Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 7 - Giáo viên THCS Vĩnh Phúc
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 7 - Giáo viên THCS Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_khao_sat_chat_luong_dau_nam_mon_ngu_van_lop_7_giao_vi.pdf
Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 7 - Giáo viên THCS Vĩnh Phúc
- KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM ĐỀ 1 Môn: Ngữ Văn - Lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I: VĂN - TIẾNG VIỆT (4 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi dưới đây: “Bởi tôi ăn uống điều độ, và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe thấy tiếng phành phạch giòn giã”. (Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài) Câu 1: (1điểm) Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên là gì? Nêu nội dung chính của đoạn văn? Câu 2: (1điểm) Xác định một biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng tạo nên cái hay của đoạn văn? Câu 3: (1điểm) Xác định các thành phần chính của câu sau: Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Câu 4: (1điểm) Tìm 5 từ láy có trong đoạn văn trên. PHẦN II: TẬP LÀM VĂN: (6 điểm) Tả một khu vườn trong buổi sáng đẹp trời. Hết 1
- KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM ĐỀ 2 Môn: Ngữ Văn - Lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút A. Trắc nghiệm (3đ) Hãy lựa chọn một đáp án đúng trong mỗi câu sau: Câu 1: Văn bản “Cổng trường mở ra” viết về nội dung gì? A. Miêu tả quang cảnh ngày khai trường B. Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ. C. Kể về tâm trạng một chú bé trong ngày đầu tiên đi học. D. Tái hiện lại những tâm tư tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp Một của con. Câu 2: Tại sao người cha của En-ri-cô lại viết thư cho con mà không nói trực tiếp? A. Vì ở xa con nên phải viết thư B. Vì sợ nói trực tiếp sẽ xúc phạm đến lòng tự trọng của con C. Vì giận quá không thể nói trực tiếp D. Vì qua thư, người cha sẽ nói được đầy đủ, sâu sắc hơn và người con sẽ cảm thấy thấm thía hơn. Câu 3: Từ ghép chính phụ là từ như thế nào? A. Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung ý nghiã cho tiếng chính. B. Từ được tạo ra từ một tiếng có nghĩa. C. Từ có các tiếng bình đẳng về ngữ pháp. D. Từ có hai tiếng có nghĩa. Câu 4: Từ ghép đẳng lập còn có tên gọi khác là gì? A. Từ ghép hợp nghĩa B. Từ ghép phân nghĩa C. Cả hai đáp án A, B đều đúng. Câu 5: Chùa chiền là từ ghép đẳng lập đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 6: Tổ hợp từ cà chua trong câu “Ăn cà chua quá ê hết cả răng” là từ ghép chính phụ đúng hay sai? A. Đúng B. Sai B. Tự luận: (7 điểm) Miêu tả cảnh mùa thu trên quê hương em. .Hết 2
- KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM ĐỀ 3 Môn: Ngữ Văn - Lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1: 2 điểm Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. 1/ Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? 2/ Em hiểu như thế nào về câu nói của người mẹ trong đoạn trích? Câu 2: 2 điểm Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong những câu sau: a. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời (Cây tre Việt Nam) b. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. (Bài học đường đời đầu tiên) c. Tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả (Mẹ Tôi) d. Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. (Cây tre Việt Nam) Câu 3: 6 điểm Sáng đầu thu trong xanh Em mặc quần áo mới Đi đón ngày khai trường Vui như là đi hội (Ngày khai trường) Ngày 5 - 9 - 2016, Lễ khai giảng năm học mới của trường THCS Ngọc Châu đã diễn ra tưng bừng, rộn rã và tràn đầy ý nghĩa. Em hãy tả lại và bày tỏ cảm xúc của mình về buổi Lễ khai giảng ấy. 3
- KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM ĐỀ 4 Môn: Ngữ Văn - Lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1: (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi ở dưới. ( ) Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ buổi trưa nào nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê. Diều bay, diều lá tre bay lưng trời. Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều Trời cao lồng lộng, đồng ruộng mênh mông hãy lắng nghe tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre. a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? b. Viết đoạn văn ngắn bộc lộ cảm xúc của em khi đọc những câu văn trên. Câu 2: (2,0 điểm) a. Phân tích thành phần câu trong mỗi câu sau, mỗi câu đó thuộc kiểu câu nào, dùng để làm gì? So sánh điểm giống và khác nhau giữa những câu đó. - Quê hương vẫn là nơi thân thiết nhất. - Giữa biển lúa vàng, nhấp nhô những chiếc nón trắng. b. Đoạn thơ sau sử dụng phép tu từ gì? Những từ ngữ nào thực hiện phép tu từ đó? Sấm Ghé xuống sân Khanh khách Cười Cây dừa Sải tay Bơi Ngọn mồng tơi Nhảy múa (“Mưa” – Trần Đăng Khoa) Câu 3: (5,0 điểm) Tả lại một trận mưa theo quan sát và tưởng tượng của em. 4
- KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM ĐỀ 5 Môn: Ngữ Văn - Lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1 (2.0 điểm). Đọc câu văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới: Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". (Theo Ngữ văn lớp 7, tập 1, trang 7) a) Câu văn trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? b) Tìm 2 từ ghép đẳng lập có trong câu văn? c) Theo em, thế giới kì diệu khi bước qua cánh cổng trường là những gì? d) Nêu ý nghĩa của câu văn trên? file word đề-đáp án Zalo 0946095198 Câu 2 (3.0 điểm). Phát hiện và phân tích giá trị của phép tu từ trong bài ca dao: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! (Theo Ngữ văn lớp7, tập 1, trang 35) Câu 3 (5.0 điểm). Hãy tả về người thân của em (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, thầy, cô, ). –––––––– Hết –––––––– 15 ĐỀ ĐÁP ÁN VÀO 6 TIẾNG VIỆT HÀ NỘI=30k 29 ĐỀ ĐÁP ÁN VÀO 6 TIẾNG VIỆT=50k 33 ĐỀ ĐÁP ÁN KHẢO SÁT ĐẦU NĂM VĂN 6,7,8,9=50k/1 khối; 180k/4 khối 15 ĐỀ ĐÁP ÁN KHẢO SÁT VĂN 6,7,8,9 LẦN 1,2,3,4=30k/1 lần/1 khối; 100k/4 khối/1 lần 20 ĐỀ ĐÁP ÁN THI THỬ VĂN 9 LẦN 1,2,3=40k/1 lần 20 ĐỀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I (II) VĂN 6,7,8,9=30k/1 khối/1 kỳ; 100k/4 khối/1 kỳ 20 ĐỀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (II) VĂN 6,7,8,9=30k/1 khối/1 kỳ; 100k/4 khối/1 kỳ 30 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2010-2016)=30k 40 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2017-2018)=40k; 70 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2010-2018)=60k 50 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2018-2019)=70k; 120 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2010-2019)=120k 40 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2019-2020)=80k; 160 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2010-2020)=200k 40 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 8(2010-2016)=40k 50 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 8(2017-2018)=50k; 90 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 8(2010-2018)=80k 60 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 8(2018-2020)=90k; 150 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 8(2010-2020)=150k 50 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 7(2010-2016)=50k 50 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 7(2017-2018)=50k; 100 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 7(2010-2018)=90k 50 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 7(2018-2020)=80k; 150 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 7(2010-2020)=150k (Các đề thi HSG cấp huyện trở lên, có HDC biểu điểm chi tiết) 5
- KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM ĐỀ 6 Môn: Ngữ Văn - Lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút I. Phần trắc nghiệm (2 điểm): Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1: Ét-môn-đô đơ A-mi-xi là nhà văn của nước nào? A. Ý B. Pháp C. Đức D. Anh Câu 2: Nội dung chính của văn bản “Cổng trường mở ra” là gì? A. Viết về ngày khai trường đầu tiên B. Viết về tâm trạng của đứa con trong đêm trước ngày khai trường. C. Viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con. D. Viêt về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Câu 3: “Cổng trường mở ra” thuộc kiểu văn bản nào? A. Thuyết minh B. Miêu tả C. Tự sự D. Biểu cảm. Câu 4: Ai là nhân vật chính trong truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”? A. Thành B. Thủy và Thành C. Người mẹ D. Những con búp bê. Câu 5:Dòng nào sau đây là cụm động từ? A. Cái máng lợn cũ kĩ; B. Một cái máng lợn sứt mẻ; C. Đang đập vỡ một cái máng lợn; D. Một cái máng lợn vỡ. Câu 6: Dòng nào có từ viết chưa đúng chính tả? A.Lệch lạt B. Man mát C. Phân phát D. Nhếch nhác. Câu 7: Yêu cầu nào không cần thiết khi kể chuyện? A. Lời kể rõ ràng, rành mạch. C. Lời kể diễn cảm, có ngữ điệu. B. Lời nói phải điệu một chút D. Phát âm đúng, dễ nghe. Câu 8: Chủ đề của một văn bản là gì? A. Là đoạn văn quan trọng nhất của văn bản. B. Là tư tưởng, quan điểm của tác giả thể hiện trong văn bản. C. Là nội dung cần được làm sáng tỏ trong văn bản. D. Là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản. II. Phần tự luận: Câu 1: a.Thế nào là từ ghép? Có mấy loại từ ghép? b.Xếp những từ ghép sau vào những loại từ ghép tương ứng: Nhà cửa, nhà sàn, bàn ghế, quần áo, giấy thấm, giấy bút, sách vở, sách toán, nóng rực, nóng ran, nóng nực, lạnh toát, lạnh giá, lạnh ngắt. Câu 2: Nhân vật người mẹ trong «Cổng trường mở ra» (Lí Lan) nói: « bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra». Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về thế giới kì diệu đó. Câu 3: Hãy tả một người mà em yêu quý. HẾT Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm 6
- KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM ĐỀ 7 Môn: Ngữ Văn - Lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút I. PHẦN ĐỌC- HIỂU:(3 điểm) Đoc đọ ạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Đêm qua lúc nào chợt tỉnh, tôi cũng nghe tiếng nức nở, tức tưởi của em. Tôi cứ phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo. Sáng nay dậy sớm,tôi khẻ mở cửa rón rén đi ra vườn, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Chợt thấy động ở phía sau, tôi quay lại:em tôi đã theo ra từ lúc nào.Em lặng lẽ đặt tay lên vai tôi.Tôi kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc (Theo Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê, SGK Ngữ văn 7, tập một trang 21) Câu 1 (0.5 điểm): Người kể trong đoạn trích trên là ai? Câu 2 (0.5 điểm): Câu văn “Đêm qua lúc nào chợt tỉnh, tôi cũng nghe tiếng nức nở, tức tưởi của em”sử dụng biện pháp tu từ nào? Câu 3 (1 điểm): Đoạn văn trên thể hiện tâm trạng của ai? Đó là tâm trạng gì? Câu 4 (1 điểm): Qua câu chuyện “cuộc chia tay của những con búp bê” tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người điều gì? II. PHẦN LÀM VĂN: (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) Hãy viết đoạn văn kể về gia đình của em. Câu 2: (5 điểm) Viết bài văn miêu tả người thân yêu gần gũi nhất với mình(ông,bà,cha, mẹ) - HẾT- 20 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2017-2018=20k 38 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2018-2019=40k 59 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2019-2020=60k 58 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2017-2019=50k 117 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2017-2020=100k 32 ĐỀ-20 ĐÁP ÁN CHUYÊN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2019-2020=30k 30 ĐỀ ĐÁP ÁN GIÁO VIÊN GIỎI MÔN VĂN=90k ĐỀ CƯƠNG GIỮA HK2 VĂN 7 CÓ ĐÁP ÁN=30k Giáo án bồi dưỡng HSG Văn 7(23 buổi-63 trang)=50k Cách thanh toán: Thanh toán qua tài khoản ngân hàng. Nội dung chuyển khoản: tailieu + Số T/K VietinBank: 101867967584; Chủ T/K: Nguyễn Thiên Hương Cách nhận tài liệu: Tài liệu sẽ được gửi vào email của bạn hoặc qua Zalo 0946095198 7
- KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM ĐỀ 8 Môn: Ngữ Văn - Lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1 (2,5 điểm): a. Chi tiết Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời có ý nghĩa như thế nào? b. Cho câu văn: Các bạn trong lớp em chơi với nhau rất thân thích. - Từ dùng sai trong câu văn trên là từ nào? - Hãy viết lại câu văn đó sau khi đã chữa lỗi. Câu 2 (2,0 điểm): Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: “ Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo và sáng sủa. Từ khi có Vịnh Bắc Bộ và từ khi Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người, thì sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong những ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi. (Ngữ văn 6 – tập 2) a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? b. Em có nhận xét gì về cách sử dụng hình ảnh và từ ngữ trong đoạn văn và cho biết tác dụng của cách diễn đạt ấy. Câu 3 (5,5 điểm): Tả lại cảnh sân trường em trong giờ ra chơi. HẾT (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) 8
- KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM ĐỀ 9 Môn: Ngữ Văn - Lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1 (2 điểm) Không viết lại câu hỏi, chỉ ghi số thứ tự của câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách chọn một câu trả lời đúng nhất (trong các câu trả lời sau mỗi câu hỏi) để viết lại vào tờ giấy thi. 1. Bài thơ “ Lượm” của Tố Hữu được sáng tác vào thời kì nào? A. Trước Cách mạng tháng Tám 1945 B. Kháng chiến chống Pháp(1946- 1954) C. Trong kháng chiến chống Mĩ D. Trong thời kì hòa bình 2. Văn bản “ Lao xao” trích từ “ Tuổi thơ im lặng” của Duy Khán thuộc thể loại nào? A. Truyện ngắn B. Thơ C. Hồi kí tự truyện D. Tiểu thuyết 3. Vị trí của người miêu tả trong đoạn trích “ Sông nước Cà Mau” của Đoàn Giỏi là ở đâu? A. Trên con đường xuôi theo các kênh rạch B. Trên con đường bám theo các kênh rạch C. Từ trên cao nhìn bao quát toàn cảnh D. Ngồi một nơi và tưởng tượng ra 4. Hình ảnh Dế Mèn trong tác phẩm “ Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài được tái hiện qua con mắt của ai? A. Nhà văn B. Dế Mèn C. Dế Trũi D. Chị Cốc 5. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt? A. Hùng dũng B. Trịnh trọng C. Hãnh diện D. Rung rinh 6. Câu thơ: “Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua” (Anh Thơ) có sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Ẩn dụ B. So sánh C. Nhân hóa D. Hoán dụ 7. Nếu viết: “Bạn Lan là người học giỏi nhất lớp 6A” thì câu văn mắc phải lỗi nào? A. Thiếu trạng ngữ B. Thiếu chủ ngữ C. Thiếu vị ngữ D. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ 8. Dấu phẩy trong câu: “ Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.” nhằm đánh dấu ranh giới nào? A. Giữa cụm chủ vị với thành phần phụ của nó B. Giữa các từ có cùng chức năng với nhau C. Giữa một bộ phận của câu với thành phần chú thích của nó D. Giữa hai vế của câu ghép Câu 2.(8 điểm) Kể về một kỉ niệm đẹp hồi ấu thơ mà em còn nhớ mãi. 9
- KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM ĐỀ 10 Môn: Ngữ Văn - Lớp 7 Thời gian làm bài: 45 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm). Hãy chọn phương án trả lời đúng rồi ghi vào giấy kiểm tra: Câu 1: Xác định nhân vật chính trong văn bản “Cổng trường mở ra” A. Người mẹ B. Người con C. Bà ngoại D. Phụ huynh học sinh Câu 2: Trong văn bản “ Mẹ tôi” đã học, em hãy cho biết tại sao bố của En - ri - cô lại viết thư khi con mình có lỗi ? A. Vì con ở xa nên bố phải viết thư gửi đến con. B. Vì giận con quá không muốn nhìn mặt con nên bố phải viết thư gửi đến con. C. Vì viết thư bố sẽ nói được đầy đủ ,sâu sắc hơn, con sẽ cảm nhận và hiểu sâu sắc. D. Vì sợ nói trực tiếp sẽ xúc phạm đến con nên bố phải viết thư. Câu 3: Trong câu: “Sáng nay, Nam nhặt được bao nhiêu là châu chấu”, đại từ “bao nhiêu” dùng để: A. Trỏ số lượng. B. Hỏi về người, vật. C. Hỏi về số lượng. D. Hỏi về hoạt động, tính chất. Câu 4: Hãy xác định mạch lạc trong văn bản không có tính chất nào trong số các tính chất dưới đây: A. Trôi chảy thành dòng, thành mạch. B. Là linh hồn của văn bản. C. Thông suốt liên tục không đứt đoạn. D. Tuần tự đi qua khắp các phần, các đoạn trong văn bản. II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm). Câu 5 (2 điểm): Sắp xếp các từ ghép sau đây thành từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập: Mặt mũi, bút bi, bàn ghế, áo mưa, xanh biếc, suy nghĩ, thước kẻ, giang sơn. Câu 6 (2 điểm): Chép thuộc lòng một bài ca dao về “Những câu hát châm biếm”. Nội dung và nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong bài đó là gì ? Câu 7 (4 điểm): Viết một đoạn văn ngắn (10-15 câu) kể về kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai giảng năm học mới của em, có sử dụng ít nhất 2 từ ghép đẳng lập và 2 từ ghép chính phụ. HẾT (Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm) 10