Đề thi THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2019 - Mã đề 672 - Trường THPT An Nghĩa

doc 4 trang thaodu 2750
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2019 - Mã đề 672 - Trường THPT An Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_nam_2019_ma_de_672_truong_t.doc

Nội dung text: Đề thi THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2019 - Mã đề 672 - Trường THPT An Nghĩa

  1. TRƯỜNG THPT AN NGHĨA KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2019 ĐỀ THI THỬ Bài thi: Khoa Học Tự Nhiên; Môn: Hóa học Đề thi có 4 trang Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề (40 câu trắc nghiệm) Họ và tên thí sinh: Lớp 12A: Số báo danh: Mã đề: 672 I. Câu 1: Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc nóng. Để có 54,9 kg Xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng đạt 90%). Giá trị của m là : A. 34,93 kg B. 31,44 kg C. 38,82 kg D. 34,14 kg Câu 2: Kim loại nào sau đây tác dụng mạnh với nước ở nhiệt độ thường? A. Mg B. Be C. Cu D. K Câu 3: Cho vài giọt dung dịch CuSO4 vào ống nghiệm chứa 3 ml dầu ăn, nhỏ tiếp dung dịch NaOH vào và đun nóng nhẹ. Hiện tượng quan sát được. A. Tạo kết tủa Cu(OH)2 và Cu(OH)2 tan tạo dung dịch có màu xanh lam. B. Tạo kết tủa Cu(OH)2 sau đó kết tủa bị tan trong NaOH dư, C. Tạo kết tủa Cu(OH)2 và không tan trong dầu ăn. D. Tạo kết tủa Cu(OH)-2, lắng xuống dầu ăn nổi lên trên. Câu 4: Hỗn hợp tecmit dùng để hàn đường ray tàu hỏa. Thành phần hóa học của tecmit là : A. Al, Fe B. Al2O3, Fe C. Al, Fe2O3 D. Al, CuO. Câu 5: Trong các loại phân bón hoá học sau loại nào là phân đạm ? A. (NH2)2CO B. KCl C. Ca3(PO4)2 D. K2SO4 Câu 6: Xà phòng hoá hoàn toàn 22,2 gam CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH 1M (đun nóng). Thể tích dung dịch NaOH tối thiểu cần dùng là A. 400 ml. B. 300 ml. C. 150 ml. D. 450 ml. Câu 7: Cho các phát biểu và nhận định sau : (1) Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là SO2 và NO2 . (2) Khí CH4; CO2 gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính (3) Chất gây nghiện chủ yếu trong thuốc lá là nicotin. (4) Nồng độ CO cao trong khí quyển là gây ô nhiễm không khí Số phát biểu đúng là : A. 1 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 8: Cho dãy các chất: metylaxetat, ancol etylic, anilin, toluen, phenol. Số chất trong dãy có khả năng tạo kết tủa trắng với nước brom là A. 3. B. 2 C. 1 D. 4 Câu 9: Hơi thủy ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân thì chất bột được rắc lên thủy ngân rồi gom lại là A. Lưu huỳnh B. Cát. C. Muối ăn D. Vôi sống Câu 10: Cho 9,3 gam anilin tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là A. 11,95 gam. B. 11,85 gam. C. 12,95 gam. D. 12,59 gam. Câu 11: Cho các ion sau: Mg2+, Na+, Fe3+, Cu2+. Trong cùng điều kiện, ion có tính oxi hóa yếu nhất là A. Fe3+ B. Mg2+. C. Cu2+ D. Na+ Câu 12: Đun nóng este HCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là A. CH3COONa và C2H5OH. B. CH3COONa và CH3OH. C. HCOONa và CH3OH. D. HCOONa và C2H5OH. Câu 13: Khử hoàn toàn 6,64 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 cần dùng 2,24 lít CO (đktc). Khối lượng Fe thu được là A. 5,04 gam B. 5,06 gam C. 5,40 gam D. 5,05 gam Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Để khử chua cho đất, người ta thường sử dụng vôi sống. B. Công thức hóa học của vôi tôi là CaO. Trang 1/4- Mã Đề 672
  2. C. Thạch cao nung được dùng để bó bột, nặn tượng. D. Cặn trong ấm đun nước có thành phần chính là canxi cacbonat. Câu 15: Cho 300 ml dung dịch NaOH 0,1M phản ứng với 100 ml dung dịch Al 2(SO4)3 0,1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là A. 2,34. B. 1,17. C. 0,78. D. 1,56. Câu 16: Cho 4,48 lít hỗn hợp khí CH4 và C2H4 đi qua bình chứa dung dịch nước brom dư. Sau phản ứng thấy khối lượng bình tăng 1,4 gam. Thể tích các khí đo ở (đktc). Thành phần phần trăm theo thể tích mỗi khí là: A. 90 và 10% B. 75 và 25% C. 30% và 70% D. 35% và 65% Câu 17: Phản ứng nào sau đây FeCl3 không thể hiện tính oxi hoá ? A. 2FeCl3 + 3NaOH Fe(OH)3 + 3NaCl B. 2FeCl3 + Cu 2FeCl2 + CuCl2 C. 2FeCl3 + H2S 2FeCl2 + 2HCl + S D. 2FeCl3 + 2KI 2FeCl2 + 2KCl + I2 Câu 18: Tơ nilon -6,6 thuộc loại A. tơ nhân tạo. B. tơ thiên nhiên. C. tơ bán tổng hợp. D. tơ tổng hợp. Câu 19: Cho dãy các chất FeO, Fe(OH)2, FeSO4, Fe2(SO4)3, Fe3O4, Fe2O3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc, nóng là A. 6. B. 3 C. 5. D. 4 Câu 20: Phát biểu không đúng là: A. Saccarozơ không làm mất màu nước brom. B. Sản phẩm thủy phân saccarozơ (xúc tác H+, to) có thể tham gia phản ứng tráng bạc. C. Tinh bột là polime có cấu trúc dạng mạch phân nhánh và không phân nhánh. D. Thủy phân (xúc tác H+, to) tinh bột cũng như xenlulozơ đều cho cùng một loại monosaccarit. Câu 21: X là một loại đá vôi chứa 80% CaCO3, phần còn lại là tạp chất trơ. Nung 50 gam X một thời gian, thu được 39 gam chất rắn. Phần trăm CaCO3 đã bị phân huỷ là : A. 62,5%. B. 60%. C. 50,5%. D. 65%. Câu 22: Cho 4,6 gam Na vào 195,4 gam nước thu được dung dịch A và khí H2. Nồng độ phần trăm của dung dịch A là: A. 2% B. 4% C. 3% D. 6%. Câu 23: Khi thủy phân bất kỳ chất béo nào cũng thu được A. axit oleic. B. axit panmitic. C. axit stearic. D. glixerol. Câu 24: Cho các phát biểu sau: (1) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure. (2) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước. (3) Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí. (4) Trong phân tử peptit mạch hở, Gly-Ala-Gly có 4 nguyên tử oxi. (5) Ở điều kiện thường, amino axit là những chất lỏng. Số phát biểu đúng là A. 5 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 25: Dãy chất nào sau đây đều làm mềm được nước cứng toàn phần ? A. NaOH, Na2CO3 B. Na2CO3, Na3PO4 C. HCl, NaOH. D. Ca(OH)2, Na3PO4 II. Câu 26: Thực hiện các thí nghiệm sau. (1) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2.(2) Sục khí NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3. (3) Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3(4) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3. (5) Cho AgNO3 vào dung dịch FeCl3.(6) Cho mẩu Na vào dung dịch CuSO4. Sau khi kết thúc các thí nghiệm, tổng số thí nghiệm thu được kết tủa là. A. 4 B. 3 C. 6 D. 5 Câu 27: Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau Mẫu thử Thí nghiệm Hiện tượng X Tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm Có màu tím Y Ðun nóng với dung dịch NaOH (loãng, dư), để nguội. Tạo dung dịch màu Thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4 xanh lam Trang 2/4- Mã Đề 672
  3. Z Ðun nóng với dung dịch NaOH loãng (vừa đủ). Thêm tiếp Tạo kết tủa Ag dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng T Tác dụng với dung dịch I2 loãng Có màu xanh tím Các chất X, Y, Z, T lần lượt là A. Triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột, lòng trắng trứng. B. Lòng trắng trứng, triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột. C. Lòng trắng trứng, triolein, hồ tinh bột, vinyl axetat. D. Vinyl axetat, lòng trắng trứng, triolein, hồ tinh bột. Câu 28: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho Zn vào dung dịch AgNO3.(2) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3. (3) Cho Na vào dung dịch CuSO4.(4) Dẫn khí CO (dư) qua bột CuO nóng. (5) Cho Fe vào dung dịch CuSO4. Số thí nghiệm tạo thành kim loại là A. 4 B. 3 C. 2 D. 5. Câu 29: Cho các phát biểu sau: (1). Các amin đều phản ứng được với dung dịch HCl. (2). Tripanmitin, tristearin đều là chất rắn ở điều kiện thường. (3). Phản ứng thủy phân chất béo trong (NaOH, KOH) là phản ứng xà phòng hóa. (4). Sản phẩm trùng hợp metylmetacrylat được dùng làm thủy tinh hữu cơ. (5). Các peptit đều có phản ứng màu biure. (6). Tơ nilon – 6 có chứa liên kết peptit. Tổng số phát biểu đúng là A. 3 B. 4 C. 6 D. 5 Câu 30: Cho các phản ứng hóa học sau: (1) (NH4)2SO4 + BaCl2 (2) CuSO4 + Ba(NO3)2 (3) Na2SO4 + BaCl2 (4) H2SO4 + BaSO3 (5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 (6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 Dãy gồm các phản ứng có cùng một phương trình ion thu gọn là: A. (2), (3), (4), (6). B. (1), (3), (5), (6). C. (1), (2), (3), (6). D. (3), (4), (5), (6). Câu 31: Có các phát biểu sau: (1) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ thu được sobitol. (2) Trong mật ong, fructozơ chiếm 40% khối lượng. (3) Nhỏ iot vào mặt cắt củ khoai xuất hiện màu xanh tím, chứng tỏ khoai có chứa tinh bột. (4) Thủy phân hoàn toàn saccarozơ chỉ thu được glucozơ. (5) Dung dịch saccarozơ, glucozơ đều hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Số phát biểu đúng là A. 2 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 32: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2. (2) Cho CrO3 vào dung dịch HCl. (3) Đốt cháy NH3 trong khí oxi dư. (4) Cho Ba vào dung dịch CuSO4. (5) Điện phân nóng chảy Al2O3. (6) Dẫn khí H2 đến dư qua CuO, nung nóng. Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm tạo ra đơn chất là. A. 6 B. 4 C. 5 D. 3 III. Câu 33: Hòa tan hoàn toàn 12,54 gam hỗn hợp X gồm Mg, Na2CO3 và Fe(OH)2 trong 126 gam dung dịch HNO3 22%, thu được dung dịch Y chỉ chứa muối và thoát ra 2,016 lít hỗn hợp khí gồm CO2 và NO (đktc), có tỉ khối so với H2 là 59/3. Cô cạn Y được hỗn hợp muối Z, nung Z trong chân không tới khối lượng không đổi, thu được chất rắn T có khối lượng giảm 17,14 gam so với Z. Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)3 trong Y gần nhất với A. 5,0%. B. 5,4%. C. 6,2%. D. 5,8%. Câu 34: Hỗn hợp A gồm X, Y (M X < MY) là 2 este đơn chức có chung gốc axit. Đun nóng m gam A với 400 ml dung dịch KOH 1M thu được dung dịch B (có KOH dư) và (m – 12,6) gam hỗn hợp gồm 2 anđehit no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp, có tỉ khối hơi so với H2 là 26,2. Cô cạn B thu được (m + 6,68) gam chất rắn khan. Phần trăm khối lượng của X trong A là A. 45,55. B. 36,44. C. 54,66. D. 30,37. Câu 35: Tiến hành nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Cu(NO3)2 và Cu trong một bình Trang 3/4- Mã Đề 672
  4. kín đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Y có khối lượng (m – 7,36) gam. Cho toàn bộ chất rắn Y tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,672 lít SO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của m là A. 20,16 gam. B. 19,52 gam. C. 25,28 gam. D. 22,08 gam. Câu 36: Điện phân dung dịch X gồm Cu(NO3)2 xM và KCl yM bằng dòng điện một chiều trong thời gian t giây thì thu được 1,344 lít khí ở anot (đktc) và dung dịch Y. Cho Fe dư vào Y, thấy khối lượng thanh Fe giảm 1,76 gam. Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì thu được dung dịch Z có màu xanh. Cho Fe dư vào Z thì khối lượng thanh Fe giảm 6,76 gam. Biết cường độ dòng điện không đổi và NO là sản phẩm khử duy nhất của HNO3. Phát biểu sai là A. Tỷ số x : y tương ứng là 15 : 2. B. Thời điểm bắt đầu tạo H2 là 3t giây. C. Trong X chứa hơn 60 gam muối. D. Tại thời điểm 1,6t giây thu được 0,07 mol O2. Câu 37: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm Al và một oxit sắt FexOy (trong điều kiện không có không khí) thu được 92,35 gam chất rắn Y. Hòa tan Y trong dung dịch NaOH (dư) thấy có 8,4 lít khí H2 (ở đktc) thoát ra và còn lại phần không tan Z. Hòa tan 1/2 lượng Z bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thấy có 13,44 lít khí SO2 (ở đktc) thoát ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng Al2O3 trong Y và công thức oxit sắt lần lượt là: A. 40,8 gam và Fe2O3 B. 40,8 gam và Fe3O4 C. 45,9 gam và Fe3O4 D. 45,9 gam và Fe2O3 Câu 38: Thuỷ phân hoàn toàn m gam hexapeptit X mạch hở thu được (m + 4,68) gam hỗn hợp Y gồm alanin và valin. Oxi hoá hoàn toàn một lượng hỗn hợp Y ở trên cần vừa đủ a mol khí oxi, thu được hỗn hợp Z gồm CO2, hơi H2O và N2. Dẫn hỗn hợp Z qua bình H2SO4 đậm đặc (dư) thấy khối lượng khí thoát ra khỏi bình giảm 18b gam so với khối lượng hỗn hợp Z; tỉ lệ a b = 51 46. Để oxi hoá hoàn toàn 27,612 gam X thành CO 2, H2O và N2 cần tối thiểu V lít oxi (đktc). Giá trị của V gần nhất với A. 33,42. B. 32,70. C. 29,70. D. 53,80. Câu 39: Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức (chứa C, H, O). Thủy phân hoàn toàn 0,15 mol X cần 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được một ancol Y và 16,7 gam hỗn hợp hai muối. Đốt cháy hoàn toàn Y, sau đó hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH) 2 dư, khối lượng bình tăng 8 gam. Hỗn hợp X là A. HCOOC6H4-CH3 và HCOOCH3. B. HCOOC6H5 và HCOOC2H5. C. HCOOC6H4-CH3 và HCOOC2H5. D. CH3COOC6H5 và CH3COOCH3. Câu 40: Cho hỗn hợp X gồm một axit no, đơn chức A và một este E tạo bởi một axit no, đơn chức B và một ancol no đơn chức C (A và B là đồng đẳng kế tiếp của nhau). Cho m gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaHCO3 thu được 1,92 gam muối. Nếu cho a gam hỗn hợp X tác dụng với lượng vừa đủ NaOH rồi đun nóng thì thu được 4,38 gam hỗn hợp D gồm muối của hai axit hữu cơ A, B và 0,03 mol ancol C, biết tỉ khối hơi của C so với hiđro nhỏ hơn 25 và C không điều chế trực tiếp được từ chất vô cơ. Đốt cháy hai muối trên bằng một lượng oxi vừa đủ thu được một muối vô cơ, hơi nước và 2,128 lít CO 2 (đktc). Các phản ứng coi như xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 1,81. B. 4,12. C. 3,98. D. 3,7. HẾT Trang 4/4- Mã Đề 672