Đề thi khảo sát giữa kì môn Lịch sử 8

docx 14 trang Hoài Anh 16/05/2022 2010
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát giữa kì môn Lịch sử 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_khao_sat_giua_ki_mon_lich_su_8.docx

Nội dung text: Đề thi khảo sát giữa kì môn Lịch sử 8

  1. TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU ĐỀ THI KHẢO SÁT GIỮA KÌ Môn: Lịch Sử 8 (Thời gian 45 phút) Hãy tô vào tờ phiếu trả lời trắc nghiệm đáp án mà em cho là đúng Câu 1: Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa , với sự hình thành của giai câp mới đó là : A: Tư sản và phong kiến B. Tư sản và vô sản C: Tư sản và tiểu tư sản D. Tư sản và nông dân Câu 2:Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến xuât hiện mâu thuẫn A.Chế độ phong kiến với giai cấp tư sản B.Chế độ phong kiên với nông dân C.Tư sản với nông dân D.Chế độ phong kiến với giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân Câu 3 : Vùng đất Nê- Đéc –Lan nay thuộc hai nước A. Hà Lan và Pháp B. Hà Lan và Bỉ C. Hà Lan và Nga D. Hà Lan và Đức Câu 4 : Cách mạng Hà Lan nổ ra vào thời gian nào ? A.6/1566 B.7/1566 C.8/1566 D.9/1566 Câu 5: Từ thế kỉ XVI, ngành sản xuất nôi tiếng nhất ở Anh là A.Thủ công ngiêp B.Nông nghiệp C. len dạ D. Thủy tinh Câu 6 : Trước cách mạng Pháp là nước có thể chế chính trị A.Quân chủ chuyên chế B.Phong kiến C. Tư bản D.Chiếm nô Câu 7 : Xã hội pháp trước cách mạng có những đẳng cấp A.Tăng lữ, quý tộc, nôn dân B.Tăng lữ, Qúy tộc, Đẳng cấp thứ 3 C.Tăng lữ, quý tộc, tư sản D.Nông dân, tư sản và tầng lớp khác Câu 8 : Trong xã hội Pháp trước cach mạng đẳng cấp thứ 3 gồm : A.Tư sản , nông dân, công nhân B.Tư sản , nông dân, bình dân thành thị C.Tư sản, quý tộc phong kiến D.Công nhân, nông dân, thợ thủ công Câu 9: Trong xã hội Pháp trước cách mạng tầng lớp nghèo nhất là : A.Đẳng cấp thứ 3 B.Nông dân C.Thợ thủ công D.Những ngươi buôn bán nhỏ Câu 10: Phái lập hiến ở Pháp thuộc tầng lớp nào A.Tư sản công thương B.Đại tư sản C.Qúy tộc mới D.Đại địa chủ Câu 11:Cách mạng tư sản Pháp đưa giai cấp nào lên nắm quyền ? A.Công nhân B. Nông dân C. Tư sản D. Thợ thủ công Câu 12 : Những năm 60 của thế kỉ XVIII, máy móc phát minh sử dụng đầu tiên ở Anh trong ngành nào ? A.Dêt B.Luyện kim C. Khai mỏ D. Rèn sắt Câu 13: Vào giữa thế kỉ XIX, nước Anh được mẹnh danh là A: Nhà xưởng thế giới B.Công xưởng thế giới C. Nhà máy lớn D.Xưởng lớn Câu 14. Vào thời gian nào các nước châu Á, Phi lần lượt trở thành thuộc địa của PhươngTây AĐầu thế kỉ XVII B.Cuối thế kỉ XVIII C. Đầu Thế kỉ XIX D. Cuối thế kỉ XIX Câu 15 : Điều kiện cần và đủ để nước Anh tiến hành cách mạng công nghiệp A.Tư bản, công nhân B.Vốn, đội ngũ công nhân làm thuê C.Tư bản, công nhân, khoa học kĩ thuật D.Tư bản và các thiết bị máy móc 1
  2. Câu 16. Cách mạng cộng nghiệp ở Anh bắt đầu vào : A.Cuối những năm 50 của thế kỉ XVIII B. Đầu những năm 60 của thế kỉ XVIII C. Đầu những năm 70 của thế kỉ XVIII D. Đầu những năm 80 của thế kỉ XVIII Câu 17:Cuối thế kỉ XIX, công nghiệp Anh đứng thứ mấy thế giới ? A. Thứ 1 B. Thứ 2 C. Thứ 3 D.Thứ 4 Câu 18. Anh công nhận nền độc lập của 13 bang thuộc địa ở Bắc Mĩ bằng văn kiện nào? A.Hòa ước Mác xây. B.Hòa ước Brer-li-tốp. C.Hiệp ước Véc-xai D.Hiệp định Giơ- ne-vơ. Câu 19. Hòa ước Véc-xai kí ở Anh vào thời gian nào? A. 1781 B. 1782 C.1783 D.1784 Câu 20. Số nợ của Nhà nước phong kiến Pháp vay của tư sản đến năm 1789 là bao nhiêu ? A. 4 tỉ livrơ. B. 5 tỉ livrơ. C. 6 tỉ livrơ. D. 7 tỉ livrơ. Câu 21 Ở Pháp cách mạng công nghiệp bắt đầu muộn nhưng lại phát triển nhanh, vì sao? A. Do tiếp thu những thành tựu kĩ thuật ở AnhB. Nhờ đẩy mạnh sản xuất, sử dụng hơi nước, C. Pháp có nền sản xuất tương đối phát triển.D. A và B đúng. Câu 22.Ở Pháp cách mạng công nghiệp bắt đầu từ năm nào ? A. 1829 B.1830 C.1831 D.1832 Câu 23. Cách mạng công nghiệp ở Đức diễn ra vào những năm nào? A. Từ những năm 40 của thế kỉ XIX.B. Từ đầu những năm 60 của thế kỉ XVIII. C. Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XVIIID. Từ cuối những năm 30 của thế kỉ XIX. Câu 24. Vì sao nói cuộc đấu tranh thống nhất ở I-ta-li-a, Đức, cuộc cải cách nông nô ở Nga đều là những cuộc cách mạng tư sản? A. Tạo điều kiện cho cách mạng công nghiệp phát triển ở các nước này. B. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, C. Cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạ D. Động lực chính của cách mạng là quần chúng nhân dân. Câu 25.Đầu thế kỉ XX, 5 Ngân hang ở Luân Đôn chiếm bao nhiêu % số vốn của Anh A. 40% B. 50% C. 60% D. 70% Câu 26.Đầu thế kỉ XX, Thuộc địa của Anh rộng bao nhiêu triệu km? A. 23 triệu km2 B. 33 triệu km2 C. 43 triệu km2 D.53 triệu km2 Câu 27.Lê Nin gọi đế quốc Anh là : A. Thực dân B. Đế Quốc C. Thực dân đế quốc D.Chủ nghĩa đế quốc thực dân Câu 28. Từ sau cách mạng 4/9/1870, nền cộng hòa nào được thiết lập ở Pháp A.Thứ nhất B. Thứ 2 C. Thứ 3 D. Thứ 4 Câu 29.Vào đầu thế kỉ XX, Pháp có hệ thống thuộc địa đứng thứ mấy thế giới A.Thứ nhất B. Thứ 2 C. Thứ 3 D. Thứ 4 Câu 30 . “ Chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến” là đặc trưng của đế quốc nào đầu thế kỉ XX? A. Pháp B. Anh C. Đức D.Hà Lan ===Hết === 2
  3. Trường THCS Liên Châu HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Lịch Sử 8 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 B D B C C A B B A B C A B D C 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 B C C C B D B A B A B D C B C Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Giữa Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Lịch sử lớp 8 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 2) I. Trắc nghiệm (6,0 điểm) Câu 1: Cuộc nội chiến ở Anh diễn ra giữa các thế lực nào? A. Vua Sác-lơ I với quý tộc mới. B. Vua Sác-lơ I với Quốc hội. C. Quý tộc mới với nông dân. D. Tư sản với địa chủ phong kiến. Câu 2: Chỗ dựa của chế độ phong kiến nước Anh trước cách mạng là A. tầng lớp quý tộc và Giáo hội. B. tầng lớp quý tộc mới và tư sản. C. tầng lớp tư sản và Giáo hội. D. quần chúng nhân dân. Câu 3: Đâu không phải là hạn chế của cách mạng tư sản Anh? A. Chưa xóa bỏ hoàn toàn tàn dư của chế độ quân chủ. 3
  4. B. Chưa giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. C. Chưa xóa bỏ được chế độ nô lệ. D. Chưa thực hiện được quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Câu 4: Đâu không phải là mục đích của thực dân Anh khi xâm chiếm các thuộc địa ở Bắc Mĩ? A. Truyền bá Anh giáo vào khu vực này. B. Biến khu vực này thành nguồn cung cấp nguyên liệu và là thị trường tiêu thụ hàng hóa của chính quốc. C. Mở rộng thêm lãnh thổ của đế quốc Anh. D. Khai hoá văn minh cho người Indian. Câu 5: Nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ? A. Sự kiện “chè Boston” B. Mâu thuẫn giữa chủ nô với nô lệ. C. Mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản. D. Mâu thuần giữa nhân dân thuộc địa với thực dân Anh. Câu 6: Trong Đẳng cấp thứ ba gồm cồ các giai cấp và tầng lớp nào của xã hội Pháp? A. Tư sản, nông dân. B. Tư sản, nông dân, bình dân thành thị C. Tư sản, quý tộc phong kiến. D. Công nhân, nông dân và thợ thủ công. Câu 7: Sự kiện nào đánh dấu cách mạng tư sản Pháp bùng nổ cuối thế kỉ XVIII? A. Hội nghị ba đẳng cấp họp ngày 5/5/1789. B. Quân khởi ngĩa tấn công ngục Baxti ngày 14/7/1789. C. Quốc hội tuyên bố phế truất vua, thiết lập nền cộng hòa ngày 21/7/1792 D. Công xã được thành lập ngày 20/8/1792. 4
  5. Câu 8: Trong Cách mạng tư Sản Pháp lực lượng chủ yếu tham gia đấu tranh và quyết định hình thái của cách mạng là A. công nhân và nông dân. B. nông dân và binh lính. C. quý tộc mới và tư sản. D. quần chúng nhân dân. Câu 9: Anh là nước đầu tiên trên thế giới tiến hành cách mạng công nghiệp vì A. cách mạng tư sản nổ ra sớm. B. có lực lượng các nhà khoa học đông đảo. C. có điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất. D. thu được nhiều lợi nhuận trong các cuộc phát kiến địa lí. Câu 10: Khẩu hiệu đấu tranh“Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu” của công nhân Li-ông (Pháp) đòi quyền lợi A. về kinh tế. B. về chính trị. C. về kinh tế và chính trị. D. về cải thiện điều kiện làm việc. Câu 11: Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ đã chế tạo ra A. máy dệt chạy bằng sức nước. B. máy kéo sợi chạy bằng sức nước. C. máy kéo sợi Gien-ny. D. máy hơi nước. Câu 12: Nội dung nào dưới đây là một trong những hệ quả kinh tế của cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII - XIX? A. Giai cấp vô sản ngày càng bị áp bức bóc lột nặng nề. B. Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế. 5
  6. C. Tạo ra sự khủng hoảng kinh tế theo chu kì ở các nước tư bản. D. Xuất hiện nhiều trung tâm công nghiệp và thành thị đông dân. Câu 13: Nhà bác học Lô-mô-nô-xốp đã có phát minh nào sau đây? A. Định luật Ôm. B. Thuyết vạn vật hấp dân. C. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. D. Thuyết tiến hóa và di truyền. Câu 14: Việc xuất khẩu tư bản của Anh chủ yếu và đầu tiên đến khu vực nào? A. Các nước châu Phi và Mĩ La-tinh. B. Các nước Đông Nam Á. C. Trung Quốc và châu Á. D. Hoa Kì và Mĩ La-tinh. Câu 15: Tuy mất địa vị độc quyền công nghiệp, Anh vẫn đứng đầu thế giới về: A. Tài chính và xuất khẩu tư bản. B. Tài chính và xuất khẩu tư bản, thương mại, hải quân và thuộc địa. C. Xuất khẩu tư bản và thuộc địa. D. Xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Câu 16: Sự hình thành các công ty độc quyền của Đức dựa trên cơ sở nào? A. Tập trung sản xuất và tập trung ngân hàng. B. Tập trung tư bản và tài chính. C. Xuất khẩu tư bản. D. Tập trung sản xuất. Câu 17: Vì sao cuộc cách mạng ngày 18/3/1871 được gọi là cách mạng vô sản? A. Vì cuộc cách mạng này lật đổ chính quyền giai cấp tư sản. B. Vì cuộc cách mạng này do giai cấp vô sản lãnh đạo. 6
  7. C. Vì cuộc cách mạng này đánh đuổi được quân Phổ và thiết lập nên chuyên chính vô sản. D. Vì cuộc cách mạng này thành lập bộ máy nhà nước của giai cấp vô sản. Câu 18: Từ năm 1870 đến năm 1893, Pháp tăng cường xâm lược các nước ở khu vực nào? A. Châu Á, châu Phi, Mĩ La-tinh. B. Châu Âu, châu Phi. C. Châu Á, Mĩ La-tinh. D. Châu Á, châu Phi. II. Tự luận (4,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Nguyên nhân nào dẫn đến bùng nổ cuộc cách mạng 1905- 1907 ở Nga? Vì sao nói đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới? Câu 2 (2,0 điểm): Đảng Quốc Đại có vai trò như thế nào trong phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ (Đề số 3) I. Trắc nghiệm (6,0 điểm) Câu 1: Nguyên nhân nào thúc đẩy thực dân Anh nhanh chóng thành lập các thuộc địa của mình ở Bắc Mĩ? A. Chiếm đất đai mở rộng thị trường, phục vụ cho sự phát triển công nghiệp ở chính quốc. B. Khai thác đất đai phì nhiêu, giàu tài nguyên của người Mĩ. C. Làm cho mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh D. Tìm không gian sống cho cư dân Anh. Câu 2: Phong trào Hiến chương ở Anh là phong trào A. có mục tiêu kinh tế rõ ràng. B. có mục tiêu chính trị rõ ràng. C. có mục tiêu chính trị và được giai cấp công nhân tham gia đông đảo. D. có mục tiêu chính trị và được sự hưởng ứng rộng rãi của quần chúng. 7
  8. Câu 3: Đâu là hạn chế của cuộc chiến tranh giành độc lập 13 bang thuộc địa của Anh ở Bắc Mĩ? A. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. B. Không xóa bỏ chế độ nô lệ. C. Đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền D. Xóa bỏ sự cai trị của chính phủ Anh. Câu 4: Khẩu hiệu nổi tiếng của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền ở nước Pháp là A. Đề cao quyền tự do của con người. B. Đề cao tưtưởng của các nhà triết học ánh sáng. C. Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản. D. Tự do - Bình đẳng - Bác ái. Câu 5: Biểu hiện nào dưới đây không phản ánh đúng sự suy yếu của chế độ quân chủ chuyên chế ở nươc Pháp trước cách mạng? A. công thương nghiệp chậm phát triển. B. nông nghiệp lạc hậu, tô thuế nặng nề, kinh tế suy yếu. C. Đời sống nhân dân cực khổ, nạn đói thường xuyên xảy ra. D. Lãnh chúa, Giáo hội ra sức bóc lột nhân dân. Câu 6: Cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở A. Anh. B. Pháp. C. Đức. D. Ý. Câu 7: Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới được bắt đầu trong lĩnh vực nào? A. Luyện thép. B. Luyện than. C. Giao thông vận tải. D. Ngành kéo sợi và dệt. Câu 8: Năm 1814, Xti-phen-xơn đã chế tạo thành công A. đầu máy xe lửa đầu tiên. 8
  9. B. máy hơi nước đầu tiên. C. máy kéo sợi chạy bằng sức nước. D. máy kéo sợi Gien-ni. Câu 9: Trước cách mạng, nước Pháp theo thể chế chính trị nào? A. Quân chủ lập hiến. B. Cộng hoà tư sản. C. Quân chủ chuyên chế. D. Quân chủ lập hiến đan xen với quân chủ chuyên chế. Câu 10: Tầng lớp nào vừa có thế lực kinh tế, vừa có thế lực chính trị nhất nước Anh trước cách mạng? A. Tư sản. B. Quý tôc phong kiến cũ. C. Quý tộc mới. D. Thợ thủ công. Câu 11: Một số địa chủ phong kiến ở Anh chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, trở thành tầng lớp nào? A. Tư sản công nghiệp. B. Tư sản hóa quý tộc. C. Quý tộc tư sản hóa Gioong-ke. D. Quý tộc mới. Câu 12: Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời, với sự hình thành hai giai cấp mới, đó là A. Giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến. B. Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. C. Giai cấp tư sản va giai cấp tiểu tư sản. D. Giai cấp tư sản và giai cấp nông dân. 9
  10. Câu 13: Từ cuối năm 1904 nhiều cuộc bãi công và biểu tình của quần chúng Nga diễn ra với khẩu hiệu A. “Đả đảo chế độ chuyên chế”. B. “Đả đảo chiến tranh”. C. “Bánh mì ruộng đất”. D. “Đả đảo chế độ chuyên chế! Đả đảo chiến tranh!”. Câu 14: Chủ nghĩa đế quốc Anh được gọi là: A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân. B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi. C. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến. D. Chủ nghĩa đế quốc bành trướng. Câu 15: Ngày 26/3/1871, diễn ra sự kiện gì ở Pháp? A. Quân khởinghĩa đánh chiếm các trụ sở của chính phủ lâm thời. B. Lá cờ cách mạng phất phới bay trên nóc nhà thị chính. C. Tổ chức bầu cử hội đồng công xã. D. Hội đồng công xã làm lễ ra mắt trước quốc dân đồng bào. Câu 16: Từ sau năm 1871, công nghiệp của Pháp đứng sau các nước nào? A. Mĩ, Đức, Anh. B. Mĩ, Nga, Trung Quốc. C. Đức, Nga, Mĩ. D. Nga, Pháp, Hà Lan. Câu 17:Tính chất của cuộc cách mạng 1905-1907 ở Nga là A. cách mạng dân chủ tư sản. B. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. C. cách mạng vô sản. 10
  11. D. cách mạng xã hội chủ nghĩa. Câu 18: Để chuẩn bị lực lượng chống quân Phổ xâm lược, quần chúng nhân dân Pa-ri đòi thành lập các đơn vị A. Cộng hòa. B. Quốc dân quân C. Quân đội nhân dân. D. Vệ quốc quân. Câu 22: Thực dân Anh tiến hành khai thác Ấn Độ về kinh tế nhằm mục đích A. khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. B. đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. C. áp đặt sự nô dịch về chính trị, xã hội. D. chú trọng phát triển về kinh tế Ấn Độ. II. Tự luận (4,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Tình hình nước Đức cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX có điểm gì nổi bật? Nguyên nhân nào khiến nước Đức phát triển mạnh trong giai đoạn này? Câu 2 (2,0 điểm): Nêu những nét chính về tinh hình các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? Các bài ly thuyết cần nắm chắc trong đề: 1)Những biểu hiện mới về kinh tế, xã hội ở Tây Âu trong các thế kỉ XV - XVII: * Về kinh tế: Đến thế kỉ XV, yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu đã phát triển khá mạnh: - Trên cơ sở nền sản xuất công trường thủ công, ở Tây Âu bắt đầu xuất hiện các xưởng dệt vải, luyện kim, nấu đường, có thuê mướn nhân công. - Nhiều thành thị trở thành trung tâm sản xuất và buôn bán. - Các ngân hàng được thành lập và ngày càng có vai trò to lớn. * Về xã hội: - Hình thành hai giai cấp mới: tư sản và vô sản. + Giai cấp tư sản: có thế lực về kinh tế, nhưng không có quyền lực về chính trị, bị nhà nước phong kiến kìm hãm. + Giai cấp vô sản: bị áp bức, bóc lột nặng nề. - Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân ngày càng gay gắt. ⟹ Nguyên nhân dẫn tới các cuộc đấu tranh. 11
  12. 2) Cách mạng Hà Lan *NguyênNhân - Vào thế kỉ XVI nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Nê đéc lan phát triển nhất châu Âu nhưng bị phong kiến Tây Ban Nha thống trị ra sức kìm hãm. - Mâu thuẫn giữa nhân dân Nê- đéc- lan với phong kiến Tây ban Nha càng trở nên gay gắt dẫn đến bùng nổ cách mạng. -Mâu thuẫn tôn giáo * Diễn biến: - Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân Nê-đéc-lan chống lại chính quyền phong kiến Tây Ban Nha đã diễn ra, đỉnh cao là năm 1566. - Năm 1581, các tỉnh miền Bắc Nê-đéc-lan đã thành lập "Các tỉnh liên hiệp” (sau là Cộng hòa Hà Lan). - Năm 1648, chính quyền Tây Ban Nha công nhận nền độc lập của Hà Lan. * Kết quả: Hà Lan đánh bại Tây Ban Nha, giành độc lập, phát triển chủ nghĩa tư bản ở đất nước này *Ý nghĩa: Đối với Hà Lan - Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh, đánh bại Tây Ban Nha. - Hà Lan được mệnh danh là kẻ đánh xe ngựa thuê trên biển Đối với thế giới – Đánh dấu thời kì Cận Đại - Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiền trên thế giới - Tính chất: Cách mạng Hà Lan vừa là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, vừa là cuộc cách mạng tư sản, bởi vì nó vừa chống bọn xâm lược Tây Ban Nha vừa mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. 3) Trình bày sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở Anh và những hệ quả của nó? * Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Anh: - Nhiều công trường thủ công: luyện kim, cơ khí, làm đồ sứ, dệt len dạ ra đời, phục vụ cả trong nước và xuất khẩu nước ngoài. - Nhiều trung tâm lớn về công nghiệp, thương mại, tài chính được hình thành. - Những phát minh mới về kĩ thật, các hình thức tổ chức lao động hợp lí => năng suất lao động tăng nhanh. * Hệ quả: - Xuất hiện những giai cấp mới, mâu thuẫn mới trong xã hội - tư sản, quý tộc > Nhiều địa chủ vốn là quý tộc chuyển hướng kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa -> Giàu lên nhanh chóng, dần tư sản hóa và trở thành tầng lớp quý tộc mới. _Chế độ phong kiến kìm hãm lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa: Nhiểu thứ thuế được đặt ra, nhà nước nắm độc quyển thương mại và thu thuế thuyền bè -> Duy trì nhiều đặc quyền phong kiến -> Đời sống nhân dân cơ cực 12
  13.  Mâu thuẫn gay gắt giữa tư sản quý tộc mới với phong kiến bên cạnh những mâu thuẫn cũ giữa nông dân với địa chủ quý tộc.’ * Diễn biến: - Tháng 8-1642, Sác-lơ I tuyên chiến với Quốc hội. - Từ năm 1642 đến năm 1648, đã xảy ra nội chiến giữa Quốc hội được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, với nhà vua có sự hỗ trợ của quý tộc phong kiến và Giáo hội Anh. - Tháng 1-1649, Sác-lơ I bị xử tử. Anh trở thành nước cộng hoà do Ô-li-vơ Crôm-oen (1599-1658) đứng đầu. Cách mạng đạt tới đỉnh cao. - Năm 1653, nền độc tài quân sự được thiết lập. Bước thụt lùi của cách mạng. - Tháng 12-1688, Quốc hội tiến hành chính biến, đưa Vin-hem Ô-ran-giơ (Quốc trưởng Hà Lan, con rể vua Anh) lên ngôi vua. Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập. * Kết quả: - Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh hơn - Đem lại thắng lợi cho tư sản và quý tộc mới nhưng nông dân không được đáp ứng quần lợi * Ý nghĩa + Đối với Anh: - Đây là cuộc tấn công quyết liệt vào chế độ cũ, lật đổ quan hệ sản xuất phong kiến ở Anh. -Mở đương cho chủ nghĩa tư bản Anh phát triển +Đối với thế giới: Đây là cuộc cách mạng thứu 2 của thế giới nhưng là cuộc cách mạng đầu tiên có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành chủ nghĩa tưu bản ở châu Âu. *Tính chất: là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì còn nhiều tàn dư phong kiến và chưa đáp ứng đc quyền lợi của nhân dân lao động. *Chế độ cộng hòa ở Anh: được thay thế bằng chế độ quân chủ lập hiến vì - Sau khi vua Sác-lơ I bị xử tử, Anh trở thành nước cộng hòa, cách mạng đạt tới đỉnh cao. - Tuy nhiên, quần chúng nhân dân là động lực chính của cách mạng lại không được hưởng chút quyền lợi gì, mọi quyền hành thuộc về quý tộc mới và tư sản. => Vì vậy nhân dân lại tiếp tục đấu tranh. Để bảo vệ quyền lợi của mình, tư sản và quý tộc mới đã thiết lập nền độc tài quân sự (năm 1653). - Sau khi Crôm-oen qua đời, nước Anh rơi vào tình trạng không ổn định về chính trị, dẫn tới sự thỏa hiệp giữa Quốc hội với lực lượng phong kiến cũ. - Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập ở Anh (tháng 12-1688). ⟹ Như vậy, với chế độ quân chủ lập hiến ở Anh, quyền lực chủ yếu thuộc về Quốc hội (tầng lớp tư sản, quý tộc mới). 5) Nêu một vài nét về sự xâm nhập và thành lập các thuộc địa của thực đân Anh ở Bắc Mĩ? Một vài nét về sự xâm nhập và thành lập các thuộc địa của thực đân Anh ở Bắc Mĩ: - Sau khi Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ, nhiều nước châu Âu lần lượt chiếm và chia nhau châu lục mới này làm thuộc địa. - Từ đầu thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XVIII, thực dân Anh đã thành lập 13 thuộc địa của mình ở Bắc Mĩ. - Trong hai thế kỉ XVII - XVIII, thực dân Anh đã tiêu diệt hoặc dồn người ln-đi-an vào vùng đất phía tây xa xôi. - Họ bắt người da đen ở châu Phi đưa sang làm nô lệ để khai khẩn đất hoang, lập đồn điền. *Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh: - Đầu thế kỷ XVIII, người Anh lập được 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ. 13
  14. - Kinh tế: phát triển nhanh theo hướng TBCN, thị trường và ngôn ngữ cũng dần được thống nhất. - Chính phủ Anh tìm cách ngăn cản sự phát triển của Bắc Mỹ bằng chế độ thuế khóa nặng nề và các điều luật vô lý khác. => Mâu thuẩn gay gắt giữa toàn thể nhân dân Bắc Mỹ với thực dân anh, dẫn đến bùng nổ chiến tranh. * Diễn biến chính: - Tháng 10-1773: Nhân dân cảng Bô-xton tấn công 3 tàu chở chè của Anh. - Đầu tháng 9-1774, Đại hội lục địa lần thứ nhất được triệu tập ở Phi-la-đen-phi-a . - Tháng 4-1775, chiến tranh giữa các thuộc địa với chính quốc bùng nổ. - Nghĩa quân đã chiến đấu rất dũng cảm, song do lực lượng yếu và tổ chức kém nên không thắng nổi đội quân chính quy của vua Anh. - Tháng 5-1775, Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập, thành lập "Quân đội thuộc địa” do Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn làm tổng chỉ huy. - Cuộc đấu tranh giành độc lập không ngừng phát triển. Các thuộc địa lần lượt tuyên bố tách khỏi nước Anh. - Ngày 4-7-1776, Thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập, Hợp chúng quốc Mĩ ra đời. - Ngày 17-10-1777: Quân khởi nghĩa thắng lớn ở Xa-ra-tô-ga, tạo nên bước ngoặt của cuộc chiến tranh. - Năm 1781, Chiến thắng I-ooc-tao, chiến tranh kết thúc. - Năm 1783, Anh kí hiệp ước Vec-xai chính thức công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ. * Kết quả: Tháng 9 năm 1783, hòa ước Véc-xai được kí kết, Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa Năm 1787, hiến pháp nước Mi đc thông qua, củng cố địa vị nhà nước mới. *Ý nghĩa: - Giải phóng Bắc Mĩ khỏi sự thống trị của thực dân Anh, thành lập quốc gia tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển -Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở Châu Âu, phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ La tinh cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19 *Hiến pháp năm 1787: Các nét chính -Mĩ là nước cộng hòa : Chính quyền trung ương được tăng cường, các bang tự trị -Tổng thống có quyền lực lớn, nắm quyền hành Pháp. - Người có học vấn, tài sản mới có quyền bầu cử, phụ nữ, nô lệ da đen, người India không cs quyền chính trị +Điểm tiến bộ: - Xác định quyền của con người và quyền độc lập của các thuộc địa -Tuyên ngôn mang tính chất dân chủ tự do thấm nhuần tư tưởng tiến bộ của thời đại. -Nêu các nguyên tắc bình đẳng, quyên sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi người + Điểm hạn chế: Quyên dân chủ hạn chủ hạn chế, mang tính chất giai cấp, kì thị chủng tộc, chỉ có 4,8% dân số tham gia bầu cử. 14