Đề thi kiểm tra khảo sát môn Sinh học Lớp 12 - Đề 001 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

docx 4 trang thaodu 3640
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kiểm tra khảo sát môn Sinh học Lớp 12 - Đề 001 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_kiem_tra_khao_sat_mon_sinh_hoc_lop_12_de_001_nam_hoc.docx

Nội dung text: Đề thi kiểm tra khảo sát môn Sinh học Lớp 12 - Đề 001 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT - SINH HỌC 12 – KHTN Năm học 2019 - 2020 ĐỀ 001 Thời gian làm bài 45 phút Câu 1. Côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã? A. 5’UAX3’. B. 3’UAA5’. C. 5’UGG3’. D. 5’UAG3’. Câu 2. Cho chuỗi thức ăn: Lúa → Châu chấu → Nhái → Rắn → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là A. lúa. B. châu chấu. C. nhái. D. rắn. Câu 3. Kết quả quá trình tiến hóa nhỏ là làm xuất hiện A. cá thể mới. B. loài mới. C. họ mới. D. chi mới. Câu 4. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu hình trội chiếm tỉ lệ 75% ? A. Bb x Bb. B. BB x bb. C. BB x Bb. D. bb x bb. Câu 5. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố làm thay đổi tần số alen theo 1 hướng xác định A. đột biến. B. chọn lọc tự nhiên. C. yếu tố ngẫu nhiên. D. di – nhập gen. Câu 6. Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa là phương thức gặp phổ biến nhất ở A. nấm. B. dưing xỉ. C. thực vật. D. thực vật có hoa. Câu 7. Đại địa chất nào đôi khi còn được gọi là kỉ nguyên của bò sát? A. Đại thái cố. B. Đại cổ sinh. C. Đại trung sinh. D. Đại tân sinh. Câu 8. Quan hệ giữa chim chim sáo và trâu rừng: chim sáo thường đâu trên lưng ltrâu rừng để bắt chấy rận. Đây là mối quan hệ A. cộng sinh B. hợp tác. C. kí sinh- vật chủ D. cạnh tranh. Câu 9. Quần thể dễ có khả năng suy vong khi kích thước của nó đạt A. dưới mức tối thiểu. B. mức tối đa. C. mức tối thiểu. D. mức cân bằng Câu 10. Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm là hiện tượng A. cạnh tranh giữa các loài. B. cạnh tranh cùng loài. C. khống chế sinh học. D. đấu tranh sinh tồn. Câu 11. Một loài sinh vật có bộ NST 2n = 24, theo lí thuyết thì số loại thể ba nhiễm có thể có ở loài này là bao nhiêu ? A. 12. B. 23. C. 24. D. 25. Câu 12. Loài nào sau đây có kiểu tăng trưởng số lượng gần với hàm mũ (dạng đường cong sinh trưởng hình chữ J)? A. Cá chép trong hồ. B. Ếch ương ven hồ. C. Vi khuẩn lam trong hồ. D. Rắn nước trong hồ. Câu 13. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hoa nào sau đây không làm thay đổi tần số alen của quần thể? A. Đột biến. B. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên. Câu 14. Khi kích thước quần thể sinh sản hữu tính vượt mức tối đa, thì xu hướng thường xảy ra là A. tăng hiệu quả nhóm.B. tăng cạnh tranh. C. tăng giao phối tự do. D. giảm tỉ lệ tử vong. Câu 15. Loại đột biến nào sau đây thường không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một nhiễm sắc thể? A. Lặp đoạn nhiễm sắc thể. B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. C. Mất đoạn nhiễm sắc thể. D. Chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể khác nhau. Câu 16. Tuổi sinh thái là A. tuổi thọ tối đa của loài. B. tuổi bình quần của quần thể. C. thời gian sống thực tế của cá thể. D. tuổi thọ do môi trường quyết định. Câu 17. Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tổ hợp tự do. Cá thể có kiểu gen AabbDdEe giảm phân cho bao nhiêu loại giao tử ? A. 4. B. 8. C. 16. D. 32. Câu 18. Khi số lượng cá thể của quần thể ở mức cao nhất để quần thể có khả năng duy trì phù hợp nguồn sống thì gọi là
  2. A. kích thước tối thiểu. B. kích thước tối đa. C. kích thước bất ổn.D. kích thước phát tán. Câu 19. Các gen phân li độc lập, khi lai giữa 2 cơ thể có kiểu gen AabbDd và AaBbDd, xác suất thu được kiểu gen AaBbdd là A. 12,5%. B. 6,25%. C. 25,0%. D. 37,5%. Câu 20. Chọn lọc tự nhiên thay đổi tần số alen ở quần thể vi khuẩn nhanh hơn nhiều so với quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội vì A. quần thể vi khuẩn sinh sản nhanh hơn nhiều. B. vi khuẩn đơn bội, alen hay lặn đểu biểu hiện ngay kiểu hình. C. kích thước quần thể nhân thực thường nhỏ hơn. D. ở sinh vật nhân thực gen có kích thước lớn hơn. Câu 21. Sự điều chỉnh mật độ cá thể của quần thể thường diễn ra theo xu hướng A. tăng số lượng các cá thể của quần thể. B. giảm số lượng các cá thể của quần thể. C. cân bằng với nơi cư trú của quần thể. ‘ D. cân bằng với nguồn sống của môi trường. Câu 22. Đối với quá trình tiến hóa, chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên đều có vai trò A. làm phong phú vốn gen của quần thể. B. tạo ra các kiểu gen quy định các kiểu hình thích nghi. C. định hướng quá trình tiến hóa. D. làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. Câu 23. Trong một hồ ở Châu Phi, có hai loài cá giống nhau về một số đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ, 1 loài màu xám, chúng không giao phối với nhau. Khi nuôi chúng trong bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm chúng cùng màu thì các cá thể của 2 loài lại giao phối với nhau và sinh con. Ví dụ trên thể hiện con đường hình thành loài bằng A. cách li tập tính B. cách li sinh thái C. cách li sinh sản D. cách li địa lí. Câu 24. Một quần thể sinh vật ban đầu có thành phần kiểu gen là 0,7AA: 0,2Aa: 0,1aa. Khi quần thể xảy ra quá trình giao phối ngẫu nhiên, thành phần kiểu gen của quần thể này khi đạt trạng thái cân bằng là A. 0,7AA: 0,2Aa: 0,1aa B. 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa C. 0,25AA: 0,5Aa: 0,25aa. D. 0,49AA: 0,42Aa: 0,09aa. Câu 25. Mỗi gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn, các gen phân li đọc lập. Cho cây có kiểu gen AabbCcDd tự thụ phấn sẽ tạo ra đời con có số kiểu gen và kiểu hình lần lượt là A. 27 và 8. B. 10 và 6 C.27 và 7 D. 9 và 8 Câu 26. Cấu trúc di truyền của quần thể có thể bị biến đổi do những nhân tố chủ yếu là A. đột biến, di - nhập gen, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên. B. đột biến , giao phối và chọn lọc tự nhiên. C. chọn lọc tự nhiên, môi trường, các cơ chế cách li. D. đột biến, di - nhập gen, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên Câu 27. Trong bể nuôi, hai loài cá cùng bắt động vật nổi làm thức ăn. Một loài ưa sống nơi khoáng đãng, còn một loài thích sống dựa dẫm vào các vật thể trôi nổi trong nước. Chúng cạnh tranh gay gắt với nhau về thức ăn. Người ta cho vào bể một ít rong để A. tăng hàm lượng oxi trong nước nhờ sự quang hợp B. bổ sung thức ăn cho cá. C. giảm sự cạnh tranh của 2 loài. D. làm giảm bớt chất ô nhiễm trong bể nuôi. Câu 28. Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,5AA: 0,5Aa. Nếu biết alen A là trội hoàn toàn so với alen a thì tỉ lệ cá thể mang kiểu hình lặn của quần thể nói trên khi đạt trạng thái cân bằng là A. 56,25% B. 12,5%. C. 37,5% D. 6,25%. Câu 29. Khi nói về quan hệ giữa kích thước quần thể và kích thước cơ thể, nội dung náo sau đây không đúng? A. Loài có kích thước cơ thể nhỏ thường có kích thước quần thể lớn. B. Loài có kích thước cơ thể lớn thường có kích thước quần thể nhỏ. C. Kích thước cơ thể của loài tỉ lệ thuận với kích thước của quần thể.
  3. D. Kích thước cơ thể và kích thước quần thể của loài phù hợp với nguồn sống. Câu 30. Trong cùng một thuỷ vực, người ta thường nuôi ghép các loài cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, rô phi, cá chép để A. thu được nhiều sản phẩm có giá trị khác nhau. B. tận dụng tối đa nguồn thức ăn và không gian có trong ao. C. thỏa mãn nhu cầu thị hiếu khác nhau của người tiêu thụ. D. tăng tính đa dạng sinh học trong ao. Câu 31. Ở ruồi giấm, gen B quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen b quy định thân đen; gen V quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen v quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và cách nhau 17 cM. Lai cặp bố mẹ thuần chủng (P) thân xám, cánh cụt với thân đen, cánh dài thu được F1. Cho các ruồi giấm F1 thu được giao phối ngẫu nhiên với nhau. Tính theo lí thuyết, ruồi giấm có kiểu hình thân xám, cánh dài ở F2 chiếm tỉ lệ A. 41,5%. B. 50%. C.56,25%. D. 64,37%. Câu 32. Từ một cây hoa quý hiếm, bằng cách áp dụng kĩ thuật nào sau đây có thể nhanh chóng tạo ra nhiều cây có kiểu gen giống nhau và giống với cây hoa ban đầu? A. Nuôi cấy hạt phấn. B. Nuôi cấy mô. C. Nuôi cấy noãn chưa được thụ tinh. D. Tự thụ phấn. Câu 33. Khi nói về thành phần hữu sinh trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng? A. Tất cả nấm đều là sinh vật phân giải. B. Sinh vật tiêu thụ bậc 3 luôn có sinh khối lớn hơn sinh vật tiêu thụ bậc 2. C. Tất cả các loài động vật ăn thịt thuộc cùng một bậc dinh dưỡng. D. Vi sinh vật tự dưỡng được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất. Câu 34: Những nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về tiến hóa nhỏ? (1) Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm. (2) Diễn ra trên qui mô lớn và thời gian địa chất dài. (3) Là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài. (4) Chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp qua các tài liệu cổ sinh vật học, giải phẫu so sánh. (5) Diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, kết quả là hình thành loài mới A. (1), (3), (5). B. (2), (3), (4). C. (1), (5). D. (2), (3), (4), (5). Câu 35. Khi nói về chu trình sinh địa hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên. II. Cacbon đi vào chu trình cacbon dưới dạng cacbon đioxit (CO2). III. Trong chu trình nitơ, thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng NH4 và NO3 . IV. Không có hiện tượng vật chất lắng đọng trong chu trình sinh địa hóa. A. 3. B. 1. C. 4. D.2. Câu 36. Khi nói về quần xã sinh vật có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ? 1) Trong quần xã sinh vật, mỗi loài sinh vật chỉ có thể tham gia vào 1 chuỗi thức ăn. 2) Các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau đồng thời tác động qua lại với môi trường 3) Mức độ đa dạng của quần xã được thể hiện qua số lượng các loài và số lượng cá thể của mỗi loài 4) Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài A. 1 B.2 C. 3 D. 4 Câu 37. Nếu cho rằng chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n thì cơ chế hình thành chuối nhà được giải thích bằng chuổi các sự kiện như sau: (1) Cơ thể 2n giảm phân bất thường cho giao tử 2n (2) Tế bào 2n nguyên phân bất thường cho cá thể 3n (3) Cơ thể 3n giảm phân bất thường cho giao tử 2n (4) Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội (5) Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n A. 5 → 1 → 4B. 4 → 3 → 1 C. 3 → 1 → 4D. 1 → 5 → 4 Câu 38. Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
  4. I. Các loài có ổ sinh thái về độ ẩm trùng nhau một phần vẫn có thể cùng sống trong một sinh cảnh. II. Ổ sinh thái của mỗi loài khác với nơi ở của chúng. III. Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi, của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng. IV. Các loài cùng sống trong một sinh cảnh vẫn có thể có ổ sinh thái về nhiệt độ khác nhau. A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 39. Giả sử 4 quần thể của một loài thú được ký hiệu là A, B, C, D có diện tích khu phân bố và mật độ cá thể như sau: Quần thể A B C D Diện tích khu phân bố (ha) 25 240 193 195 Mật độ (cá thể/ha) 10 15 20 25 Cho biết diện tích khu phân bố của 4 quần thể đều không thay đổi, không có hiện tượng xuất cư và nhập cư. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Quần thể A có kích thước nhỏ nhất. II. Kích thước quần thể B lớn hơn kích thước quần thể C. III. Nếu kích thước quần thể B và quần thể D đều tăng 2%/năm thì sau một năm, kích thước của 2 quần thể này sẽ bằng nhau. IV. Thứ tự sắp xếp của các quần thể từ kích thước nhỏ đến kích thước lớn là: A, C, B, D. A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 40. Sơ đồ phả hệ sau mô tả sự di truyền của một bệnh ở người: Biết rằng bệnh này do một trong hai alen của một gen quy định và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Có 23 người trong phả hệ này xác định được chính xác kiểu gen. (2) Có ít nhất 16 người trong phả hệ này có kiểu gen đồng hợp tử. (3) Tất cả những người bị bệnh trong phả hệ này đều có kiểu gen đồng hợp tử. (4) Những người không bị bệnh trong phả hệ này đều không mang alen gây bệnh. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.