Đề thi kiểm tra chuyên đề lần IV môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Liễn Sơn (Có đáp án)

docx 4 trang thaodu 4230
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kiểm tra chuyên đề lần IV môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Liễn Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_kiem_tra_chuyen_de_lan_iv_mon_ngu_van_lop_10_nam_hoc.docx

Nội dung text: Đề thi kiểm tra chuyên đề lần IV môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Liễn Sơn (Có đáp án)

  1. SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ LẦN IV TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 10 NĂM HỌC 2018-2019 (Đề thi gồm 01 trang) Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây: John Wooden đã từng nói: Đừng bao giờ để những gì bạn không thể làm ngăn bạn làm những gì bạn có thể làm. Sự nhàn rỗi và lười biếng lâu ngày sẽ làm tê liệt khả năng sáng tạo của bạn. Đầu óc không vững vàng, lúc thích cái này, lúc thích cái kia thì chẳng thể làm được gì nên hồn cả. Đừng chờ đợi những điều kiện lý tưởng để hành động đúng đắn, hãy sử dụng những điều kiện bình thường. Chúng ta không cần thêm sức mạnh, khả năng hay những cơ hội to lớn hơn. Điều mà chúng ta thực sự cần là sử dụng những gì chúng ta có tại nơi mà chúng ta đang ở. Sự lôi cuốn của những thứ xa xôi và thách thức chỉ là lừa dối mà thôi. Cơ hội tuyệt vời thực sự nằm ở chính nơi bạn đang đứng. (Trích từ sách John MaSon - Sinh ra sử dụng là một bản thể, đừng chết như một bản sao, NXB Lao động, Hà Nội, 2017) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Chỉ ra tác hại của sự nhàn rỗi và lười biếng được nêu trong đoạn trích. Câu 2.Theo anh/chị thế nào là: chờ đợi những điều kiện lý tưởng và sử dụng những điều kiện bình thường? Câu 3.Tại sao tác giả lại cho rằng: Chúng ta không cần thêm sức mạnh, khả năng hay những cơ hội to lớn hơn? Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến của tác giả: Cơ hội tuyệt vời thực sự nằm ở chính nơi bạn đang đứng không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 100 chữ) về những gì cần phải bắt đầu để tạo nên tương lai tốt đẹp cho bản thân. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận về tư tưởng nhân nghĩa trong đoạn trích sau: Từng nghe: Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Song hào kiệt đời nào cũng có. Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Vậy nên: Như nước Đại Việt ta từ trước, Lưu Cung tham công nên thất bại, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong. Núi sông bờ cõi đã chia, Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô, Phong tục Bắc Nam cũng khác. Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập, Việc xưa xem xét, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một Chứng cớ còn ghi. phương. (Nguyễn Trãi - Đại cáo bình Ngô, Ngữ văn 10, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr. 17) Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: . ; Số báo danh:
  2. SỞ GD-ĐT VĨNH PHÚC HDC ĐỀ KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ LẦN IV TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 10 NĂM HỌC 2018-2019 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Tác hại của sự nhàn rỗi, lười biếng được nêu trong đoạn trích là: Tê liệt 0,5 khả năng sáng tạo, đầu óc không vững vàng, chẳng làm việc gì nên hồn. 2 - Chờ đợi những điều kiện lý tưởng: Thái độ chờ thời; đợi cơ hội chín 1,0 muồi, hoàn hảo ngoài sự mong đợi khi đó mới bắt đầu hành động - Sử dụng điều kiện bình thường: Tinh thần dấn thân, vượt khó để thực hiện công việc, nhiệm vụ ngay cả khi điều kiện chưa thật thuận lợi. - Câu văn khái quát lên hai quan điểm sống đối lập; lời khuyên tác giả nhấn mạnh ở vế sau của câu nói. 3 Tác giả lại cho rằng: Chúng ta không cần thêm sức mạnh, khả năng hay 0,5 những cơ hội to lớn hơn vì: - Điều mà chúng ta thực sự cần là sử dụng những gì chúng ta có tại nơi mà chúng ta đang ở. - Sự lôi cuốn của những thứ xa xôi và thách thức chỉ là lừa dối mà thôi. 4 - Học sinh viết một đoạn văn ngắn, được tự do bày tỏ quan điểm của 1,0 mình và lí giải vì sao lại có quan điểm trên. - Lưu ý: + HS có thể đồng tình hoặc không đồng tình hoặc không hoàn toàn đồng tình với quan điểm của tác giả + Yêu cầu: Lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, sáng tạo nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức của dân tộc. II LÀM VĂN 7,0 1 Trình bày suy nghĩ: Về những gì bạn phải bắt đầu để tạo nên tương 2,0 lai tốt đẹp. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Những gì bạn phải bắt đầu để tạo nên tương lai tốt đẹp. c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0 Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được những gì bạn phải bắt đầu để tạo nên tương lai tốt đẹp. Có thể theo hướng sau: - Xác định vị trí bản thân hiện tại (công việc, điểm xuất phát, là học sinh đầu cấp ba, nêu bối cảnh thời đại công nghệ 4.0 rộng mở với nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức). - Mỗi người tùy hoàn cảnh, điều kiện bản thân mà nỗ lực cho hiện tại khác nhau nhưng tựu chung phải chuẩn bị: Xây dựng ước mơ; trau dồi tích lũy trí tuệ, đạo đức, sức khỏe, bản lĩnh, kĩ năng sống, đánh giá được khả năng của bản thân. Hết mình làm tốt công việc bản thân hiện tại: Để chuẩn bị tốt cho tương lai, cách tốt nhất là đem trí tuệ và nhiệt tình để làm hoàn hảo những công việc hiện tại. (W. Osler) - Những gì bản thân bắt đầu phải thực tế, tốt đẹp, phù hợp với đạo lí, lẽ phải. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
  3. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 2 Cảm nhận về đoạn trích trong tác phẩm Đại cáo bình Ngô (Nguyễn 5,0 Trãi) a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Cảm nhận về tư tưởng nhân nghĩa trong đoạn trích. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, tư tưởng nhân nghĩa trong 0,5 đoạn trích * Cảm nhận về tư tưởng nhân nghĩa trong đoạn trích: *.1 Giải thích tư tưởng nhân nghĩa 0,25 Nhân nghĩa theo Nho giáo: là mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người dựa trên cơ sở tình thương và đạo lí. *.2 Biểu hiện của tư tưởng nhân nghĩa trong đoạn trích 2,0 - Theo Nguyễn Trãi, nhân nghĩa là phải gắn với dân: lo cho dân, cốt ở yên dân, là thương dân, quân điếu phạt vì dân mà diệt gian ác trừ bạo. Thời chiến, nhân nghĩa phải gắn liền với việc chống xâm lược bảo vệ sự bình yên cho dân. Đây là một quan niệm mới mẻ của Nguyễn Trãi. Tư tưởng này bao trùm toàn bộ bài cáo nói chung, đoạn trích nói riêng. - Nhân nghĩa còn gắn liền với sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước Đạị Việt có cơ sở vững chắc từ thực tiễn lịch sử. Nguyễn Trãi đã đưa ra các yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc: + Tên nước: Đại Việt + Cương vực lãnh thổ + Phong tục tập quán + Nền văn hiến lâu đời + Lịch sử riêng + Nhân tài - So sánh với Nam quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt, vấn đề quốc gia dân tộc trong Bình Ngô đại cáo phát triển hơn, toàn diện hơn, sâu sắc hơn. + Toàn diện: ý thức dân tộc trong Nam quốc sơn hà được xây dựng chủ yếu trên hai yếu tố: chủ quyền và lãnh thổ. Còn Bình Ngô đại cáo, bổ sung thêm các yếu tố: văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử + Sâu sắc: • Ý thức văn hiến là yếu tố cơ bản nhất - hạt nhân để xác định dân tộc. • Tinh thần tự hào dân tộc mãnh liệt khi đặt nước Đại Việt ta ngang hàng với Trung Quốc về mọi mặt. Hơn nữa, vế Đại Việt lại được đặt lên trước ngầm khẳng định ta đứng trên đầu kẻ thù. → Bước tiến của thời đại, tầm cao tư tưởng của Ức Trai. - Sức mạnh của nhân nghĩa: Nguyễn Trãi đã đưa ra những dẫn chứng lấy trong sử sách để khẳng định chân lí của nhân nghĩa: những kẻ bất
  4. nhân, bất nghĩa dám xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Đại Việt đều phải chuốc lấy thất bại thảm hại. *.3 Nghệ thuật thể hiện 0,5 - Ngôn ngữ đanh thép - Giọng văn hào hùng, trang trọng - Các biện pháp nghệ thuật: so sánh, liệt lê, câu văn song hành Tạo nên một đoạn văn chặt chẽ, giàu sức thuyết phục, xứng đáng là một văn bản chính luận mẫu mực. * Đánh giá vấn đề 0,25 - Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Ông thực thi, đề cao và tuyên truyền nhân nghĩa để giành lại quyền sống, quyền độc lập, tự do, trả lại cho nhân dân cuộc sống bình yên. - Từ đó, ta hiểu thêm nhân cách và con người Nguyễn Trãi: một con người trung hiếu với nước, với dân. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. TỔNG ĐIỂM 10,0 Hết