Đề thi kiểm tra cuối kì I môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2021-2022

pdf 3 trang Hoài Anh 24/05/2022 5101
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kiểm tra cuối kì I môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_kiem_tra_cuoi_ki_i_mon_vat_li_lop_8_nam_hoc_2021_2022.pdf

Nội dung text: Đề thi kiểm tra cuối kì I môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2021-2022

  1. PHÒNG GD&ĐT KÌ THI KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN THI: NGÀY THI: ĐỀ II THỜI GIAN: 45 PHÚT (Không tính thời gian phát đề) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất ( Mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm ). Câu 1: Công thức tính vận tốc là: A. v = t/s B. v = s/t C. v = s.t D. v = m/s Câu 2: Vận tốc của một vật là 10m/s. Kết quả nào sau đây tương ứng với vận tốc trên? A. 36km/h. B. 54km/h. C. 48km/h. D. 60km/h. Câu 3: Một máy bay chuyển động trên đường băng để cất cánh. Đối với hành khách đang ngồi trên máy bay thì: A. máy bay đang chuyển động. B. người phi công đang chuyển động. C. hành khách đang chuyển động. D. sân bay đang chuyển động. Câu 4: Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động đều? A. Chuyển động của người đi xe đạp khi xuống dốc. B. Chuyển động của ô tô khi khởi hành. C. Chuyển động của đầu kim đồng hồ. D. Chuyển động của đoàn tàu khi vào ga. Câu 5: Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm trong lòng chất lỏng phụ thuộc: A. Khối lượng lớp chất lỏng phía trên điểm đó. B. Trọng lượng lớp chất lỏng phía trên điểm đó. C. Thể tích lớp chất lỏng phía trên điểm đó. D. Độ cao lớp chất lỏng phía trên điểm đó. Câu 6: Muốn biểu diễn một vectơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố: A. Phương, chiều B. Điểm đặt, phương, chiều. C. Điểm đặt, phương, độ lớn. D. Điểm đặt, phương, chiều, độ lớn. Câu 7: Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có: A. ma sát. B. trọng lực. C. quán tính. D. đàn hồi. Câu 8: Một xe ô tô đang chuyển động thẳng thì đột ngột dừng lại. Hành khách trên xe sẽ như thế nào? Hãy chọn câu trả lời đúng. A. Hành khách nghiêng sang phải. C. Hành khách ngã về phía trước. B. Hành khách nghiêng sang trái. D. Hành khách ngã về phía sau. Câu 9: Diễn tả bằng lời các yếu tố của lực vẽ ở hình bên: A. Lực P có điểm đặt tại G, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, độ lớn 500N.
  2. B. Lực P có điểm đặt tại G, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, độ lớn 400N. C. Lực P có điểm đặt tại G, phương thẳng đứng, chiều dưới lên, độ lớn 500N. D. Lực P có điểm đặt tại G, phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên, độ lớn 450N. Câu 10: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt A. Viên bi lăn trên cát. C. Trục ổ bi ở xe máy đang hoạt động. B. Bánh xe đạp chạy trên đường. D. Khi viết phấn trên bảng. Câu 11: Cách làm nào sau đây giảm được lực ma sát? A. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. C. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc. B. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc. D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc. Câu 12: Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào A. trọng lượng riêng của chất lỏng và của vật. B. trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. C. trọng lượng riêng và thể tích của vật. D. trọng lượng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Câu 13: Trường hợp nào sau đây áp lực của một người lên mặt sàn là lớn nhất? A. Người đó đứng cả hai chân. B. Người đó đứng co một chân. C. Người đó đứng cả hai chân nhưng cúi gập xuống. D. Người đó đúng cả hai chân nhưng tay cầm quả tạ. Câu 14: Trong các cách tăng, giảm áp suất sau đây, cách nào là không đúng? A. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép. B. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép. C. Muốn giảm áp suất thì phải giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép. D. Muốn giảm áp suất thì phải giữ nguyên áp lực, tăng diện tích bị ép. Câu 15: Thả một vật khối lượng 0,75kg có khối lượng riêng 10,5g/cm3 vào nước. Trọng lượng riêng nước là 10 000N/m3. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật nhận giá trị nào sau đây: A. 0,714 N. B. 0,0714 N. C. 7,14 N. D. 71,4 N. Câu 16: Một chiếc tàu đang trên biển, phần chìm của tàu bị thủng một lỗ ở độ sâu 5,6m. Người ta đặt một miếng vá áp vào lỗ thủng từ phía trong. Hỏi cần một lực tối thiểu bằng bao nhiêu để giữ miếng vá nếu lỗ thủng rộng 150 cm2 và trọng lượng riêng của nước biển là 10300 N/m3? A. 8652 kPa. B. 8652 kN. C. 865,2 N. D. 384533 N. Câu 17: Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét có cường độ A. bằng trọng lượng của phần vật chìm trong nước. B. bằng trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ. C. bằng trọng lượng của vật. D. bằng trọng lượng riêng của nước nhân với thể tích của vật. Câu 18: Điều nào sau đây là đúng khi nói về áp suất của chất lỏng? A. Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó. B. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương ngang. C. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương thẳng đứng, hướng từ dưới lên trên. D. Chất lỏng chỉ gây ra áp suất tại những điểm ở đáy bình chứa. Câu 19: Một thùng cao 1,5m đựng đầy nước, áp suất của nước lên đáy thùng và lên 1 điểm cách miệng thùng 0,5m lần lượt là: A. 15000Pa và 5000Pa. C. 15000Pa và 10000Pa. B. 1500Pa và 1000Pa. D. 1500Pa và 500Pa. Câu 20: Một vật có trọng lượng riêng là 26 000N/m3. Treo vật vào một lực kế rồi nhúng vật ngập trong nước thì lực kế chỉ 150N. Hỏi nếu treo vật ở ngoài không khí thì lực kế chỉ bao nhiêu ? Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m3. A. 393,75N. B. 243,75N. C. 206,25N. D. 173,33N. Hết
  3. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I (2021-2022) MÔN VẬT LÍ –KHỐI 8 ĐỀ II Trắc nghiệm (10 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B A D C D D C C A D Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án C B D B A C C A A B Hết