Đề thi khảo sát chất lượng học kì I môn Ngữ văn Lớp 8+9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Lê Mao (Có đáp án)

doc 5 trang thaodu 3150
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng học kì I môn Ngữ văn Lớp 8+9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Lê Mao (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_chat_luong_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_89_nam_h.doc

Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng học kì I môn Ngữ văn Lớp 8+9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Lê Mao (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn thi: Ngữ văn 9(Thời gian làm bài: 90 phút) Câu 1( 3 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi. Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan. Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay. Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên. ( Trích bài thơ “ Việt Bắc”- Tố Hữu) a. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ(1.0 điểm) b. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Đêm đêm rầm rập như là đất rung ”? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó? (1.0 điểm) c. Viết đoạn văn ( từ 7-10 câu) nêu cảm nghĩ của em về hai câu thơ sau: Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan. Câu 2( 7 điểm): Trong truyện ngắn Làng, nhà văn Kim Lân đã thể hiện một cách sinh động diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. Qua đoạn trích đã học, Em hãy chứng minh để làm sáng tỏ nhận định trên. HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT MÔN NGỮ VĂN 9 HỌC KÌ I - NĂM HỌC : 2016 – 2017 I. YÊU CẦU CHUNG: - Hướng dẫn chấm chỉ đưa ra các ý chính và các thang điểm chủ yếu, giám khảo khi chấm thống nhất định ra các ý chi tiết; linh hoạt, nhìn tổng thể cả nội dung và hình thức để đánh giá. Khuyến khích những bài viết có tính sáng tạo, cảm nhận sâu sắc. - Không đếm ý cho điểm. Tổng điểm 10, chiết điểm 0.25 II. YÊU CẦU CỤ THỂ: Câu 1(3đ): a. - Thể thơ: lục bát (0.5đ) - Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm(0.5 đ) b. - Biện pháp tu từ: so sánh.(0.5đ) - Tác dụng: + nêu bật sức mạnh đại đoàn kết của quân dân ta(0.25đ) + tinh thần quyết tâm chiến đấu bảo vệ độc lập tự do (0.25đ)điểm) c. Viết đoạn văn ( từ 7-10 câu) nêu cảm nghĩ của em về hai câu thơ sau: * Yêu cầu về hình thức: Viết đúng đoạn văn, đảm bảo tính mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ(0.25đ)
  2. * Yêu cầu về nội dung: Học sinh cảm nhận được - Hai câu thơ miêu tả cụ thể hình ảnh bộ đội ta hành quân ra trận. Đó là hình ảnh vừa hào hùng vừa lãng mạn.( 0.25đ) - Từ láy: điệp điệp, trùng trùng khắc họa đoàn quân đông đảo, mạnh mẽ hành quân như những đợt sóng trào, đợt này nối tiếp đợt kia tưởng chừng như kéo dài vô tận. ( 0.25đ) - Hình ảnh “ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan” là hình ảnh đặc sắc: đó là ánh sao thực trong đêm tối hay là hình ảnh ẩn dụ. Ánh sao của lí tưởng cách mạng cách mạng chỉ đường dẫn lối, của niềm lạc quan chiến thắng trong tâm hồn người lính ra trận. ( 0.25đ) Câu 2( 7 điểm): A. Yêu cầu về hình thức: ( 1.0 điểm) - Xác định đúng kiểu bài: văn nghị luận chứng minh, bố cục 3 phần. - Lập luận chặt chẽ, mạch lạc. Dẫn chứng phong phú, tiêu biểu. - Ngôn ngữ lập luận chặt chẽ, thuyết phục, biểu cảm. - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. B. Yêu cầu về nội dung (6.0 điểm): Học sinh phải vận dụng kiến thức đã học về nghị luận một tác phẩm để phân tích, làm rõ nghệ thuật khắc họa diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trong tình huống nghe tin làng quê mình theo giặc. * Phần mở bài : ( 0,5 điểm ) - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Giới thiệu vấn đề nghị luận: Kim Lân đã thể hiện một cách sinh động diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. * Thân bài : ( 5 điểm ) Đảm bảo các ý sau : + Ông Hai rất yêu làng , tự hào về làng. Thoạt đầu nghe tin làng chợ Dầu theo giặc từ người đàn bà tản cư nói ra, ông lão bàng hoàng, sững sờ, nghi ngờ, không thể tin được. Khi cái tin ấy được khẳng định chắc chắn tâm trạng ông Hai bị ám ảnh, day dứt với mặc cảm là kẻ phản bội. Luôn sống trong tâm trạng nơm nớp, lo sợ, xấu hổ, nhục nhã nên trốn biệt ở trong nhà. + Ông Hai tiếp tục bị đặt vào một tình huống thử thách căng thẳng,quyết liệt hơn khi mụ chủ nhà bóng gió không chứa chấp người làng chợ Dầu, ông rơi vào bế tắc, mâu thuẫn nội tâm được đẩy đến đỉnh điểm. Ông tâm sự với đứa con nhỏ nhưng thực ra là để giãi lòng mình; củng cố niềm tin vào cách mạng, vào kháng chiến vào cụ Hồ. + Tình huống truyện đã diễn tả rất sinh động tình yêu bền chặt, chân thành của ông Hai - một người nông dân - với quê hương, đất nước, với cách mạng và kháng chiến. + Tác giả đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng; miêu tả cụ thể, gợi cảm diễn biến nội tâm qua các ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ nhân vật, đặc biệt, diễn tả rất đúng và gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt
  3. trong tâm trạng nhân vật. Điều đó chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc người nông dân và thế giới tinh thần của họ. * Kết bài: ( 0,5 điểm ) - Khẳng định lại vấn đề, liên hệ ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn thi: Ngữ văn 8(Thời gian làm bài: 90 phút) Câu 1( 3 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi. Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng, Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi, Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời. Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ, Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ, Mấy cánh bướm rập rờn trước gió Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa. ( Trích bài thơ “ Chiều xuân”- Anh Thơ) a. Phương thức biểu đạt của đoạn thơ?(0.5đ) b. Chỉ ra các từ tượng hình, tượng thanh ?(0.5đ) Nêu tác dụng của các từ tượng hình tượng thanh đó đối với đoạn thơ?(1.0đ) c. Viết đoạn văn ( từ 7-10 câu) nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của bức tranh quê trong bài thơ? (1.0 đ) Câu 2( 7 điểm): Có ý kiến cho rằng: Lão Hạc là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945. Qua đoạn trích đã học, Em hãy chứng minh để làm sáng tỏ nhận định trên. HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT MÔN NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ I - NĂM HỌC : 2016 – 2017 I. YÊU CẦU CHUNG: - Hướng dẫn chấm chỉ đưa ra các ý chính và các thang điểm chủ yếu, giám khảo khi chấm thống nhất định ra các ý chi tiết; linh hoạt, nhìn tổng thể cả nội dung và hình thức để đánh giá. Khuyến khích những bài viết có tính sáng tạo, cảm nhận sâu sắc. - Không đếm ý cho điểm. Tổng điểm 10, chiết điểm 0.25 II. YÊU CẦU CỤ THỂ: Câu 1(3đ): a. Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp miêu tả(0.5đ) b. + Từ tượng hình: vắng lặng, rập rờn, thong thả, im lìm, rụng tơi bời, tràn biếc cỏ(0.5đ) + Tác dụng: - Gợi lên cảm giác êm đềm, tĩnh lặng(0.5đ)
  4. - Khắc họa không khí lắng dịu, yên ả, thanh bình của buổi chiều xuân ở làng quê(0.5đ) c. * Yêu cầu về hình thức: Viết đúng đoạn văn, đảm bảo tính mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ(0.25đ) * Yêu cầu về nội dung: Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh quê(0.75đ) - Bức tranh quê mở ra với hai không gian: không gian trên bến vắng và ngoài đường đê với nhịp sống thong thả, mang vẻ đẹp thanh bình, êm ả. - Bức tranh với những hình ảnh đẹp thơ mộng; từ ngữ giàu hình ảnh gợi rung động sâu xa trong lòng người đọc. - Tác giả quan sát tinh tế, tâm hồn gắn bó với cuộc sống thôn quê, đoạn thơ đã gợi lên ở người đọc những rung cảm chân thành trong sáng với thiên nhiên, với cuộc sống làng quê. Câu 2 ( 7 điểm ): A. Yêu cầu về hình thức: ( 1.0 điểm) - Xác định đúng kiểu bài: văn nghị luận chứng minh, bố cục 3 phần. - Lập luận chặt chẽ, mạch lạc. Dẫn chứng phong phú, tiêu biểu. - Ngôn ngữ phân tích chính xác, biểu cảm. - Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. B. Yêu cầu về nội dung: (6.0 điểm) * Phần mở bài : ( 0,5 điểm ) - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Giới thiệu vấn đề nghị luận: : Lão Hạc là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945. * Thân bài ( 5 điểm ) Đảm bảo các ý sau : + Lão Hạc người nông dân nghèo, lương thiện mà bất hạnh, là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân VN trước cách mạng. - Tài sản duy nhất của lão : Có ba sào vườn, một túp lều, con chó vàng - Vợ chết, cảnh gà trống nuôi con - Tuổi già sống quạnh hưu, ốm đau, hoa màu mất sạch do bão, làng mất nghề ve sợi, lão không có việc làm, lão không nuôi nổi mình và con chó nên lão phải bán cậu vàng, tìm cho mình cảnh giải thoát. + Lão Hạc giàu lòng nhân hậu, sống trong sạch, giàu lòng tự trọng và rất yêu con. - Đối với con trai, đối với cậu Vàng. - Nghèo nhưng vẫn giữ cho mình trong sạch không theo gót Binh Tư để có ăn. Từ chối sự giúp đỡ của ông giáo. - Bất đắc dĩ phải bán chó, lão dằn vặt lương tâm. - Gửi nhờ ông Giáo giữ mảnh vườn cho con, 30 đồng bạc tiền làm ma chay khỏi liên lụy đến xóm làng. + Đánh giá
  5. - Miêu tả tâm lý nhân vật qua ngoại hình, đặc biệt là diễn biến nội tâm. Thành công trong Lựa chọn ngôi kể, người kể chuyện. - Tác giả đồng cảm với số phận của nhân vật, yêu thương, trân trọng và tin tưởng ở vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của người nông dân. * Kết bài : ( 0,5 điểm ) - Khẳng định lại vấn đề: Lão Hạc là điển hình cho số phận cùng cực của người nông dân VN trong xã hôi cũ; Vẻ đẹp tâm hồn nhân cách của lão cũng là vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân VN. - Liên hệ Lưu ý: Trong phần thân bài học sinh có thể đưa ra nhiều cách sắp xếp ý khác nhau, miễn là logic mạch lạc, chứng minh đúng vấn đề.