Đề thi khảo sát THPT Quốc gia lần 1 môn Ngữ văn năm 2019 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát THPT Quốc gia lần 1 môn Ngữ văn năm 2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_khao_sat_thpt_quoc_gia_lan_1_mon_ngu_van_nam_2019_co.doc
Nội dung text: Đề thi khảo sát THPT Quốc gia lần 1 môn Ngữ văn năm 2019 (Có đáp án)
- ĐỀ I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi: Nhiều người cho rằng phát triển là điều tốt. Nhưng chỉ ít người dám cống hiến cả cuộc đời mình cho sự phát triển đó. Tại sao vậy? Bởi vì muốn phát triển đòi hỏi phải có sự thay đổi, trong khi đó họ lại không sẵn sàng cho bất cứ sự thay đổi nào. Tuy nhiên, một sự thật hiển nhiên là nếu không thay đổi thì không thể có sự phát triển. Nhà văn Gail Sheehy đã khẳng định: “Nếu không thay đổi thì sẽ không bao giờ phát triển. Nếu không phát triển thì không phải là cuộc sống. Phát triển đòi hỏi phải tạm thời từ bỏ cảm giác an toàn. Điều này có nghĩa là phải từ bỏ lối sống quen thuộc nhưng luôn bị hạn chế bởi tính khuôn mẫu, tính an toàn, những điều không bao giờ khiến cuộc sống của bạn tốt hơn được. Những điều đó sẽ khiến bạn không còn tin tưởng vào các giá trị khác, mọi mối quan hệ đều không còn ý nghĩa. Nhà văn Dostoevsky nói: “Tiến thêm một bước, nói thêm một lời là những điều đáng sợ nhất”. Nhưng trên thực tế, điều ngược lại mới là điều đáng sợ nhất.” Tôi nghĩ không có gì tồi tệ hơn là cứ sống mãi một cuộc sống trì trệ, không bao giờ thay đổi và không bao giờ phát triển. (John C. Maxwell - Cách tư duy khác về thành công, NXB Lao động - Xã hội, 2015, tr.130) Câu 1. Chỉ ra tác hại của việc không dám từ bỏ lối sống quen thuộc được nêu trong đoạn trích. Câu 2. Theo anh/chị, “điều ngược lại” được nói đến trong đoạn trích là gì? Câu 3. Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Gail Sheehy có tác dụng gì? Câu 4. Anh/Chị có cho rằng việc từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát triển đồng nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm không? Vì sao? II. PHẦN LÀM VĂN (5,0 điểm): Trong truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ", nhà văn Tô Hoài đã miêu tả về diễn biến tâm trạng Mị. Trước khi mùa xuân đến "Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông ấy mà trông ra. Đến bao giờ chết thì thôi". Khi đêm tình mùa xuân đến "Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, sắn một miếng, bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi. Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc. Mị với tay lấy cái váy hoa vắt phía trong vách. (Ngữ văn 12 - Tập hai, NXB Giáo dục năm 2008, trang 8) Phân tích hình ảnh Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này? HẾT
- HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT ĐỀ THI KHẢO SÁT THPT QUỐC GIA NĂM 2019 (LẦN 1) MÔN: NGỮ VĂN Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1: Tác hại của việc không dám từ bỏ lối sống quen thuộc được nêu trong đoạn 1 trích là: “Nếu không thay đổi thì sẽ không bao giờ phát triển "khiến bạn không còn tin 0.5 tưởng vào các giá trị khác, mọi mối quan hệ đều không còn ý nghĩa." "Điều ngược lại" được nói đến trong đoạn trích là dậm chân tại chỗ, tự đóng khung 2 0.5 mình vào những khuôn mẫu có sẵn, sống trí tuệ, không thay đổi để phát triển. Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Gail Sheehy có tác dụng: - Chỉ ra tác hại của việc "nếu không thay đổi" thì con người sẽ không phát triển được. Cuộc sống sẽ trở nên vô vị nếu con người chỉ sống trong "Vòng an toàn" mà không có những thay đổi, bứt phá. Điều đáng sợ nhất là chỉ đứng yên một chỗ, không làm gì để 3 1.0 tiến lên. - Khuyên chúng ta phải thay đổi tư duy, mạnh dạn hành động sẽ làm được những điều chưa bao giờ đạt được. Điều quan trọng là phải hành động để tìm kiếm điều mới mẻ, tốt đẹp.
- - Học sinh nêu ra ý kiến của mình, có thể đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm "Từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát triển đồng nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm". - Học sinh phải lý giải được quan điểm của mình: + Đồng ý: "Từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát triển đồng nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm". vì phải đối mặt với những thử thách chưa bao giờ thử qua. Thâm chí ta chưa bao gì 4 biết được những điều mới mẻ mà mình bắt đầu tiếp thu có thực sự tốt hay không. 1.0 + Không đồng ý: * Dám từ bỏ những điều quen thuộc, an toàn là dám chấp nhận thử thách, khiến con người trở nên kiên cường hơn, chủ động hơn. * Dù là liều lĩnh, mạo hiểm nhưng vượt qua giới hạn an toàn của bản thân, ta sẽ học được cách bảo vệ mình, tích lũy thêm những kiến thức, kỹ năng và trưởng thành hơn. Không có con đường nào trải bước trên hoa hồng mà không phải vượt qua những núi gai, những mạo hiểm ta phải đối mặt khi từ bỏ vùng an toàn là những điều hiển nhiên. Phần II. Làm văn (7.0 điểm) Nội dung Điểm Trong truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ", nhà văn Tô Hoài đã miêu tả về diễn biến tâm trạng Mị. Trước khi mùa xuân đến "Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông ấy mà trông ra. Đến bao giờ chết thì thôi". Khi đêm tình mùa xuân đến "Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, sắn một miếng, bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi. Mị cũng sắp đi 7.0 chơi. Mị quấn lại tóc. Mị với tay lấy cái váy hoa vắt phía trong vách. (Ngữ văn 12 - Tập hai, NXB Giáo dục năm 2008, trang 8) Phân tích hình ảnh Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này? a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn 0.25 đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.5 Sự chuyển biến tâm lý trong tâm hồn Mị trước và khi đêm tình mùa xuân đến c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 0.25 Thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Mở bài 0.25 - Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài và tập truyện Tây Bắc - Giới thiệu đến nhân vật Mị và những chuyển biến tâm lý trong tâm hồn 2. Thân bài a. Khái quát nhân vật: 1,0
- – Mị là một cô gái trẻ đẹp, đảm đang, duyên dáng, thổi sáo giỏi, được nhiều chàng trai yêu mến ngày đêm thổi sáo đi theo. - Số phận của Mị tiêu biểu cho số phận người phụ nữ nghèo ở miền núi ngày trước: có những phẩm chất tốt đẹp, đáng được hưởng hạnh phúc nhưng lại bị đày đọa trong cuộc sống nô lệ. Mị trở thành con dâu gạt nợ cho nhà Thống Lí Pá Tra – Bị vùi dập đến cùng nhưng ở người con gái ấy vẫn tiềm tàng sức sống mãnh liệt. Sức sống tiềm tàng, sự trỗi dậy mạnh mẽ của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân b. Sự thay đổi của Mị qua hai giai đoạn trước và sau đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài. 3.0 * Trước khi mùa xuân đến. – Chi tiết này khái quát về cuộc sống cực nhục của Mị trong những ngày làm dâu ở nhà thống lí 1.0 Pá Tra khi cô chấp nhận cuộc sống của người con dâu gạt nợ, không phản kháng. - Chấp nhận kiếp sống của người con dâu gạt nợ, Mị phải trải qua những sự đày đọa về cả thể xác lần tinh thần + Từ lúc bị bắt về nhà thống lí Pá Tra, Mị đã bị bóc lột sức lao động đến cùng cực, chịu khổ nhục triền miên. Những công việc như cõng nước, quay sợi, cứ đeo bám Mị + Mị bị giam hãm trong không gian chật hẹp và tù đọng, giữa căn buồng lúc nào cũng âm u, cửa sổ là một lỗ vuông bằng bàn tay, trong thời gian ngưng đọng như không dĩ vãng, không hiện tại và không tương lai,“lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi ” */ Bình luận: Suy nghĩ đó của Mị cho thấy cô đã hoàn toàn tuyệt vọng, buông xuôi sự sống, phó mặc cho sóng gió cuộc đời xô đẩy, định đoạt. Những chi tiết trên cũng cho thấy khả năng quan sát tinh tể diễn biến tâm lí của nhân vật, tài năng trong việc chọn được những “góc quay đắt” để đặc tả số phận cùng cực của nhân vật. * Khi mùa xuân đến, sức sống của Mị đã trỗi dậy: 2.0 - Hoàn cảnh Âm thanh cuộc sống bên ngoài (tiếng trẻ con chơi quay, tiếng sáo gọi bạn tình, ) ùa vào tâm trí, đánh thức những kỉ niệm trong quá khứ của Mị. - Dẫn đến sự thay đổi trong cảm xúc tâm hồn, nhận thức và hành động của nhân vật + Mị nhẩm thầm lời bài hát, trong khoảnh khắc tâm hồn trở về với thanh xuân tươi đẹp, khao khát tình yêu hạnh phúc. + Mị ý thức được sự tồn tại của bản thân “thấy phơi phới trở lại”, “Mị còn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”, với khát khao tự do + Tinh thần phản kháng mạnh mẽ qua các hành động / “Mị đến góc nhà,lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”: Hành động của sự thức tỉnh. Mị thắp đèn là thắp lên ánh sáng để xua tan bóng tối đang bao phủ căn buồng mình, cuộc đời mình, là làm cho khát vọng về hạnh phúc của mình sớm trở thành hiện thực. Có thể nói hành động Mị thắp đèn là một bước chuyển quan trọng đánh dấu sự thức tỉnh trong tâm hồn Mị. Cô đang thắp lên ánh sáng của niềm tin, hi vọng. /“Mị lại quấn tóc. Mị lấy cái váy hoa vắt ở trong vách”: thiên tính nữ trở về khi con người ta khao khát tình yêu, khao khát hạnh phúc. => Dù tuyệt vọng, dù hành động và khao khát của Mị bị chặn đứng bởi bàn tay độc ác, thô bạo của A Sử nhưng những tâm trạng, hành động đó đã cho thấy sự hồi sinh, sự thức tỉnh mạnh mẽ của Mị. */ Bình luận: Từ một con người âm thầm, câm lặng, chai sạn về cảm xúc tâm hồn, không còn sức
- phản kháng khát vọng sống, cảm xúc tâm hồn được hồi sinh trong đêm tình mùa xuân. c. Đánh giá nhận xet về sự thay đổi của Mị qua các chi tiết 1.0 - Bản năng sống trong con người luôn là bất diệt, nó có thể tạm thời bị dập tắt nhưng không bao giờ lụi tàn. Sự đổi thay của Mị từ cảm xúc tâm hồn, nhận thức cho đến hành động cho thấy sức sống luôn tiềm tàng trong cô. Mị đại diện cho hình ảnh người lao động trong cuộc sống tăm tối đã vươn lên tìm ánh sáng tự do cho cuộc đời mình. - Diễn tả thành công diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật.Nghệ thuật trần thuật hấp dẫn.Sáng tạo được chi tiết đặc sắc d. Sáng tạo 0.5 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.