Đề thi khảo sát chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

doc 3 trang thaodu 3970
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_chat_luong_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_h.doc

Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

  1. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018-2019 Môn: Ngữ văn – Lớp 7 Phần Câu Nội dung Điểm Phần I ĐỌC HIỂU 3.0 1 - Thể thơ: Lục bát 0.5 2 - Thành ngữ: dãi nắng dầm sương 0.5 - Hai biện pháp tu từ nổi bật: Điệp ngữ và liệt kê. - Tác dụng: + Điệp ngữ: “nhớ” : nhấn mạnh nỗi nhớ da diết, triền miên 3 khôn nguôi của người xa quê. 1.0 + Liệt kê: “quê nhà, rau muống, cà dầm tương, ai dãi nắng dầm sương, ai tát nước bên đường”: thể hiện nỗi nhớ từ trừu tượng đến cụ thể về quê hương. - Văn bản gợi cho người đọc về tình yêu quê hương đất 4 1.0 nước. Phần II TẠO LẬP VĂN BẢN 7.0 1 a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn: Có đủ các phần mở 0.25 đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn: Nêu được vấn đề; 0.25 Phát triển đoạn: Triển khai được vấn đề; Kết đoạn: Kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần trình bày: Tình cảm của em đối với quê hương. 1.0 c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn theo 2 hướng sau: - Bộc lộ tình cảm một cách trực tiếp về tình yêu của mình đối với quê hương. Hoặc: - Bộc lộ tình cảm gián tiếp đối với quê hương thông qua các hình ảnh, cảnh vật gắn bó với quê hương. d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn 0.25 đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ 0.25 pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 2 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: có đầy đủ 0.25 Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân bài: Triển khai được các luận điểm làm rõ được nhận định; Kết bài: Khái quát được nội dung nghị luận. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Giải thích câu nói: 0.25 “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự hiểu biết và cảm nhận sâu sắc; vận dụng tốt các thao 4.0 tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
  2. Thí sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: * Giới thiệu, trích dẫn câu nói. Nêu nhận xét khái quát về 0.5 vai trò của sách trong đời sống con người. * Giải thích ý nghĩa câu nói. 1.5 - Giải thích: Sách là gì? 0,75 + Sách là một trong những thành tựu văn minh kì diệu của con người về mọi phương diện. + Sách ghi lại những hiểu biết, những phát minh của con người từ xưa đến nay trên mọi phương diện. + Sách mở ra những chân trời mới: mở rộng sự hiểu biết về thế giới tự nhiên và vũ trụ, về loài người, về các dân tộc - Tại sao sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người. 0,75 + Sách giúp ta mở rộng tầm hiểu biết về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội + Sách giúp ta vượt mọi khoảng cách của không gian, thời gian. Giúp hiểu biết về quá khứ, hiện tại và tương lai. Hiểu về tình hình trong địa phương, trong nước, và cả trên quốc tế * Nhận xét, đánh giá, nêu ý kiến. 1.5 - Sách có 2 loại: + Sách tốt: Mở mang trí óc, nâng cao tầm hiểu biết; Khám 0,75 phá giá trị bản thân; Chắp cánh ước, mơ và khát vọng sáng tạo. + Sách xấu: Tuyên truyền lối sống không lành mạnh. Gieo rắc những tư tưởng, tình cảm tiêu cực, tác động xấu đến nhân cách con người. - Cần có thái độ đúng đắn khi đọc sách. Tạo thói quen tốt và 0,75 duy trì thói quen đọc sách; Phải biết chọn sách mà đọc; Phê phán, lên án sách xấu. * Bàn bạc mở rộng, liên hệ thực tiễn 0.5 - Khẳng định, nhấn mạnh tác dụng to lớn và quan trọng của sách. - Lời kêu gọi của bản thân tới mọi người, và ành động của mình. d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn 0.25 đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ 0.25 pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. *Lưu ý khi chấm bài: 1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.