Đề thi thử học kỳ II môn Hóa học Lớp 10 - Mã đề 1 - Nguyễn Quốc Trung

pdf 2 trang thaodu 3900
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử học kỳ II môn Hóa học Lớp 10 - Mã đề 1 - Nguyễn Quốc Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_hoc_ky_ii_mon_hoa_hoc_lop_10_ma_de_1_nguyen_quoc.pdf

Nội dung text: Đề thi thử học kỳ II môn Hóa học Lớp 10 - Mã đề 1 - Nguyễn Quốc Trung

  1. ĐỀ THI THỬ HỌC KÌ II MÔN HÓA HỌC 10 MÃ ĐỀ 1 Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử nguyên tố nhóm Halogen là: A. ns2np4 B. ns2np3 C. ns2np5 D. ns2np6 Câu 2: Chất nào sau đây có hiện tượng thăng hoa: A. I2 B. Cl2 C. F2 Br2 Câu 3: Dung dịch chất nào sau đây được dùng để khắc hình, khắc chữ lên thủy tinh? A. HCl B. HBr C. HI D. HF Câu 4: Dãy các chất nào sau đây đều tác dụng với dung dịch axit clohidric? A. Fe2O3, KMnO4, Cu, Fe, AgNO3; B. Cu, Fe, KMnO4, H2SO4, Mg(OH)2; C. Fe2O3, KMnO4, CuO, Fe, AgNO3; D. Fe, H2SO4, CuO, Ag, Mg(OH)2; Câu 5: Chia dung dịch Br2 thành hai phần bằng nhau. Dẫn khí X không màu đi qua phần 1thì thấy màu của dung dịch nhạt dần. Dẫn khí Y không màu đi qua phần 2 thì thấy màu của dung dịch đậm hơn. Khí X, Y lần lượt là: A. Cl2 và SO2 B. SO2 và HI C. O2 và HI D. HCl và HBr Câu 6: Cho 9,4 gam hỗn hợp X gồm ZnO, CuO, MgO, Fe3O4 tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thì khối lượng muối khan thu được là: A. 20,05 gam B. 17,65 gam C. 12,33 gam D. 15,25 gam Câu 7: Cho 25,5 gam AgNO3 vào 400 ml dung dịch KCl 0,5M sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa trắng. Gía trị của m là: A. 25,250 gam B. 28,700 gam C. 22,725 gam D. 21,525 gam Câu 8: Nguyên tử của nguyên tố lưu huỳnh có số điện tích hạt nhân là 16. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử lưu huỳnh là: A. 2. B. 4. C. 6. D. 8. Câu 9: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon? A. tẩy trắng tinh bột và dầu ăn B. khử trùng nước uống và khử mùi C. chữa sâu răng D. điều chế oxi trong phòng thí nghiệm Câu 10: Người ta thu oxi bằng cách đẩy nước, là do: A. khí oxi nhẹ hơn nước B. khí oxi khó hóa lỏng C. khí oxi tan nhiều trong nước D. khí oxi ít tan trong nước Câu 11: Trong phòng thí nghiệm, oxi được điều chế bằng cách: A. điện phân dung dịch NaOH B. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng C. nhiệt phân KClO3 D. điện phân H2O Câu 12: Cho phản ứng hóa học: H2S + 4Cl2 + 4H2O  8HCl + H2SO4. Vai trò các chất là: A. Cl2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử; B. Cl2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử; C. H2S là chất oxi hóa, Cl2 là chất khử; D. H2O là chất oxi hóa, H2S là chất khử; Câu 13: Cho các dung dịch đựng trong các bình mất nhãn chứa: NaNO3, HCl, Na2SO4, Ba(OH)2. Thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được 4 dung dịch trên? A. quỳ tím B. BaCl2 C. AgNO3 D. KOH Câu 14: Phản ứng nào sau đây không thể xảy ra? A. SO2 + dung dịch H2S. B. SO2 + dung dịch NaOH. C. SO2 + dung dịch nước clo. D. SO2 + dung dịch BaCl2. Câu 15: Người ta không dùng H2SO4 đặc để làm khô khí nào sau đây? A. SO2 B. Cl2 C. H2S D. CO2 Câu 16: Axit H2SO4 tham gia vào phản ứng nào sau đây là H2SO4 loãng? A. 10H2SO4 + 2Fe3O4  3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O B. 6H2SO4 + 2Fe  Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O C. 4H2SO4 + 2Fe(OH)2  Fe2(SO4)3 + SO2 + 6H2O D. H2SO4 + FeO  FeSO4 + H2O Câu 17: Chất nào sau đây thường được dùng để tẩy nấm mốc và tẩy màu? A. SO2 B. O2 C. N2 D. CO2 Câu 18: Để phân biệt hai khí SO2 và H2S ta có thể dùng dung dịch nào sau đây? A. H2S B. NaOH C. HCl D. BaCl2 Sưu tầm và biên soạn: Nguyễn Quốc Trung
  2. ĐỀ THI THỬ HỌC KÌ II MÔN HÓA HỌC 10 HC l MnO, t 0 Câu 19: Cho dãy chuyển hóa sau: KMnO4  X2  KClO3  2 KCl + Y2. Công thức phân tử của X2, Y2 lần lượt là: A. O2, Cl2 B. Cl2, O2 C. Br2, Cl2 D. Cl2, Br2 Câu 20: Hòa tan hoàn toàn 12,45 gam hỗn hợp kim loại X gồm Mg, Al, Zn, Fe trong dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ, thu được V lít khí (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 41,25 gam muối khan. Gía trị của V là: A. 2,24 lit B. 3,36 lit C. 4,48 lit D. 6,72 lit Câu 21: Cho 15,75 gam hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được một khí X và còn lại 7,35 gam chất rắn không tan. Thể tích khí X (đktc) là: A. 5,04 lit B. 3,36 lit C. 4,48 lit D. 6,72 lit Câu 22: Trộn một ít bột MnO2 với KClO3 thu được 80 gam hỗn hợp X. Nhiệt phân hỗn hợp X đến khối lượng không đổi thu được 60,8 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng của KClO3 trong hỗn hợp X là: A. 38,75% B. 61,25% C. 75,25% D. 80,65% Câu 23: Từ 400 kg quặng có chứa 60%FeS2 (còn lại là tạp chất không chứa lưu huỳnh) ta có thể sản xuất được bao nhiêu kg dung dịch H2SO4 95%. Gỉa sử khối lượng bị hao hụt trong quá trình sản xuất là 5%. A. 412,6 kg B. 372,4 kg C. 392,0 kg D. 240,0 kg Câu 24: Hòa tan hoàn toàn 8,96 gam một kim loại M bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thu được 5,376 lít khí SO2 (đktc). Kim loại M là: A. Cu B. Al C. Fe D. Zn Câu 25: Khi đun nấu thức ăn, nếu củi được chẻ nhỏ thì quá trình cháy xảy ra nhanh hơn. Vậy người ta đã dựa vào yếu tố nào sau đây để tăng tốc độ phản ứng? A. nồng độ B. nhiệt độ C. diện tích tiếp xúc D. áp suất Câu 26: Tốc độ phản ứng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. bề mặt tiếp xúc giữa các chất phản ứng B. chất xúc tác C. nồng độ của các chất phản ứng D. thời gian xảy ra phản ứng Câu 27: Cho phản ứng sau: X + Y  Z. Lúc đầu nồng độ chất X là 0,4 mol/lit. Sau khi phản ứng 10 giây hì nồng độ của chất X là 0,2 mol/lit. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo chất X trong khoảng thời gian trên là: A. 0,02 mol/lit.s B. 0,03 mol/lit.s C. 0,04 mol/lit.s D. 0,05 mol/lit.s Câu 28: Ở nhiệt độ không đổi, nếu tăng áp suất thì hệ cân bằng nào sau đây chuyển dịch theo chiều thuận? A. 2CO2 (k)   2CO(k) + O2 (k); B. 2SO3 (k)   2SO2 (k) + O2; C. 2H2 (k) + O2 (k)   2H2O(k); D. 2NO(k)   N2 (k) + O2 (k); Câu 29: Cho phương trình phản ứng: N2 (k) + O2 (k)  2NO(k) ∆H>0. Cặp yếu tố nào sau đây đều ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng trên? A. nhiệt độ và nồng độ B. áp suất và nồng độ C. nồng độ và chất xúc tác D. chất xúc tác và nhiệt độ Câu 30: Mệnh đề nào sau đây đúng? A. bất cứ phản ứng hóa học nào cũng phải đạt đến trạng thái cân bằng hóa học; B. khi phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng thì phản ứng dừng lại; C. chỉ có những phản ứng thuận nghịch mới có trạng thái cân bằng hóa học; D. ở trạng thái cân bằng, lượng chất ở 2 vế của phương trình hóa học phải bằng nhau Sưu tầm và biên soạn: Nguyễn Quốc Trung