Đề thi khảo sát chất lượng đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Triệu Sơn 5 (Có đáp án)

docx 6 trang thaodu 6081
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Triệu Sơn 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_khao_sat_chat_luong_doi_tuyen_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_v.docx

Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Triệu Sơn 5 (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5 ĐỀ THI KSCL ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2019 - 2020 Ngày thi: 30 tháng 09 năm 2019. Môn thi: Ngữ văn Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm có 02 trang) I. Đọc - hiểu (6,0 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Bản hợp đồng cuối cùng Buổi sáng tôi đi trên con đường lát đá, Và rao lên: "Nào, ai thuê tôi thì đến thuê". Ông vua ngồi trên xe đi tới, kiếm cầm trong tay. Ông nắm tay tôi và bảo: "Ta muốn thuê ngươi bằng quyền lực của ta" Nhưng quyền lực của y thì có gì đáng kể Và thế là y lại ra đi Dưới trời trưa nóng bỏng Những ngôi nhà đóng cửa đứng yên. Tôi lang thang trên con đường nhỏ quanh co. Một ông già bước ra, mang một túi vàng. Ông suy nghĩ rồi bảo: "Ta sẽ thuê ngươi bằng tiền bạc của ta" Ông ta nhấc tiền lên, đồng này rồi đồng khác nhưng tôi đã quay lưng. Chiều đã xuống Khu vườn nở hoa đầy giậu Một cô gái xinh đẹp đến và bảo: "Tôi sẽ thuê anh bằng một nụ cười" Nụ cười của cô ta đã nhạt đi Và tan thành nước mắt, Và cô đã trở về trong bóng tối một mình. Ánh mặt trời long lanh trên cát, Và sóng vỗ rì rào; Một cậu bé ngồi chơi với dăm vỏ ốc. Cậu ngẩng đầu lên, và dường như cậu nhận ra tôi rồi nói: "Tôi thuê anh với hai bàn tay trắng" Và từ khi bản hợp đồng được ký chơi với cậu bé. Tôi trở thành người tự do. (Nguồn: Thơ Ta-go - Bản dịch của Đào Xuân Quý) Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. Câu 2: Vì sao chàng trai từ chối lời đề nghị của ông vua, ông già và cô gái? Câu 3: Lý do gì khiến chàng trai nhận lời với cậu bé? Câu 4: Thông điệp mà anh chị rút ra được từ văn bản trên?
  2. II. Làm văn (14,0 điểm): Câu 1: (4,0 điểm) Từ ý nghĩa của “bản hợp đồng cuối cùng” trong bài thơ, anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 400 chữ), bàn luận về quan niệm tự do của Ta-go. Câu 2: (10,0 điểm) Nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng: “ Những người cầm bút có biệt tài có thể chọn ra trong dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc thời gian mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất, một khoảnh khắc cuộc sống nhưng bắt buộc con người ở vào một tình thế phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất, thậm chí có khi là khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người, một đời nhân loại”. ("Trang giấy trước đèn", NXB KHXH, H. 1994, tr. 258) “Tình thế” đặc biệt ấy được thể hiện như thế nào trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân)? Từ đó liên hệ với “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” (Nguyễn Dữ) để thấy được “tình thế” đặc biệt của tác phẩm. HẾT Họ và tên thí sinh Số báo danh . Họ tên, chữ kí của giám thị coi thi (Giám thị không giải thích gì thêm. Thí sinh không được sử dụng tài liệu )
  3. TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI KSCL ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI, NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn thi: Ngữ văn Thời gian: 120 phút (ĐA gồm 04 trang) Phần/ Ý Yêu cầu cần đạt Điểm Câu I. Đọc – hiểu 6,0 1 Các PTBĐ được sử dụng trong văn bản: Biểu cảm, tự sự, nghị luận 1,0 (Đúng 1PTBĐ cho 0,25; đúng 2PTBĐ cho 0,5; đúng cả 3PTBĐ cho 1,0). 2 Chàng trai từ chối lời đề nghị của ông vua, ông già và cô gái vì: nhà vua thuê 1,5 anh bằng quyền lực, ông già thuê anh bằng tiền bạc, cô gái thuê anh bằng nhan sắc. Những điều đó đều khiến anh ta thấy mất tự do. Anh ta từ chối vì không muốn bị ràng buộc bởi những điều kiện về vật chất. 3 Lý do khiến chàng trai nhận lời với cậu bé: vì đó là một bản hợp đồng phi vật 1,5 chất, hoàn toàn thuần túy bằng tinh thần và tình cảm. Chơi với cậu bé một ngày trên bãi biển, cậu bé chẳng có gì trả cho anh và thực ra, anh cũng không phải lao động đúng nghĩa. Chính lúc kí bản hợp đồng cuối cùng này, anh cảm thấy rất thoải mái, thấy mình “thành người tự do”. 4 Thí sinh có thể đưa ra những thông điệp khác nhau nhưng phải bám sát nội dung 2,0 văn bản, cách lí giải phải phù hợp với đạo đức, văn hoá và pháp luật thì mới được chấp nhận. II. Làm văn 14,0 1 Từ ý nghĩa của “bản hợp đồng cuối cùng” trong bài thơ, anh/chị hãy viết bài 4,0 văn (khoảng 400 chữ), bàn luận về quan niệm tự do của Ta-go. Yêu cầu chung: - Câu hỏi hướng đến việc đánh giá năng lực viết bài văn NLXH, đòi hỏi thí sinh 0,5 phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản để bày tỏ thái độ, chủ kiến của mình. - Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ quan điểm riêng của mình, nhưng phải có thái độ chân thành nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Yêu cầu cụ thể: 3,0 1 Giải thích: 0,5 - Tự do (của cá nhân) là trạng thái con người tự mình làm chủ mình, không lệ 0,25 thuộc vào người khác, không bị người khác chi phối; được nghĩ, được hành động theo đúng những đòi hỏi của tâm hồn mình trên cơ sở nhận thức về lẽ phải. - Tự do vừa là bản chất tự nhiên, vừa là khát vọng thường trực của mỗi con người. Tìm kiếm tự do trở thành bản năng sống của mỗi người. Càng thiếu tự do, 0,25 con người càng khao khát tự do. => Thông qua câu chuyện của chàng trai, bài thơ “Bản hợp đồng cuối cùng” thực chất là hành trình của khát vọng tìm kiếm tự do. 2 Bàn luận: 2,0 - Bài thơ có dáng dấp như một câu chuyện dân gian với tình huống: một chàng 0,25 trai ra giá thuê mình, đi tìm kiếm một bản hợp đồng. Lần lượt, nhà vua thuê bằng quyền lực, ông già thuê bằng tiền bạc, cô gái thuê bằng nhan sắc nhưng anh đều không đồng ý. Cuối cùng, chàng trai kí kết một bản hợp đồng đặc biệt với một cậu bé: chơi với cậu bé một ngày trên bãi biển, cậu ta chẳng có gì trả cho anh.
  4. - Ẩn sau mạch tự sự là mạch triết lí. Chàng trai ra giá thuê mình mà lại không 0,5 chấp nhận kí hợp đồng với người có quyền lực, có tiền bạc, có nhan sắc. Là bởi vì những điều đó đều khiến anh ta thấy mất tự do. Bản hợp đồng với cậu bé đã được kí kết vì đơn giản anh cảm thấy mình “thành người tự do”. Từ đó, triết lí nảy ra: chỉ khi nào tâm hồn con người được giải thoát khỏi sự cám dỗ, ràng buộc của quyền lực, tiền tài, sắc đẹp nghĩa là những ham muốn, dục vọng vật chất, thì mới có được sự tự do đích thực trong tinh thần. - Bản chất của con người khi sinh ra là tự do. Đó là quyền tự nhiên của mỗi con 0,25 người. Quyền lực, tiền bạc, sắc đẹp là hiện thân cho những mong muốn, dụng vọng vật chất có thể điều khiển, chi phối suy nghĩ, hành động của con người, khiến con người không được sống đúng với mong muốn thực sự của mình, nghĩa là mất tự do. Ngược lại, thoát khỏi cái nhà tù vô hình của dục vọng, con người sẽ có được tự do trong tinh thần- một biểu hiện cao nhất, sâu sắc nhất của tự do. - Tự do tinh thần đem đến sự thanh thản và cảm giác sung sướng thỏa nguyện, tức là cảm giác hạnh phúc nên nó là thứ tự do cao nhất mà con người luôn khao khát, kiếm tìm. Bài thơ thể hiện một quan niệm đúng đắn, sâu sắc về tự do. Quan 0,5 niệm này định hướng cho con người cách giải thoát khỏi những ràng buộc của cuộc sống, tìm được sự an nhiên, thanh thản trong tâm hồn để có niềm vui, niềm hạnh phúc đích thực. - Tự do tinh thần phải đi cùng với hiểu biết về lẽ phải, nó không bao giờ có 0,5 nghĩa là vô chính phủ, không luật lệ Không thể dựa vào tự do để làm những điều bất chấp pháp luật, trái đạo đức và văn hóa - Tự do của mỗi cá nhân phải gắn liền với tự do của cộng đông, xã hội - Lối sống thực dụng của con người hiện đại cho thấy con người đang đánh mất tự do tinh thần của chính mình 3 Bài học nhận thức và hành động: 0,5 - Để có được hạnh phúc trong cuộc sống, con người cần tìm cho mình sự tự do trong tinh thần. - Giảm bớt ham muốn, làm điều thiện, sống đúng với suy nghĩ, mong muốn của chính mình ta sẽ cảm thấy tự do - Sáng tạo 0,5 Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc. - Ngôn ngữ diễn đạt Diễn đạt trong sáng, giàu sức biểu cảm; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 2 Nghị luận văn học 10,0 1. Về kĩ năng: Có kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học, đảm bảo bố cục bài văn; xác định đúng vấn đề cần nghị luận và triển khai vần đề thành hệ thống các luận điểm; vận 0,5 dụng tốt các thao tác lập luận khác nhau; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; diễn đạt rõ ràng, mạch lạc; đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 2. Yêu kiến thức: 9,0 Trên cơ sở những hiểu biết cơ bản về lí luận văn học và những kiến thức thuộc phạm vi đề bài, học sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách khác nhau, cần đảm bảo được các ý chính sau: Mở bài: Giới thiệu chung về hai tác phẩm và vấn đề cần nghị luận 0,5 Thân bài: Giải thích và bàn luận. 1,5 1 Giải thích nhận định: Nêu được vai trò của việc xây dựng tình thế (hay tình huống) trong truyện. - Tình huống truyện là "cái tình thế của câu chuyện", là cảnh huống chứa đựng trong nó những mâu thuẫn, xung đột hoặc những khả năng tiềm tàng để cốt truyện diễn tiến, phát triển, nhân vật bộc lộ tính cách. - Vai trò của tình huống truyện trong tác phẩm. Tình huống truyện có vai trò hết sức quan trọng, được ví như "cái chìa khóa vận
  5. hành cốt truyện". Từ tình huống truyện, các sự kiện, biến cố của cốt truyện được phát triển, tính cách nhân vật được bộc lộ. Việc giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong tình huống truyện sẽ bộc lộ rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm và dụng ý nghệ thuật của tác giả. - Việc sáng tạo nên các tình huống độc đáo biểu hiện khả năng quan sát, khám phá bản chất cuộc sống, bản chất con người của nhà văn. 2 Văn bản Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) xây dựng tình huống truyện độc 3,5 đáo: - Đó là cuộc gặp gỡ đầy éo le, trớ trêu nhưng lại tất yếu giữa Huấn Cao và viên quản ngục. + Xét trên bình diện xã hội, Huấn Cao và quản ngục là những kẻ đối địch nhau, là kẻ thù của nhau. Một người đấu tranh để lật đổ trật tự xã hội hiện hành, một kẻ là đại diện cho cái trật tự mà người kia đang muốn đánh đổ. + Trên phương diện tài hoa, nhân cách, họ lại là những người bạn tri âm, tri kỉ. Một người là nghệ sĩ, sáng tạo cái đẹp, một người biết thưởng thức và trân trọng cái đẹp. Một người khí phách hiên ngang, cứng cỏi, một người ngưỡng mộ khí phách. + Đây là cuộc hội ngộ, tương đắc của những người “biệt nhỡ liên tài”, của hai tâm hồn nghệ sĩ yêu cái đẹp. - Đó là một cuộc gặp gỡ kì lạ, xưa nay chưa từng có: + Không gian diễn ra cuộc gặp gỡ là nhà ngục, là phòng giam ẩm thấp bẩn thỉu nơi vốn chỉ gợi nhắc đến sự tăm tối, bạo hành và tội ác. + Thời gian diễn ra cuộc gặp gỡ cũng rất ấn tượng: đó là những ngày cuối cùng của người tử tù trước khi bị giải về kinh chịu án chém. => Vai trò của tình huống truyện: - Thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm: khẳng định sự bất tử của cái đẹp, sức mạnh cảm hóa kì diệu của nghệ thuật, của cái đẹp "Cái đẹp cứu rỗi nhân loại" - Bộc lộ tính cách nhân vật: Huấn Cao – quản ngục - Thúc đẩy cốt truyện phát triển: tạo không khí căng thẳng, lôi cuốn, hấp dẫn người đọc ngay từ đầu tác phẩm. - Thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân: một người nghệ sĩ tài hoa, đầy cá tính, luôn tìm tòi, khám phá cái đẹp, cái đẹp độc đáo, phi thường nhưng vẫn mang giá trị nhân văn sâu sắc. Liên hệ: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ) 1.0 Xây dựng nhân vật Ngô Tử Văn, Nguyễn Dữ đã đặt nhân vật của mình vào trong tình thế hành động: * Tình thế 1: Ngô Tử Văn đốt đền: - Ngô Tử Văn đốt đền vì tức giận, không chịu được cảnh yêu tà tác oai tác quái hại dân. * Tình thế 2:Ngô Tử Văn trước cảnh địa ngục và giữa phiên toà xử kiện của Diêm Vương. - Trước cảnh địa ngục rùng rợn, quỷ Dạ Xoa đe doạ, Tử Văn không hề hiếp sợ vẫn chiến đấu gan dạ. * Tình thế 3: Ngô Tử Văn nhận chức Phán sự ở đền Tản Viên. - Tử Văn được tiến cử vào chức Phán sự đền Tản Viên, đảm đương nhiệm vụ giữ gìn công lý. => Tình thế truyện như một “khoảng khắc đậm đặc của đời sống” đã buộc nhân vật Ngô Tử Văn bộc lộ những phẩm chất đáng trọng cương trực, yêu chính nghĩa, đại diện cho kẻ sĩ nước Việt có tinh thần dân tộc, đấu tranh triệt để với cái xấu, cái ác để bảo vệ nhân dân, bảo vệ chính nghĩa. Chính tình thế ấy giúp tác giả thể hiện được khát vọng của nhân dân về công lý ở đời, khuyên răn giáo dục con người về cách sống. Đồng thời tạo sức hấp dẫn cho tác phẩm cũng như tài năng văn học, tâm hồn của người cầm bút.
  6. So sánh. Tình thế truyện trong hai văn bản “Chuyện chức phán sự đền Tản 1,0 Viên” (Nguyễn Dữ) và “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân). Giống nhau. - Văn bản “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” và “Chữ người tử tù” gặp nhau ở cách xây dựng tình huống hành động, đặt nhân vật vào những tình thế lựa chọn khá quyết liệt trước khi đi đến quyết định dứt khoát. - Qua tình thế ấy, cả hai tác giả đều khiến nhân vật rất tự nhiên “phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất” của mình. Khác nhau: * Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ) - Tinh huống truyện thể hiện qua hành động đốt đền của nhân vật Ngô Tử Văn. - Ca ngợi phẩm chất, nhân cách cứng cỏi của kể sĩ đất Việt, thể hiện tình thần dân tộc mạnh mẽ, khẳng định chiến thắng thuộc về chính nghĩa. - Nhà văn sử dụng nhiều yếu tố kì ảo, hoang đường, xây dựng nhân vật theo phướng thức văn học truyền thống. + Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) xây dựng tình huống truyện độc đáo: - Tình hống là cuộc gặp gỡ kì lạ đầy éo le, trớ trêu giữa Huấn Cao và viên quản ngục. - Ngợi ca tài năng, khí phách và thiên lương trong sáng của con người thời vang bóng. Khẳng định chiến thắng của cái đẹp, cái thiện. Bộc lộ tấm lòng yêu nước của nhà văn. - Sử dụng bút pháp lãng mạn, nhân vật lí tưởng hóa, thuộc về thời vang bóng. 4 Đánh giá, mở rộng: 1,0 - Đây là ý kiến hoàn toàn chính xác, khẳng định tài năng của những bậc thầy về truyện ngắn, đồng thời, đánh giá vai trò, tầm quan trọng của “khoảnh khắc” trong truyện ngắn. - Hai “khoảnh khắc đậm trong đời sống” ấy tạo nên kịch tính, căng thẳng cao độ cho tác phẩm, đồng thời buộc nhân vật phải bộc lộ mình. Qua tình thế truyện, ta còn thấy sáng lên ở nhà văn tấm lòng yêu quý, trân trọng vẻ đẹp của con người. - Để tạo nên tình huống “giàu ý nghĩa” như thế, cả 2 nhà văn phải có “biệt tài” trong sáng tạo nghệ thuật. C Kết bài : 0,5 - Khẳng định lại giá trị của việc xây dựng tình thế truyện và sức sống bền vững của hai văn bản trong lòng người đọc. - Ý nghĩa, bài học cho người sáng tác và người tiếp nhận. - Sáng tạo trong cách diễn đạt, thể hiện ý nghĩa sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị 0,5 luận. - Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.