22,2 gam. B. 22,14 gam. C. 33,3 gam. D. 26,64 gam. Câu 19: Những ancol no với amin nào sau đây cùng bậc? A. ( CH3 )3COH v ( CH3 )3CNH2 . B. C6H5CH2OH v (C6H5)2NH . C. C6H5NHCH3 v CH3CHOHCH3 D. (CH3)2CHOH v (CH3)2CHNH2 . Câu 20: Nguyên nhân gây ra tính bazơ ở amin là: A. Do amin tan nhiều trong nước B. Do phân tử amin bị phân cực mạnh C. Do nguyên tử N có độ âm điện lớn nên cặp e chung của nguyên tử N và H bị hút về phía N Trang 2/5 - Mã đề thi 1
  3. D. Do nguyên tử N còn cặp e tự do nên amin có thể nhận proton. Câu 21: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Anilin tác dụng với axit nitrơ khi đun nóng, thu được muối điazoni. B. Etylamin phản ứng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường, sinh ra bọt khí. C. Benzen làm mất màu nước brom ở nhiệt độ thường. D. Các ancol đa chức đều phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. Câu 22: Khẳng định nào sau đây không đúng? A. Amin tên gọi etyl iso-propyl amin có CTCT là (CH3)2CH(C2H5)NH. B. N,N- Etylmetylpropan-1-amin có CTCT là (CH3)(C2H5)(CH3CH2CH2)N. C. Amin bậc 2 có CTPT là C3H7N có tên gọi là etylmetylamin hoặc N–metyletanamin. D. Amin có CTCT C6H5-CH2-NH2 có tên gọi là phenylamin. Câu 23: Cho hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ có cùng CTPT C2H7NO2 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, đun nóng thu được dung dịch Y và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp Z gồm 2 khí (đều làm xanh quỳ tím ẩm). Tỉ khối của Z đối với hidro bằng 13,75. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng muối khan là: A. 16,5 gam B. 14,3 gam C. 8,9 gam D. 15,7 gam Câu 24: Cho 27,45 gam hỗn hợp X gồm amin đơn chức, no, mạch hở Y và anilin tác dụng vừa đủ với 350 ml dung dịch HCl 1M. Cũng lượng hỗn hợp X như trên khi cho phản ứng với nước brom dư, thu được 66 gam kết tủa. Công thức phân tử của Y là: A. C3H9N B. C2H7N C. C4H11N D. CH5N Câu 25: Chất X (CnH2n+4O4N2) là muối amoni của axit cacboxylic đa chức; chất Y (CmH2m-4O7N6) là hexapeptit được tạo bởi một amino axit. Biết 0,1 mol E gồm X và Y tác dụng tối đa với 0,32 mol NaOH trong dung dịch, đun nóng, thu được metylamin và dung dịch chỉ chứa 31,32 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng của X trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 52. B. 49. C. 77. D. 22 Câu 26: X là α- aminoaxit no chỉ chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH. Cho 23,4 gam X tác dụng với dd HCl dư thu được 30,7g muối của X. CTCT thu gọn của X có thể là: A. H2NCH2CH2COOH B. CH3CH(CH3)CH(NH2)COOH C. CH3CH(NH2)COOH D. H2NCH2COOH Câu 27: Cho các chất : (1)C6H5-NH2; (2) C2H5NH2; (3) (C2H5)2NH; (4) NaOH; (5): NH3. Dãy được sắp xếp theo chiều tăng của lực bazơ là A. (1)< (5)< (2)< (3)< (4). B. (1)< (2)< (5)< (3)< (4). C. (1)< (5)< (3)< (2)< (4). D. (2)< (1)< (3)< (5)< (4). Câu 28: Cho các phát biểu sau, số phát biểu đúng là : (1) Hoàn toàn có thể điều chế cao su isopren từ các monome thích hợp. (2) Hầu hết các loại tơ amit chỉ được điều chế tổng hợp. (3) Lipit là một loại chất béo. (4) Tất cả các peptit đều bị thuỷ phân bởi Kiềm hoặc Axit thích hợp, ngoài ra còn có phản ứng màu biure có màu đặc trưng là màu xanh tím. (5) Este có thể được tạo thành từ những ancol và axit tương ứng. (6) Tơ olon thường có tên gọi là tơ nitron. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 29: Tơ nào sau đây thuộc tơ hóa học? A. tơ tằm B. amilopectin C. tơ visco D. poli(metyl metacrylat) Câu 30: Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ bên: Trang 3/5 - Mã đề thi 1
  4. Kết thúc thí nghiệm, bình đựng dung dịch AgNO3 trong NH3 xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt. Chất X là A. CaO. B. Al4C3. C. CaC2. D. Ca. Câu 31: Cho các phát biểu sau: (a) Este tạo bởi axit fomic cho phản ứng tráng bạc. (b) Đun nóng chất béo với dung dịch H2SO4 loãng, thu được xà phòng và glixerol. (c) Trong một phân tử tripeptit thì số nguyên tử nitơ là 3. (d) Chỉ có các monome chứa các liên kết bội mới tham gia được phản ứng trùng hợp. (e) Saccarozơ làm mất màu dung dịch thuốc tím (KMnO4). Số phát biểu sai là A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. Câu 32: Cho 0,18 mol hỗn hợp X gồm glyxin và lysin tác dụng vừa đủ với 240 ml dung dịch HCl 1M. Nếu lấy 26,64 gam X trên tác dụng với 300 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là. A. 36,90 gam B. 32,58 gam C. 38,04 gam D. 38,58 gam Câu 33: Hỗn hợp X gồm butan, but -1-en và vinyl axetilen có tỉ khối so với hiđro là 27,25. Đốt hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp X thu được tổng khối lượng của CO2 và H2O là a gam. Mặt khác, cho 16,35 gam hỗn hợp X vào bình đựng dung dịch Br2 dư thấy có b gam brom phản ứng. Giá trị của a và b lần lượt là A. 43,950 và 84. B. 43,950 và 42. C. 35,175 và 42. D. 35,175 và 84. Câu 34: Một hợp chất hữu cơ A có công thức C6HyOz, mạch hở, chỉ chứa một loại nhóm chức. Phần trăm theo khối lượng của nguyên tử oxi trong A là 44,44%. Cho A tác dụng với dung dịch NaOH thu được một muối R và một chất hữu cơ Z. Cho R tác dụng với dung dịch HCl thu được chất B là đồng phân với Z. Hidro hóa hoàn toàn Z o (xúc tác Ni, t ) thu được ancol D. Đun nóng hỗn hợp B và D trong dung dịch H2SO4 đặc thu được este đa chức E. Phân tử khối của E là A. 146. B. 118. C. 132. D. 104 Câu 35: Hỗn hợp E chứa một axit RCOOH (X), một ancol 2 chức R’(OH)2 (Y) và một este hai chức (R”COO)2R’ (Z), biết X, Y, Z đều no, mạch hở (X, Y, Z đều no, mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 0,09 mol E cần 10,752 lít khí O2 (đktc), sau phản ứng thấy khối lượng của CO2 lớn hơn khối lượng của H2O là 10,84 gam. Nếu cho 0,09 mol E tác dụng với dung dịch NaOH thì cần 4 gam NaOH nguyên chất. Mặt khác, 14,82 gam E tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan và một ancol duy nhất là etylenglicol. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 12,15. B. 16,15. C. 13,21. D. 16,73. Câu 36: Hỗn hợp X gồm metyl fomat, đimetyl oxalat và este Y đơn chức, có hai liên kết pi trong phân tử, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol X cần dùng 1,25 mol O 2 thu được 1,3 mol CO2 và 1,1 mol H2O. Mặt khác, cho 0,4 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch Z (giả thiết chỉ xảy ra phản ứng xà phòng hóa). Cho toàn bộ Z tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tối đa thu được là A. 43,2 gam. B. 86,4 gam. C. 108,0 gam. D. 64,8 gam. Câu 37: Cho hỗn hợp Z gồm peptit mạch hở X và amino axit Y (MX > 4MY) với tỉ lệ mol tương ứng 1 : 1. Cho m gam Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch T chứa (m + 12,24) gam hỗn hợp muối natri của glyxin và alanin. Dung dịch T phản ứng tối đa với 360 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch chứa 63,72 gam hỗn hợp muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Kết luận nào sau đây đúng ? A. Tỉ lệ số gốc Gly : Ala trong phân tử X là 3 : 2. B. Số liên kết peptit trong phân tử X là 5. C. Phần trăm khối lượng nitơ trong Y là 15,73%. D. Phần trăm khối lượng nitơ trong X là 20,29%. Câu 38: Cho X,Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic và Mx<My , Z là ancol có cùng số nguyên tử cacbon với X, T là este hai chức tạo bởi X,Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 11,6 gam hỗn hợp E gồm X,Y,Z,T cần vừa đủ 13,216 lít khí O2(đktc), thu được khí CO2 và 9,36 gam H2O. Mặt khác cho 11,16 gam hỗn hợp E tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,04 mol Br2. Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng với KOH dư là A. 5,44 gam. B. 5,80 gam. C. 4,68 gam. D. 5,04 gam. Trang 4/5 - Mã đề thi 1
  5. Câu 39: Chất X (C5H14O2N2) là muối amoni của một α-amino axit; chất Y (C7H16O4N4, mạch hở) là muối amoni của tripeptit. Cho m gam hỗn hợp E gồm X và Y tác dụng hết với lượng dư NaOH thu được sản phẩm hữu cơ gồm hai amin no là đồng đẳng kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng có tỉ khối so với H2 bằng 18,125 và 53,64 gam hai muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào dưới đây? A. 45,0. B. 46,0. C. 44,5. D. 40,0. Câu 40: Đốt cháy hoàn toàn 6,46 gam hỗn hợp E gồm ba este no, mach hở X, Y, Z (đều tạo bởi axit cacboxylic và ancol; MX < MY < MZ < 248) cần vừa đủ 0,235 mol O2, thu được 5,376 lít khí CO2. Cho 6,46 gam E tác dụng hết với dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với lượng phản ứng) rồi chưng cất dung dịch, thu được hỗn hợp hai ancol đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp chất rắn khan T. Đốt cháy hoàn toàn T, thu được Na2CO3, CO2 và 0,18 gam H2O. Phân tử khối của Z là A. 160. B. 132. C. 146. D. 88. HẾT Trang 5/5 - Mã đề thi 1