Đề thi tham khảo môn Hóa học Lớp 10 - Lê Hoài Nhật Huy
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tham khảo môn Hóa học Lớp 10 - Lê Hoài Nhật Huy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_tham_khao_mon_hoa_hoc_lop_10_le_hoai_nhat_huy.pdf
Nội dung text: Đề thi tham khảo môn Hóa học Lớp 10 - Lê Hoài Nhật Huy
- Biên soạn: Th.S Lê Hoài Nhật Huy ĐỀ THI THAM KHẢO – HÓA HỌC 10 Thời gian: 60 phút – không kể phát đề. Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; C=12; O=16; Na=23; K=39; Ca=40; Fe=56; Mg=24; Cu=64; Ag=108; Al=27; N=14; Zn=65; S=32; Ni=59; Cl=35,5; S=32; Ba=137, Br=80; Ca=40; Ag=108; Mn=55; I=127. I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Câu 1: Dẫn khí X đến dư qua dung dịch brom, thấy dung dịch brom bị mất màu. Khí X có thể là A. SO3. B. CO2. C. SO2. D. Cl2. Câu 2: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lit khí SO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,2 mol NaOH. Sau phản ứng thu được dung dịch chứa muối A. NaHSO3. B. Na2S. C. Na2SO3. D. Na2SO4. Câu 3: Chất vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa là A. SO2. B. F2. C. SO3. D. H2SO4. Câu 4: Khi tăng yếu tố nào sau đây thì tốc độ phản ứng cũng tăng lên : A. nhiệt độ B. áp suất C. nồng độ D. Cả A, B, C đều đúng Câu 5: Dùng bông tẩm dung dịch axit sunfuric rồi viết lên tờ giấy trắng, sau đó hơ nóng trên ngọn lửa đèn cồn thì thấy nét chữ xuất hiện màu đen do dung dịch axit sunfuric đặc có tính háo nước. Axit sunfuric có công thức phân tử là A. HCl. B. H2S. C. Na2SO4. D. H2SO4. Câu 6: Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là A. CO và CH4. B. CH4 và NH3. C. SO2 và NO2. D. CO và CO2. Câu 7: Thực hiện thí nghiệm điều chế khí X, khí X được thu vào bình tam giác theo hình vẽ sau: Thí nghiệm đó có thể là A. cho dung dịch H2SO4 loãng vào bình đựng hạt kim loại Zn. B. cho dung dịch HCl đặc vào bình đựng tinh thể KMnO4. C. cho dung dịch HCl vào bình đựng bột CaCO3. D. cho dung dịch H2SO4 đặc vào bình đựng lá kim loại Cu. Câu 8: Dung dịch nào sau đây không được chứa trong lọ bằng thủy tinh? A. HCl. B. HF. C. HClO4. D. HI. Câu 9: Cho 4,8 gam một kim loại M hóa trị II tác dụng hết với clo dư thu được 10,125 gam muối clorua. Kim loại M là A. Ca. B. Mg. C. Cu. D. Al. Câu 10: Khi để lâu máu (màu đỏ) trong không khí có thể bị hoá đen. Nguyên nhân làm màu bị hoá đen là do đâu? A. Khí CO2 . B. Khí H2S. C. Khí O2 . D. Khí NH3. Câu 11: Hòa tan 11,2 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư, sau phản ứng thu được a mol khí SO2 (đktc). Giá trị của a là A. 0,1. B. 0,2. C. 0,3. D. 0,4. Câu 12: Phương trình hoá học nào sau đây sai? A. Fe2O3 + 3H2SO4 (đặc, nóng) Fe2(SO4)3 + SO2 + 3H2O. B. CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2 + H2O. C. AlCl3 + 3AgNO3 3AgCl + Al(NO3)3. D. C + 2H2SO4 (đặc, nóng) CO2 + 2SO2 + 2H2O. Trang 1/4
- Biên soạn: Th.S Lê Hoài Nhật Huy Câu 13: Hòa tan hoàn toàn 6,1 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 2,24 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 31,80. B. 31,40. C. 15,7. D. 8,98. Câu 14: Trong công nghiệp, để điều chế khí Cl2 người ta điện phân dung dịch chất X (có màng ngăn). Chất X là A. Na2SO4. B. NaNO3. C. Na2CO3. D. NaCl. Câu 15: Trong phòng thí nghiệm, khí clo thường được điều chế bằng cách oxi hoá hợp chất : A. MnO2. B. KMnO4. C. KClO3. D. HCl. Câu 16: Câu nhận xét về khí H2S nào sau đây là sai ? A. là khí không màu, mùi trứng thối và rất độc C. tan trong nước tạo thành dung dịch axit H2S B. làm quỳ tím ẩm hóa xanh D. có tính khử mạnh Câu 17: Cho hệ cân bằng sau được thực hiện trong bình kín : 2SO2 (k) + O2 (k) 2SO3 (k), H < 0 Yếu tố nào sau đây không làm chuyển dịch cân bằng hóa học trên ? A. biến đổi nhiệt độ B. thay đổi áp suất C. chất xúc tác D. thay đổi nồng độ các chất Câu 18: Cho 4 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch HCl loãng dư thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Thành phần % theo khối lượng của Fe và Cu trong hỗn hợp lần lượt là A. 30% và 70%. B. 60% và 40%. C. 40% và 60%. D. 70% và 30%. Câu 19: Để sát trùng cho các món ăn cần rau sống, người ta thường ngâm rau trong dung dịch NaCl loãng trong khoảng 10 phút. Khả năng diệt trùng của dung dịch NaCl là do A. vi khuẩn chết vì bị mất nước. B. dung dịch NaCl có tính oxi hóa mạnh. C. dung dịch NaCl có chứa ion Cl độc. D. dung dịch NaCl có chứa ion Na+ độc. Câu 20: Là phản ứng oxi hoá-khử khi dung dịch HCl đặc phản ứng với: A. FeO. B. Fe3O4. C. Fe(NO3)2. D. FeCO3. II. TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1: (2 điểm) Hoàn thành các chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có) 1 2 3 4 5 6 7 8 FeS2 SO 2 S H 2 S H 2 SO 4 SO 2 HCl Cl 2 NaClO Câu 2: a) (0,5 điểm) Bằng phương pháp hoá học, phân biệt ba lọ dung dịch mất nhãn: NaCl, NaBr, HCl. Viết PTPƯ minh hoạ (nếu có). b) (0,5 điểm) Hãy cho biết người ta sử dụng phương pháp nào để tăng tốc độ phản ứng trong các trường hợp sau đây? + Tạo thành những lỗ rỗng trong viên than tổ ong. + Rắc men tinh bột đã nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn, ) để ủ rượu. + Nung hỗn hợp bột đá vôi, đất sét và thạch cao ở nhiệt độ cao để sản xuất clinke trong công nghiệp sản xuất xi măng. Câu 3: (1,5 điểm) Chia 14,2 gam hỗn hợp X gồm 3 kim loại Al, Fe và Cu thành 2 phần bằng nhau : - Phần 1: tác dụng với 400 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch A. Trung hòa lượng axit dư trong dung dịch A cần vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 2 M - Phần 2: hoà tan hoàn toàn 50 gam dung dịch H2SO4 đặc 98% đun nóng thu được 5,6 lit khí (đktc) và dung dịch B. a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu? b. Tính C% các chất trong dung dịch B. ? Trang 2/4
- Biên soạn: Th.S Lê Hoài Nhật Huy Câu 4: (0,5 điểm) Trình bày phương pháp an toàn khi muốn điều chế axit sunfuric loãng từ axit sunfuric đặc. Vẽ hình minh hoạ cho các bước. HẾT Trang 3/4
- Biên soạn: Th.S Lê Hoài Nhật Huy Trang 4/4
- Biên soạn: Th.S Lê Hoài Nhật Huy Trang 5/4