Đề thi khảo sát chất lượng đội tuyển học sinh giỏi Lớp 11 liên trường môn Lịch sử - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Triệu Sơn 5 (Có đáp án)

doc 6 trang thaodu 5140
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng đội tuyển học sinh giỏi Lớp 11 liên trường môn Lịch sử - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Triệu Sơn 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_chat_luong_doi_tuyen_hoc_sinh_gioi_lop_11_li.doc

Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng đội tuyển học sinh giỏi Lớp 11 liên trường môn Lịch sử - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Triệu Sơn 5 (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT THANH HÓA KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐỘI TUYỂN TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5 HỌC SINH GIỎI LỚP 11 LIÊN TRƯỜNG NĂM HỌC 2019 - 2020 Đề chính thức MÔN: LỊCH SỬ Gồm có 01 trang Thời gian làm bài: 180 phút Ngày thi 27/10/2019 Họ tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1. (3 điểm): Hoàn thành bảng niên biểu các sự kiện lịch sử Thế giới Cận đại theo bảng: TT Thời gian Sự kiện 1 8/1642 2 12/1688 3 4/1775 4 4/7/1776 5 17/10/1777 6 5/5/1789 7 14/7/1789 8 8/1789 9 21/1/1793 10 18/1/1871 11 12/4/1861 12 9/4/1865 Câu 2. (4 điểm): Có đúng hay không khi cho rằng kẻ tội phạm châm ngòi cho Chiến tranh Thế giới thứ hai là chủ nghĩa phát xít Đức, Ý, Nhật nhưng các nước Anh, Pháp, Mĩ cũng phải chịu trách nhiệm một phần về sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai? Câu 3. (3 điểm): Hãy so sánh phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX với phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX theo bảng sau: Nội dung Phong trào Cần vương Phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX Bối cảnh lịch sử Mục tiêu đấu tranh Tầng lớp lãnh đạo Lực lượng tham gia Hình thức đâu tranh Câu 4. (4 điểm): Căn cứ vào đâu để khẳng định Văn minh Đại Việt được hình thành trên cơ sở phục hưng và phát triển văn minh người Việt cổ, tiếp thu và đồng hoá ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc ở phương Bắc và văn hoá Chămpa ở phía Nam? Nêu đặc điểm, vị trí và xu hướng chuyển hoá của nền Văn minh Đại Việt? Câu 5. (4 điểm): Bằng những sự kiện lịch sử của phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX, em hãy chứng minh câu nói của Nguyễn Trung Trực “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Câu 6. (2 điểm): Hãy nêu phong trào cách mạng giai đoạn 1936 – 1939 của nhân dân Thanh Hóa. Hết 1
  2. SỞ GD&ĐT THANH HÓA ĐÁP ÁN ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐỘI TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5 TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 LIÊN TRƯỜNG MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 180 phút Đáp án chính thức Gồm có 5 trang Câu Nội dung Điểm 1 -Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. 3 TT Thời gian Sự kiện 1 8/1642 Vua Sác lơ I tuyên chiến với Quốc hội Anh 2 12/1688 Quốc hội đưa Vin-hem Ô-ran- giơ lên ngôi vua. Lập chế độ quân chủ lập hiến ở nước An 3 4/1775 Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ bùng nổ 4 4/7/1776 Đại hội thông qua bản Tuyên ngôn độc lập, thành lập Hợp chúng quốc Mĩ. 5 17/10/1777 Chiến thắng Xa-ra-tô-ga, tạo nên bước ngoặt của cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ 6 5/5/1789 Vua Lu-i XVI triệu tập Hội nghị 3 đẳng cấp tại cung điện Véc-xai 7 14/7/1789 Quần chúng tấn công chiếm ngục Ba-xti. CMTS Pháp bùng nổ ( Ngày quốc khánh của nước Pháp) 8 8/1789 Quốc hội lập hiến thông qua Bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” với khẩu hiệu nổi tiếng “Tự do- Bình đẳng- Bác ái” 9 21/1/1793 Vua Lu-I XVI bị xử chém vì tội phản quốc. 10 18/1/1871 Lễ thành lập Đế chế Đức tại cung điện Véc-xai (Pháp) 11 12/4/1861 Nội chiến ở Mĩ bùng nổ. 12 9/4/1865 Quân đội Liên bang giành chiến thắng trong trận đánh quyết định. Chấm dứt cuộc nội chiến ở Mĩ. 2 * Nguyên nhân: 3 - Nguyên nhân sâu xa: Do sự phát triển không đồng đều về kinh tế, chính trị 0.25 giữa các nước tư bản. - Nguyên nhân trực tiếp: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 dẫn đến việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở Đức, Ý, Nhật. * Nói kẻ tội phạm châm ngòi Chiến tranh thế giới thứ hai là phát xít 0.25 Đức, Ý, Nhật nhưng các nước Anh, Pháp, Mĩ cũng phải chịu trách nhiệm một phần về sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thê giới thứ hai không sai. Vì: -Từ cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, Đức, Ý, Nhật đã phát xít hoá bộ 0.25 máý thống trị, di theo đường lối gây chiến tranh chia lại thị trường thế giới. - Năm 1937, ba nước Đức, Ý, Nhật hình thành khôi phát xít được mệnh danh là trục “Béclin — Rôma — Tôkiô”. Khôi này vừa chông Quốc tế Cộng sản, 0.25 vừa gây chiến tranh để chia lại thế giới. - Sau khi chiếm Đông Bắc Trung Quốc (1931), từ năm 1937, Nhật mở rộng 0.25 2
  3. chiến tranh xâm lược trên toàn lãnh thổ Trung Quốc. Phát xít Italia tiến hành chiến tranh xâm lược Êtiôpia (1935), cùng với Đức tham chiến ở Tây Ban Nha (1936 - 1939). - Sau khi xoá bỏ Hoà ước Vécxai, nước Đức phát xít hướng tới mục tiêu 0.25 thành lập một nước “Đại Đức” gồm tất cả các lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở châu Âu. - Trước các cuộc xâm lược của Liên minh Phát xít, Liên Xô xem phát xít là 0.25 kẻ thù nguy hiểm nhất, nên chủ trương liên kết với các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ để chông phát xít và nguy cơ chiến tranh. - Chính phủ các nước Anh, Pháp, Mĩ đều có chung mục đích là giữ nguyên 0.25 trạng trật tự thế giới có lợi cho mình. Họ lo sợ sự bành trưởng của chủ nghĩa phát xít, nhưng vẫn ghét cộng sản. Vì thế giới cầm quyền các nước Anh, Pháp thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít hòng đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. Với “Đạo luật trung lập”, giới cầm quyền Mĩ thực hiện chính sách không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài châu Mĩ. - Để thành lập Nhà nước “Đại Đức”, lợi dụng sự dung túng của Anh, Pháp-, 0.25 Mĩ, Hítle đã sáp nhập Áo (một nước cùng dân tộc với Đức) vào Đức, yêu cầu Chính phủ tìm cách chuyển vùng đất Xuyđét cho Đức - Ngày 29/9/1938, Hội nghị Muyních được triệu tập với sự tham dự ' của 0.25 Chính phủ Anh, Pháp, Đức, Italia. Một Hiệp định được kí kết theo đó, Anh, Pháp trao Xuyđét của Tiệp Khắc cho Đức để đổi lấy sự cam kết của Hítle về việc chấm dứt mọi thôn tính ở châu Âu. Sau khi chiếm Xuyđét, Hítle thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc (3/1939). Không dừng lại ở đó, Hítle bắt đầu gây hấn và ráo riết chuẩn bị tiến hành chiến tranh với Ba Lan. - Sau khi kí xong Hiệp ước “Không xâm phạm lẫn nhau Xô — Đức” 0.25 (23/8/1939), rạng sáng 1/9/1939, Đức tấn công Ba Lan. Hai ngày sau, Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. (0,5d) => Như vậy, rõ ràng chính sách nhượng bộ của Anh, Pháp và không can 0.25 thiệp của Mĩ đã không cứu vãn được hoà bình, mà lại khuyến khích bọn phát xít đẩy mạnh chiến tranh xâm lược. Thủ phạm gây chiến tranh là phát xít Đức, Ý, Nhật, nhưng các cường quốc Anh, Pháp, Mĩ đã tạo điều kiện (dung túng và nhượng bộ), họ cũng phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. (0,25đ) 3 Nội dung Phong trào Cẩn vương Phong trào giải phóng dân tộc 3 đẩu thế kỉ XX Bối cảnh - Sau Hiệp ước Patơnốt - Pháp tiến hành khai thác 1.0 lịch sử (1884), thực dân Pháp đã đặt thuộc địa lần thứ nhất ở Việt ách đô hộ Việt Nam. Nam, kinh tế - xã hội nước ta - Cuộc phản công tháng có nhiều chuyển biến. 7/1885 thất bại, vua Hàm - Tác động của những trào lưu Nghi xuất bôn, hạ chiếu cần tư tưởng tiến bộ thế giới vương. Mục tiêu Giúp vua cứu nước. Khôi Chống Pháp, giành độc lập, đấu tranh phục vương triều phong kiến. dân chủ. 0.5 0.5 3
  4. Hình thức Khởi nghĩa vũ trang. Bạo động vũ trang, cải cách xã đấu tranh hội, duy tân đất nước. 0.5 Tầng lớp Quan lại, sĩ phu, văn thân yêu Các sĩ phu tiến bộ theo khuynh lãnh đạo nước. hướng dân chủ tư sản. Lực lượng Sĩ phu, nông dân. Sĩ phu tiến bộ, nông dân, trí 0.5 tham gia thức tiểu tư sản. (0,5đ) 4 a. Giới thiệu về sự hình thành và phát triển Văn minh Đại Việt: 4 - Văn minh Đại Việt được hình thành song song với quá trình hình 0,5 thành và phát triển của quốc gia Đại Việt (từ thế kỉ X đến thế ki XVIII). - Văn minh Đại Việt được hình thành dựa trên cơ sở: + Văn minh Văn Lang - Âu Lạc của người Việt cổ được phục hưng và phát triển. + Anh hưởng văn hoá Trung Quốc ở phương Bắc. + Anh hưởng văn hoá Chămpa ở phía Nam. b. Căn cứ vào các thành tựu văn hoá của Văn minh Đại Việt để khẳng định nền Văn minh Đại 'Việt được hình thành dựa trên 3 cơ sở nêu trên: - Thành tựu văn hoá kỉnh tế - vật chất: 0.5 + Về cơ bản giống người Việt cổ, không có sự chuyển biến về chất. Kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp, ăn - ở - mặc - đi lại vẫn đạm bạc giản dị, + Nhưng phát triển với quy mô lớn hơn, trình độ kĩ thuật cao hơn. Ki thuật đồ sắt đã phổ biến, các ngành nghề thủ công và hoạt động buôn bán khá phồn thịnh. - Thành tựu văn hoá - xã hội: 0.5 Thiết chế nhà nước quân chủ chuyên chế, phong kiến quan liêu vẫn tồn tại, bao trùm lên một hệ thống cộng đồng các làng xã cổ truyền. Nhưng phát triển quy củ và hoàn chỉnh hơn từ trung ương đến địa phương. Ví dụ: Sau vua, đứng đầu quan văn là Thừa tướng, đứng đầu quan võ là Thái úy. - Thành tựu văn hoá - tinh thần: 0.25 + Văn hoá Phật giáo: Với các kiến trúc - điêu khắc: chùa tháp, tô tượng, đúc đồng, khắc in kinh sách Phật. Để lại nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng: chùa Diên Hựu, tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, + Văn hoá Nho giáo: Với dòng văn học chữ Hán, các công trình thành quách, 0.25 cung điện. Các thành tựu tiêu biểu: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, các tác phẩm văn học như bài thơ thần tương truyền của Lý Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn. Dựa trên chữ Hán sáng tạo ra chữ Nôm. + Văn hoá dân gian: Với nền văn học truyền miệng, các trò chơi ca hát, rối 0.25 nước, đá cầu, Đồ chạm khắc với nhiều kiểu hoa văn trang trí, đường nét mềm mại, độc đáo, c. Đặc điểm của Văn minh Dại Việt: 0.5 - Thể hiện một nền văn hoá phát triển rực rỡ, phong phú, độc đáo. - Gắn liền với cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước. - Mang đậm tính dân tộc và dân gian. d. Vị trí Văn minh Đại Việt: 0.5 - Nếu như Văn minh Vàn Lang - Âu Lạc phác hoạ và định hình bản sắc truyền thống dân tộc, thì Vàn minh Đại Việt có vị trí kiện toàn, phát triển bản sắc truyền thống dân tộc, góp phần tạo nên tâm hồn và tính cách Việt. e. Xu hướng chuyển hoá: 0.25 - Thời Lý - Trần, các dòng văn hoá: Phật giáo, Nho giáo, dân gian phát triển 4
  5. đan xen nhau, hoà nhập vào nhau. Chất kết dính gắn bó ba dòng văn hoá đó là ý thức dân tộc và tinh thần yêu nước. - Thời gian sau (thời Lê), cùng với sự phân hoá đảng cấp xã hội, Nho giáo lấn át Phật giáo, trở thành chính thống độc tôn nơi cung đình. Dòng văn hoá cung đình ngày càng xơ cứng, khô cằn, kìm hãm tư tưởng và óc sáng tạo của các tác giả. Do đó văn hoá dân gian tách rời văn hoá cung đình và đi vào môi trường xóm làng - dân gian, 5 Chứng minh câu nói của Nguyễn Trung Trực 5 Khi bị Pháp bắt và đưa ra chém, Nguyễn Trung Trực khảng khái nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. 0.5 Trước khi chết ông đã khẳng định tinh thần quyết tâm đanh Phap đên cùng của nhân dân ta. Thực tế lịch sử truyền thông yêu nước của nhân dân ta đã chứng minh đúng như thế. - Mặt trận Đà Nẵng: Ngay từ khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng xâm lược Đà Năng, nhân 0.75 dân ta đã anh dũng chiến đấu và thực hiện “vườn không nhà trông” gây cho địch nhiều khó khăn. Đốc học Phạm Văn Nghị đã đem 300 quân tình nguyện từ Bắc vào kinh đô Huế xin được lên đường giết giặc. Tổng đốc Nguyễn Tri Phương làm tổng chỉ huy mặt trận Quảng Nam khi Pháp đánh Đà Năng - Mặt trận Gia Định: 0.5 Khi Pháp đánh chiếm thành Gia Định, các đội nghĩa binh ngày đêm bám sát, tìm cách bao vây tiêu diệt địch buộc Pháp phải phá huỷ thành, rút xuống chiến tàu. Nguyễn Tri Phương làm tổng chỉ huy mặt trận ở thành Gia Định - Miền Đông Nam Kì: Khi Pháp chiếm Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long, các toán nghĩa quân của 0.75 Trương Định, Trần Thiện Chính, Lê Huy đã chiến đấu rất anh dũng và lập nhiều chiến công. Nguyễn Trung Trực chỉ huy nghĩa quân đánh chìm tàu Étpêrăng của giặc trên sông Vàm Cỏ. Sau khi triều đình Nguyễn kí Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, phong trào chống Pháp vẫn tiếp tục lên cao tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trương Định (1862 - 1864). Một số sĩ phu yêu nước thể hiện thái độ bất hợp tác với Pháp bằng phong trào “tị địa”. - Miền Tây Nam Kì: 0.75 + Khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì, một số nhà nho tìm đường ra Bình Thuận nhằm mưu cuộc kháng chiến lâu dài. + Đấu tranh vũ trang như: Phan Tôn, Phan Liêm chỉ huy nghĩa quân hoạt động ở Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc, nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, khởi nghĩa của Trương Quyền ở Tây Ninh. + Đấu tranh của các nho sĩ như: Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông, Phan Văn Trị dùng ngòi bút của mình tố cáo quân cướp nước. - Mặt trận Bắc Kì: 0.75 + 100 binh sĩ dưới sự chỉ huy của viên Chưởng cơ đã chiến đấu anh dũng, hi sinh đến người cuối cùng. + Tổng đốc Nguyễn Tri Phương và con trai là Nguyễn Lâm đã anh dũng hi sinh khi bảo vệ thành Hà Nội, Tổng đốc Hoàng Diệu tuẫn tiết khi Pháp đánh Hà Nội lần thứ hai. + Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì chiến đấu kiên cường, phục kích tiêu diệt địch làm nên hai lần chiến thắng Cầu Giấy (1873 và 1883). - Khi triều đình đầu hàng: 0.5 Phong trào Cần vương bùng nổ với nhiều cuộc khởi nghĩa như: Ba Đình, Hùng Lĩnh, Hương Khê, Bãi Sậy, phong trào nông dân Yên Thế, phong trào 5
  6. đấu tranh của đồng bào miền núi và các dân tộc thiểu số, - Ý nghĩa: 0.5 + Thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí chiến đấu bất khuất của nhân dân ta. + Để lại những bài học kinh nghiệm quý báu cho giai đoạn sau. 6 - HS không cần nhớ chi tiết các số liệu, chỉ cần nêu rõ vai trò có thể cho 2 điểm tối đa. - Trong 9 năm kháng chiến gian khổ, ác liệt, Thanh Hóa đã thực hiện xuất 0.25 sắc vai trò hậu phương cho cuộc kháng chiến. Thanh Hóa đã giúp đỡ hàng vạn đồng bào tản cư, các đơn vị bộ đội, các cơ quan Trung ương, các cơ quan khu 3, khu 4, bộ đội Phathet Lào, chính phủ kháng chiến và vùng giải phóng Bắc Lào. -Nhân dân Thanh Hóa đã chi viện cho Miền Nam 2 đại đội bộ đội địa 0.25 phương, bổ sung bộ đội chủ lực 2 tiểu đoàn, 36 đại đội, 6 trung đội, 500 chiến sĩ du kích, huy động gần 57 ngàn thanh niên tham gia bộ đội và thanh niên xung phong, huy động hàng triệu ngày công phục vụ các chiến dịch. - Dù ở đâu và chiến trường nào con em Thanh Hóa cũng hoàn thành xuất sắc 0.25 nhiệm vụ. Do vậy 5 chiến sĩ ưu tú được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. - Trong những năm 1948-1949: Thanh Hóa đã quyên góp và thu mua lúa 0.25 khao quân, ủng hộ bộ đội địa phương được hơn 26 nghìn tấn. - Từ năm 1951 đến 1954, Thanh hóa thu mua được 261.728 tấn thóc thuế 0.25 nông nghiệp, góp phần cung ứng cho cuộc kháng chiến. - Năm 1953 Thanh Hóa cung cấp cho Chiến khu Việt Bắc 3000 thếp giấy và 0.25 hàng vận tấn giấy in báo, nhập kho nhà nước 1.495 tấn muối. - Từ 1951-1953 lò cao Như Xuân đã sản xuất được 500 tấn gang phục vụ cho 0.25 công cuộc kháng chiến. - Vì vậy khi vào thăm Thanh Hóa lần thứ 2 (1957) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 0.25 khen ngợi: “ Bây giờ tiếng Việt nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó, tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó”. HẾT 6