Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Giao Tân (Có đáp án)

docx 6 trang thaodu 3420
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Giao Tân (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Giao Tân (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2018-2019 GIAO TÂN MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 (Thời gian làm bài 90 phút) Phần I :Tiếng Việt (2,0 điểm). Em hãy khoanh tròn vào chữ cái in hoa đầu dòng ở phương án trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây: Câu 1: Câu nào sau đây sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh?( TH) A. Thôi để mẹ cầm cũng được. (Thanh Tịnh) B. Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu. (Nguyên Hồng) C. Tôi nghĩ thầm trong bụng thế. (NamCao) D. Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! (Nam Cao) Câu 2: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?(NB) A. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. B. Những vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. C. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. D. Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Câu 3: Các từ : “trao đổi, buôn bán, sản xuất” được xếp vào trường từ vựng nào sau đây ?(TH) A. Hoạt động chính trị. B. Hoạt động văn hóa. C. Hoạt động kinh tế. D. Hoạt động xã hội. Câu 4: Câu ghép: “Dù chúng có cao đến đâu chăng nữa, đứng xa thế cũng khó lòng trông thấy ngay được, nhưng tôi thì bao giờ cũng cảm biết được chúng, lúc nào cũng nhìn rõ.” chỉ quan hệ ý nghĩa gì?(TH) A. Quan hệ nguyên nhân B. Quan hệ điều kiện C. Quan hệ giải thích D. Quan hệ tương phản Câu 5: Từ nào dưới đây không cùng trường từ vựng với các từ còn lại?(TH) A. Túm B. Vật C. Sợ D. Lẳng Câu 6: Dấu hai chấm (:) trong ví dụ sau dùng để làm gì ? (NB) Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay: - Cậu vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! - Cụ bán rồi ? - Bán rồi! Họ vừa bắt xong. ( Lão Hạc-Nam Cao) A. Đánh dấu phần bổ sung cho phần trước đó. B. Đánh dấu cho phần giải thích cho phần trước đó. C. Đánh dấu lời đối thoại.
  2. D. Đánh dấu phần thuyết minh cho phần trước đó. Câu 7: Câu sau mắc lỗi gì về dấu câu ?(TH) “ Mặc dù đã qua bao nhiêu năm tháng. Nhưng tôi vẫn không quên được những kỉ niệm êm đềm thời học sinh” A. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc. B. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc. C. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết . D. Lẫn lộn công dụng của dấu câu. Câu 8: Trong các từ sau đây, từ nào là từ tượng hình? (NB) A. Lon ton. B. Véo von. C. Rả rích. D. Líu lo. Phần II: Đọc- hiểu văn bản (3,0 điểm) Em hãy đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi : “Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường ’’ ( Theo: Sách giáo khoa Ngữ văn 8- tập I) 1. Hình ảnh người mẹ được nhìn qua cái nhìn của nhân vật nào? (0,25 điểm) 2. Chỉ ra những chi tiết miêu tả gương mặt mẹ trong đoạn văn trên? ( 0,5 điểm) 3. Tìm những từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể; trường từ vựng chỉ hành động và trường từ vựng chỉ cảm giác. Việc sử dụng các trường từ vựng trên có tác dụng diễn tả như thế nào ? (1,25 điểm) 4. Đọc đoạn văn, có bạn nhận định: “ Mẹ là người luôn mang lại cho ta những cảm giác ấm áp”. Hãy chia sẻ ý kiến của em về nhận định trên . (1,0 điểm) Phần III :Tập làm văn (5,0 điểm) Em hãy giới thiệu với các vị khách nước ngoài về chiếc nón lá Việt Nam. Hết
  3. TRƯỜNG THCS HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 GIAO TÂN (Thời gian làm bài 90 phút) I – TIẾNG VIỆT: 2,0 điểm. Học sinh trả lời đúng đáp án sau, mỗi câu trả lời đúng cho 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D A B D C C B A II – VĂN HỌC VÀ TẬP LÀM VĂN: 8,0 điểm Phần Nội dung Điểm Phần 1.- Hình ảnh người mẹ được nhìn qua cái nhìn của nhân vật 0,25 II: Hồng. Đọc ( Hoặc học sinh trả lời là qua cái nhìn của nhân vật tôi) hiểu 2. Những chi tiết miêu tả trong đoạn văn trên: 0,5 văn - Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước bản da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. ( 3 điểm) - Tươi đẹp như thuở còn sung túc - Đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi - Kkuôn miệng xinh xắn 3. * Học sinh xác định được các trường từ vựng sau: - Trường từ vựng chỉ bộ phận của cơ thể: mặt, mắt, má, đùi, 0,25 đầu, cánh tay, miệng. - Trường từ vựng chỉ cảm giác: sung sướng, mơn man, ấp 0,25 áp. - Trường từ vựng chỉ hành động : trông, nhìn, ôm ấp, ngồi, 0,25 ngả, thấy, đi . * Tác dụng: Làm nổi bật niềm vui sướng, hạnh phúc vô bờ của 0,5 bé Hồng khi gặp lại mẹ và ngồi trong lòng mẹ. 4. * Yêu cầu về hình thức: diễn đạt rõ ràng, trôi chảy, không sai lỗi chính tả. * Yêu cầu về nội dung: HS có thể trình bày theo định hướng sau: - Tình cảm mẹ con là thứ tình cảm thiêng liêng cao quý nhất. 1,0
  4. - Mẹ là người sinh ra chúng ta, luôn yêu thương , nâng đỡ chúng ta, nuôi ta khôn lớn trưởng . - Chúng ta phải đáp lại những tình cảm mà mẹ dành cho chúng ta. - Hãy yêu thương, kính trọng, nghe lời mẹ chúng ta ngay từ bây giờ để sau này không phải ân hận. Phần *Yêu cầu chung: III: - Viết bài văn hoàn chỉnh, bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết Tập bài. làm -Viết bài văn theo đúng thể loại, biết kết hợp các phương pháp văn thuyết minh ( 5 điểm) - Kết cấu bài làm chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy. - Không măc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. * Yêu cầu cụ thể: 1. Mở bài : 0,5 - Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam. 2. Thân bài : a. Nguồn gốc: - Chiếc nón có lịch sử lâu đời, khoảng 2500 năm đến 3000 0,5 năm về trước, hình ảnh tiền thân của nó được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh. - Nón lá xưa có hình tròn, phẳng như cái mâm gọi là nón ba tầm. Trải qua thời gian nón lá có hình chóp nhọn và duy trì cho đến ngày nay. * Những nơi làm nón nổi tiếng: Ở Việt Nam có rất nhiều vùng nổi tiếng: làng Chuông( Hà 0,5 Tây cũ), nón Huế, ở Nam Định có: Xuân Bắc- Xuân Trường, Nghĩa Châu- Nghĩa Hưng. b. Đặc điểm cấu tạo * Cấu tạo gồm 3 phần: khung nón, lá nón, quai nón. 0,5 - Khung nón: Làm bằng tre cật, chẻ nhỏ, chuốt tròn, mượt uốn thành 16 vòng lớn nhỏ. Vành nón to hơn, đường kính khoảng 50cm. 0,5 - Lá nón: Dùng lá cọ, được phơi hoặc sấy khô, là phẳng, cắt vát ở đầu lá, dài khoảng 50 cm. 0,5 - Quai nón: Quai nón làm bằng loại vải mềm với nhiều màu sắc khác nhau thường là lụa, nhung, ren, được buộc vào nhôi nón. Nhôi nón làm bằng len màu, khâu đối xứng bên trong nón. Quai nón giúp cố định nón khi đội trên đầu c. Cách làm nón: 0,5
  5. - Khung nón được xếp đều lên khuôn nón bằng gỗ đã dựng sẵn. - Lá nón xếp đều khít lên khuôn, cố định hai đầu. Sau đó, dùng dây cước phải dẻo, dai và trong suốt để khâu nón. Khâu đỉnh nón xuống vành nón, sợi cước khâu phải thật đều, đẹp. Trong quá trình khâu có thể trang trí thêm tranh ảnh bên trong nón. Khâu xong quét dầu bóng để nón thêm đẹp, tránh nấm, mốc. d. Công dụng: 0,5 - Chiếc nón lá rất gần gũi trong sinh hoạt của người nông dân Việt Nam. Nó dùng để đội đầu, che mưa che nắng, thậm chí dùng để quạt mát khi cần thiết. - Nón lá kết hợp cùng áo dài đã trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam dịu dàng, duyên dáng. - Dùng trong nghệ thuật múa nón, là nguồn cảm hứng cho các thi nhân, họa sĩ, nhạc sĩ - Làm quà tặng, vật kỉ niệm. e. Cách sử dụng và bảo quản: - Tránh bị ngấm nước. Nếu nón ướt, cần phơi hoặc sấy khô 0,5 ngay. - Tránh va đập mạnh khiến nón bị gẫy, méo. - Khi không dùng treo nón lên trên cao, sẽ giữ nón được lâu, bền. 3. Kết bài: Khẳng định lại vai trò của chiếc nón lá và thái độ của bản thân. 0,5 * Cách cho điểm: I- Mở bài: + Giới thiệu đối tượng thuyết minh gọn, rõ, hấp dẫn (0,5 điểm) + Giới thiệu sơ sài (0,25 điểm) II- Thân bài: + Học sinh vận dụng hiểu biết của mình giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam một cách chính xác, dễ hiểu; biết vận dụng linh hoạt các biện pháp thuyết minh thì cho điểm như sau: Ý 1 (1,0 điểm), ý 2 (1,5 điểm), ý 3 (0,5 điểm), ý 4 (0,5 điểm). ), ý 5 (0,5 điểm). + Trong mối ý trên nếu học sinh viết sơ sài thi cho nửa số điểm. III- Kết bài: + Khẳng định vai trò chiếc nón lá, thể hiện thái độ, tình cảm cô đọng. (0,5 điểm).
  6. + Kết bài sơ sài. (0,25 điểm) * Lưu ý chung: - Phần hướng dẫn chấm chỉ là những ý khái quát, khi làm bài học sinh có thể trình bày theo các ý như hướng dẫn hoặc có cách trình bày khác, nếu đủ các ý cơ bản vẫn cho điểm tối đa. - Trong quá trình chấm bài cần quan tâm đến kĩ năng trình bày, diễn đạt, tính sáng tạo của học sinh. Điểm toàn bài là tổng điểm của các câu, làm tròn tới 0,25 điểm