Đề thi kiểm khảo sát kiến thức chuẩn bị cho năm học mới môn Sinh học Lớp 12 - Đề gốc - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Liên Sơn

docx 5 trang thaodu 2320
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kiểm khảo sát kiến thức chuẩn bị cho năm học mới môn Sinh học Lớp 12 - Đề gốc - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Liên Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_kiem_khao_sat_kien_thuc_chuan_bi_cho_nam_hoc_moi_mon.docx

Nội dung text: Đề thi kiểm khảo sát kiến thức chuẩn bị cho năm học mới môn Sinh học Lớp 12 - Đề gốc - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Liên Sơn

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI KIỂM KHẢO SÁT KIẾN THỨC CHUẨN BỊ TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN CHO NĂM HỌC MỚI 2019-2020 MÔN: SINH HỌC - LỚP: 12. (Đề thi gồm có trang) NĂM HỌC 2018 - 2019 (Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề) ĐỀ GỐC Câu 1. Lông hút rất dễ gãy và sẽ tiêu biến ở môi trường A. quá ưu trương, quá axit hay thiếu oxi. B. quá nhược trương, quá axit hay thiếu oxi. C. quá nhược trương, quá kiềm hay thiếu oxi. D. quá ưu trương, quá kiềm hay thiếu oxi. Câu 2. Trong các đặc điểm sau: (1) Thành phần tế bào mỏng, không có lớp cutin bề mặt. (2) Thành tế bào dày. (3) Chỉ có một không bào trung tâm lớn. (4) Áp suất thẩm thấu lớn. Tế bào lông hút ở rễ cây có bao nhiêu đặc điểm? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 3. Trong các phát biểu sau: (1) Lách vào kẽ đất hút nước và ion khoáng cho cây. (2) Bám vào kẽ đất làm cho cây đứng vững chắc. (3) Lách vào kẽ đất hở giúp cho rễ lấy được oxi để hô hấp. (4) Tế bào kéo dài, lách vào các kẽ đất làm cho bộ rễ lan rộng. Có bao nhiêu phát biểu đúng về vai trò của lông hút? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 4. Phát biểu nào dưới đây không đúng về hiện tượng ứ giọt ở các thực vật? A. Ứ giọt chỉ xuất hiện ở các loài thực vật nhỏ. B. Rễ hấp thụ nhiều nước và thoát hơi nước kém gây ra hiện tượng ứ giọt. C. Ứ giọt xảy ra khi độ ẩm không khí tương đối cao. D. Chất lỏng hình thành từ hiện tượng ứ giọt là nhựa cây. Câu 5. Khi tế bào khí khổng no nước thì A. thành mỏng căng ra, thành dày co lại làm cho khí khổng mở ra. B. thành dày căng ra làm cho thành mỏng căng theo, khí khổng mở ra. C. thành dày căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng mở ra. D. thành mỏng căng ra làm cho thành dày căng theo, khí khổng mở ra. Câu 6. Thoát hơi nước có những vai trò nào trong các vai trò sau đây? (1) Tạo lực hút đầu trên. (2) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào nhưng ngày nắng nóng. (3) Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp. (4) Giải phóng O2 giúp điều hòa không khí. Phương án trả lời đúng là : A. (1), (3) và (4). B. (1), (2) và (3). C. (2), (3) và (4). D. (1), (2) và (4). Câu 7. Khi thiếu Photpho, cây có những biểu hiện như A. lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá. B. lá nhỏ, có màu xanh đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm. C. lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm. D. sinh trưởng còi cọc, lá có màu vàng. Câu 8. Vai trò của nitơ trong cơ thể thực vật: A. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ. B. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hóa enzim, mở khí khổng. C. Là thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hóa enzim. D. Tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, enzim, coenzim, axit nucleic, diệp lục, ATP Câu 9. Cây hấp thụ nitơ ở dạng
  2. + - + + A. N2 và NO3 . B. N2 và NH3 . + - - + C. NH4 và NO3 . D. NH4 và NO3 . Câu 10. Lá cây có màu xanh lục vì A. diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục. B. diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục. C. nhóm sắc tố phụ (carôtenôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục. D. các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ. Câu 11. Trong các phát biểu sau : (1) Cung cấp nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng. (2) Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho Y học. (3) Cung cấp năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới. (4) Điều hòa trực tiếp lượng nước trong khí quyển. (5) Điều hòa không khí. Có bao nhiêu nhận định đúng về vai trò của quang hợp? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 12. Sản phẩm của pha sáng gồm: A. ATP, NADPH VÀ O2. B. ATP, NADPH VÀ CO2. + C. ATP, NADP VÀ O2. D. ATP, NADPH. Câu 13. Những cây thuộc nhóm thực vật CAM là A. lúa, khoai, sắn, đậu. B. ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu. C. dứa, xương rồng, thuốc bỏng. D. lúa, khoai, sắn, đậu. Câu 14. Ở thực vật CAM, khí khổng A. đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm. B. chỉ mở ra khi hoàng hôn. C. chỉ đóng vào giữa trưa. D. đóng vào ban đêm và mở vào ban ngày. Câu 15. Diều ở các động vật được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hóa? A. Tuyến nước bọt. B. Khoang miệng. C. Dạ dày. D. Thực quản. Câu 16. Xét các loài sau: (1) Ngựa (2) Thỏ (3) Chuột (4) Trâu (5) Bò (6) Cừu (7) Dê Trong các loại trên, những loài nào có dạ dày 4 Ngăn? A. (4), (5), (6) và (7) B.(1), (3), (4) và (5) C. (1), (4), (5) và (6) D. (2), (4), (5) và (7) Câu 17. Những đặc điểm nào sau đây không đúng với sự tiêu hóa thức ăn ở dạ lá sách? (1) thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại (2) tiết pepsin và HCl để tiêu hóa protein có ở vi sinh vật và cỏ (3) hấp thụ bớt nước trong thức ăn (4) thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hóa xenlulôzơ Phương án trả lời đúng là: A. (1), (2) và (3) B. (1), (2), và (4) C. (2), (3) và (4) D. (1), (3) và (4) Câu 18. Xét các loài sinh vật sau: (1) tôm (2) cua (3) châu chấu (4) trai (5) giun đất (6) ốc Những loài nào hô hấp bằng mang ? A. (1), (2), (3) và (5) B. (4) và (5)
  3. C. (1), (2), (4) và (6) D. (3), (4), (5) và (6) Câu 19. Điều không đúng với đặc điểm của giun đất thích ứng với sự trao đổi khí là A. tỉ lệ giữa thể tích cơ thể và diện tích bề mặt cơ thể khá lớn B. da luôn ẩm giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua C. dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp D. tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (s/v) khá lớn Câu 20. Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở là A. Tìm → Động mạch→ khoang cơ thể→ trao đổi chất với tế bào→ hỗn hợp máu - dịch mô→ tĩnh mạch→ tim B. Tìm→ động mạch→ trao đổi chất với tế bào→ hỗn hợp máu→ dịch mô→ khoang cơ thể→ tĩnh mạch→ tim C. Tim→ động mạch→ hỗn hợp máu - dịch mô→ khoang cơ thể → trao đổi chất với tế bào→ tĩnh mạch→ tim D. tim→ động mạch→ khoang cơ thể→ hỗn hợp máu - dịch mô→ tĩnh mạch→ tim Câu 21. Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở thực hiện chức năng A . Vận chuyển chất dinh dưỡng B. Vận chuyển các sản phẩm bài tiết C. tham gia quá trình vận chuyển khí trong hô hấp D. vận chuyển chất dinh dưỡng và các sản phẩm bài tiết Câu 22. Trong hệ tuần hoàn kín, máu chảy trong động mạch dưới áp lực A. Cao, tốc độ máu chảy chậm B. Thấp, tốc độ máu chảy chậm C. Thấp, tốc độ máu chảy nhanh D. Cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh Câu 23. Huyết áp thay đổi do những yếu tố nào dưới đây? 1. Lực co tim 2. Nhịp tim 3. Độ quánh của máu 4. Khối lượng máu 5. Số lượng hồng cầu 6. Sự dàn hổi của mạch máu Phương án trả lời đúng là: A. (1), (2), (3), (4) và (5) B. (1), (2), (3), (4) và (6) C. (2), (3), (4), (5) và (6) D. (1), (2), (3), (5) và (6) Câu 24. Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là A. trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết B. các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu C. thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm D. cơ quan sinh sản Câu 25. Khi hàm lượng glucozơ trong máu tăng, cơ chế điều hòa diễn ra theo trật tự A. tuyến tụy → insulin → gan và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm B. gan → insulin → tuyến tụy và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm C. gan → tuyến tụy và tế bào cơ thể → insulin → glucozơ trong máu giảm D. tuyến tụy → insulin → gan → tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm Câu 26. Thận có vai trò quan trọng trong cơ chế A. điều hòa huyết áp B. duy trì nồng độ glucozơ trong máu C. điều hòa áp suất thẩm thấu D. điều hòa huyết áp và áp suất thẩm thấu Câu 27. Một cây C3 và một cây C4 được đặt trong cùng một chuông thủy tinh kín được chiếu sáng. Nồng độ CO2 sẽ A. không thay đổi B. giảm đến điểm bù của cây C3
  4. C. giảm đến điểm bù của cây C4 D. tăng Câu 28. Khi được chiếu sáng, cây xanh giải phóng ra khí O2 . Các phân tử O2 đó được bắt nguồn từ A. sự khử CO2 B. sự phân li nước C. phân giải đường D. quang hô hấp Câu 29. Một nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm sau: - Cho vài hạt cây vào bình thủy tinh - Đặt cốc nước vôi trong, nhiệt kế vào bình và ghi nhiệt độ của nhiệt kế - Đậy nút cao su thật kín - Đặt bình vào hộp xốp cách nhiệt Hiện tượng gì xảy ra sau 90 - 120 phút và mục đích của thí nghiệm là gì? A. Nhiệt độ của nhiệt kế tăng so với ban đầu, cốc nước vôi trong chuyển thành đục. Thí nghiệm chứng minh hô hấp thải khí CO2 B. Nhiệt độ của nhiệt kế giảm so với ban đầu, cốc nước vôi trong chuyển thành đục. Thí nghiệm chứng minh hô hấp thải khí CO2 C. Nhiệt độ của nhiệt kế tăng so với ban đầu, cốc nước vôi trong chuyển thành đục. Thí nghiệm chứng minh hô hấp tỏa nhiệt D. Nhiệt độ của nhiệt kế giảm so với ban đầu, cốc nước vôi trong chuyển thành đục. Thí nghiệm chứng minh hô hấp tỏa nhiệt Câu 30. Khi cây bị hạn, hàm lượng AAB trong tế bào khí khổng tăng có tác dụng A. kích thích các bơm ion hoạt động B. tạo cho các ion đi vào khí khổng C. làm cho các tế bào khí khổng tăng áp suất thẩm thấu D. làm tăng sức trương của nước trong tế bào khí khổng Câu 31. Ở động vật nhai lại, thức ăn được di chuyển qua 4 ngăn của dạ dày theo thứ tự sau: A. dạ cỏ → dạ tổ ong → dạ lá sách → dạ múi khế B. dạ lá sách → dạ tổ ong → dạ cỏ → dạ múi khế C. dạ cỏ → dạ lá sách → dạ tổ ong → dạ múi khế D. dạ cỏ → dạ tổ ong → dạ múi khế → dạ lá sách Câu 32. Trong các biện pháp sau: (1) Phơi ải đất, cày sâu, bừa kĩ. (2) Tưới nước đầy đủ và bón phân hữu cơ cho đất. (3) Giảm bón phân vô cơ và hữu cơ cho đất. (4) Vun gốc và xới đất cho cây. Có bao nhiêu biện pháp giúp cho bộ rễ cây phát triển? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 33. Tế bào mạch gỗ của cây gồm quản bảo và A. tế bào nội bì. B. tế bào lông hút. C. mạch ống. D. tế bào biểu bì. Câu 34. Cho các đặc điểm sau: (1) Được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng. (2) Vận tốc lớn. (3) Không được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng. (4) Vận tốc nhỏ. Con đường thoát hơi nước qua cutin có bao nhiêu đặc điểm trên? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Hiển thị đáp án Đáp án: B Câu 35: Khi nước và muối khoáng được vận chuyển từ đất vào rễ theo gian bào thì tại bộ phận nào, hoạt động này buộc phải chuyển sang con đường tế bào chất ? A. Nội bì B. Biểu bì C. Vỏ D. Tất cả các phương án còn lại
  5. Câu 36: Ở động vật nhai lại, ngăn nào được xem là dạ dày chính thức của chúng ? A. Dạ tổ ong B. Dạ cỏ C. Dạ lá sách D. Dạ múi khế Câu 37: Ruột của loài nào dưới đây ngắn hơn so với ruột của những loài còn lại ? A. Lạc đà một bướu B. Chó sói lửa C. Linh dương đầu bò D. Ngựa vằn Câu 38: Động vật nào dưới đây có hình thức hô hấp khác với những động vật còn lại ? A. Nhện B. Dế C. Châu chấu D. Giun đất Câu 39: Cấu trúc nào dưới đây không nằm trong hệ dẫn truyền tim ? A. Bó his B. Van tổ chim C. Nút xoang nhĩ D. Nút nhĩ thất Câu 40: Trong hô hấp hiếu khí của tế bào, giai đoạn chuỗi chuyền êlectron diễn ra ở đâu ? A. Màng trong của ti thể B. Chất nền của ti thể C. Chất nền của lục lạp D. Tế bào chất