Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề số 30 - Tòng Văn Sinh (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề số 30 - Tòng Văn Sinh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_de_so_30_tong_van_sinh.docx
Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề số 30 - Tòng Văn Sinh (Có đáp án)
- ĐỀ SỐ 30 Câu 1: Thành phần hóa học chính của quặng boxit là A. FeCO3. B. Al2O3.2H2O. C. Fe3O4.nH2O. D. AlF3.3NaF. Câu 2: Kim loại sắt không tan trong dung dịch nào sau đây? A. FeCl3. B. H2SO4 loãng, nguội. C. AgNO3. D. HNO3 đặc, nguội. Câu 3: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với nước? A. Li. B. K. C. Sr. D. Be. Câu 4: Công thức phân tử của triolein là A. C54H104O6. B. C57H104O6. C. C57H110O6. C. C54H110O6. Câu 5: Trong chất nào sau đây nitơ vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử? A. NH4Cl. B. HNO3. C. NH3. D. NO2. Câu 6: Chất tham gia phản ứng tráng gương là A. xenlulozơ. B. saccarozơ. B. fructozơ. D. tinh bột. Câu 7: Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 8: Khi thực hiện các thí nghiệm cho chất khử (kim loại, phi kim, ) phản ứng với axit nitric đặc thường tạo ra khí NO2 độc hại, gây ô nhiễm môi trường. Để hạn chế lượng khí NO2 thoát ra môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây? A. Muối ăn. B. Xút. C. Cồn. D. Giấm ăn. Câu 9: Trong công nghiệp, để điều chế kim loại Ag, Cu gần như tinh khiết (99,99%) người ta sử dụng phương pháp nào sau đây? A. thủy luyện. B. nhiệt luyện. C. điện phân nóng chảy. D. điện phân dung dịch. Câu 10: Cho các dung dịch: axit glutamic, valin, lysin, alanin, etylamin, anilin. Số dung dịch làm quì tím chuyển sang màu hồng, chuyển sang màu xanh, không đổi màu lần lượt là A. 2, 1, 3. B. 1, 1, 4. C. 3, 1, 2. D. 1, 2, 3. Câu 11: Cao su buna-S và cao su buna-N là sản phẩm đồng trùng hợp của buta-1-3-đien với A. stiren và amoniac. B. stiren và acrilonitrin. C. lưu huỳnh và vinyl clorua. D. lưu huỳnh và vinyl xianua. Câu 12: Khi chúng ta ăn các thực phẩm có chứa chất béo, tinh bột hoặc protein thì phản ứng hóa học xảy ra đầu tiên của các loại thực phẩm trên trong cơ thể là phản ứng A. thủy phân. B. oxi hóa. C. khử. D. polime hóa. Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ nào sau đây thì sản phẩm thu được khác với các chất còn lại? A. Protein. B. Cao su thiên nhiên. C. Chất béo. D. Tinh bột. Câu 14: Cho các phát biểu sau: (a) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 có thể tan trong dung dịch glucozơ. (b) Anilin là một bazơ, dung dịch của nó làm giấy quì tím chuyển thành màu xanh. (c) Ở nhiệt độ thường, axit acrylic phản ứng được với dung dịch brom. (d) Ở điều kiện thích hợp, glyxin phản ứng được với ancol etylic. (e) Ở điều kiện thường, etilen phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 cho kết tủa vàng. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 15: Phenol không phản ứng với chất nào sau đây? A. NaOH. B. Br2. C. NaHCO3. D. Na. Câu 16: Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường: (1) Cho kim loại liti vào bình khí nitơ. (2) Sục khí hiđrosunfua vào dung dịch Zn(NO3)2. (3) Sục khí clo vào dung dịch FeBr3. (4) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch phenol C6H5OH. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 17: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho bột Mg vào dung dịch AgNO3. (2) Cho bột Zn vào dung dịch CrCl3 (dư). (3) Cho Na vào dung dịch CuSO4. Page 1
- (4) Cho bột Fe vào dung dịch CuSO4. (5) Cho bột Zn vào dung dịch Fe2(SO4)3 (dư). (6) Cho bột Ni vào dung dịch CrCl2. Số thí nghiệm sinh ra kim loại sau phản ứng là A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 18: Cho các chất HCl (X); C2H5OH (Y); CH3COOH (Z); phenol C6H5OH (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tính axit tăng dần là A. (Y), (Z), (T), (X). B. (X), (Z), (T), (Y). C. (Y), (T), (Z), (X). D. (T), (Y), (Z), (X). Câu 19: Cho các phản ứng sau (ở điều kiện thích hợp): 1. FeS + HCl 1:4 2. SiO2 + Mg o 3. Si + NaOH đặc t to 4. SiO2 + NaOH đặc to 5. CuO + NH3 to 6. Ca3(PO4)2 + C + SiO2 to 7. Ag2S + O2 to 8. H2O (hơi) + C Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số phản ứng tạo thành đơn chất là A. 5. B. 6. C. 3. D. 4. Câu 20: Trong phòng thí nghiệm, khí C được điều chế bằng bộ dụng cụ như hình vẽ: Khí C có thể là dãy khí nào sau đây? A. NO, CO2, C2H6, Cl2. B. N2O, CO, H2, H2S. C. NO2, Cl2, CO2, SO2. D. N2, CO2, SO2, NH3. Câu 21: Cho các chất: Na2O, CO2, NO2, Cl2, CuO, CrO3, CO, NaCl. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH loãng, dư ở điều kiện thường là A. 4. B. 3. C. 5. D. 6. Câu 22: Ion X2+ có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản là 1s2 2s2 2p6. Số hạt mang điện trong ion X2+ là A. 16. B. 18. C. 20. D. 22. Câu 23: Cho 8,24 gam α-amino axit X (phân tử có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2) phản ứng với dung dịch HCl dư thì thu được 11,16 gam muối. X là A. H2NCH(C2H5)COOH. B. H2NCH2CH(CH3)COOH. C. H2N[CH2]2COOH. D. H2NCH(CH3)COOH. Câu 24: Hòa tan m gam Fe trong dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thì thu được 8,064 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của m là A. 8,96. B. 6,16. C. 6,72. D. 10,08. Câu 25: Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol este no (trong phân tử có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi) cần dùng vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức phân tử của este là A. C2H4O2. B. C3H4O3. C. C4H6O4. D. C6H8O6. Câu 26: Đun nóng 7,2 gam CH3COOH với 6,9 gam C2H5OH (xúc tác H2SO4) thì thu được 7,04 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là A. 66,67%. B. 50,0%. C. 53,33%. D. 60,0%. 3 Câu 27: Cho 0,78 gam kim loại M hóa trị II phản ứng hết với dung dịch H2SO4 loãng, dư thì thu được 268,8 cm khí không màu (đktc). Kim loại M là A. Ca. B. Mg. C. Pb. D. Zn. Câu 28: Dẫn lượng khí CO dư đi qua ống sứ đựng m gam oxit sắt từ nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 5,88 gam sắt. Giá trị của m là A. 12,18. B. 8,40. C. 7,31. D. 8,12. Page 2
- Câu 29: Nhúng một đinh sắt sạch vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian lấy đinh sắt ra, làm khô, thấy khối lượng đinh sắt tăng 1 gam. Khối lượng sắt đã phản ứng là A. 3,5 gam. B. 7,0 gam. C. 5,6 gam. D. 2,8 gam. Câu 30: Đốt 3,36 gam kim loại M trong khí quyển clo thì thu được 9,75 gam muối clorua. Kim loại M là A. Cu. B. Zn. C. Fe. D. Al. Câu 31: Lên men m kg glucozơ chứa trong nước quả nho được 100 lít rượu vang 10o. Biết hiệu suất phản ứng lên men đạt 95%, ancol etylic nguyên chất có khối lượng riêng là 0,8 g/ml. Giả thiết rằng trong nước quả nho chỉ có đường glucozơ. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 17,0. B. 17,5. C. 16,5. D. 15,0. Câu 32: Hòa tan hoàn toàn 24 gam hỗn hợp X gồm MO, M(OH)2 và MCO3 (M là kim loại có hóa trị không đổi) trong 100 gam dung dịch H2SO4 39,2% thu được 1,12 lít khí (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 39,41%. Kim loại M là A. Cu. B. Zn. C. Mg. D. Ca. Câu 33: Hòa tan hoàn toàn 25,3 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn bằng dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 4,48 lít (đktc) khí Z (gồm hai hợp chất khí không màu) có khối lượng 7,4 gam. Cô cạn dung dịch Y thu được 122,3 gam hỗn hợp muối. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng gần với giá trị nào sau đây nhất? A. 1,91 mol. B. 1,85 mol. C. 1,81 mol. D. 1,95 mol. Câu 34: Tripeptit X và tetrapeptit Y đều mạch hở. Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm X và Y chỉ tạo ra một amino axit duy nhất có công thức H2NCnH2nCOOH. Đốt cháy 0,05 mol Y trong oxi dư, thu được N2 và 36,3 gam hỗn hợp gồm CO2, H2O. Đốt cháy 0,01 mol X trong oxi dư, cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 29,55. B. 23,64. C. 17,73. D. 11,82. Câu 35: Cho 0,35 mol bột Cu và 0,06 mol Fe(NO3)3 vào dung dịch chứa 0,24 mol H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Cô cạn dung dịch thu được khối lượng muối khan là A. 52,52 gam. B. 36,48 gam. C. 40,20 gam. D. 43,56 gam. Câu 36: Hỗn hợp X chứa 3,6 gam Mg và 5,6 gam Fe cho vào 1 lít dung dịch chứa AgNO3 aM và Cu(NO3)2 aM thu được dung dịch A và m gam hỗn hợp chất rắn B. Cho A tác dụng với NaOH dư thu được kết tủa D. Nung D ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn E có khối lượng 18 gam. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 31,2. B. 38,8. C. 22,6. D. 34,4. Câu 37: Hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Ca và CaO. Hòa tan 10,72 gam X vào dung dịch HCl vừa đủ thu được 3,248 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Trong Y có 12,35 gam MgCl2 và m gam CaCl2. Giá trị của m là A.33,3. B. 15,54. C. 13,32. C. 19,98. Câu 38: Cho các phản ứng sau: xt (a) X + O2 Y. xt (b) Z + H2O G. (c) Z + Y xt T. H+ (d) T + H2O Y + G. Biết X, Y, Z, T, G đều có phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa; G có 2 nguyên tử cacbon. Phần trăm khối lượng của oxi trong T là A. 53,33%. B. 43,24%. C. 37,21%. D. 44,44%. Câu 39: Hỗn hợp X gồm propan, etylen glicol và một số ancol no, đơn chức, mạch hở (trong đó propan và etylen glicol có số mol bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn 5,444 gam X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng lên 16,58 gam và xuất hiện m gam kết tủa trong bình. Giá trị của m gần với giá trị nào sau đây nhất? A. 45,70. B. 42,15. C. 43,90. D. 47,47. Câu 40: Cho từ từ dung dịch chứa a mol Ba(OH)2 vào dung dịch chứa b mol ZnSO4. Đồ thị biểu diễn số mol kết tủa theo giá trị của a như sau: Page 3
- Giá trị của b là A. 0,10. B. 0,12. C. 0,08. D. 0,11. ĐÁP ÁN 1B 2D 3D 4B 5D 6B 7B 8B 9D 10D 11B 12A 13A 14A 15C 16D 17D 18C 19A 20C 21C 22D 23A 24C 25C 26A 27D 28D 29B 30C 31C 32C 33A 34C 35D 36A 37B 38D 39A 40A HƯỚNG DẪN GIẢI Câu 1: Chọn B. Câu 2: Chọn D: Fe, Al, Cr thụ động với HNO3 đặc nguội, H2SO4 đặc nguội. Câu 3: Chọn D. Câu 4: Chọn B: (C17H33COO)3C3H5. Câu 5: Chọn D. Câu 6: Chọn B: C6H12O6. Câu 7: Để có ăn mòn điện hóa phải thỏa mãn đồng thời 3 điều kiện sau: 1) Có cặp điện cực khác loại, có thể là kim loại – kim loại hoặc kim loại – phi kim. 2) Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua dây dẫn. 3) Các điện cực phải cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li. Như vậy, đối với bài trên, ta có 2 cặp điện cực là Ni-Cu và Ni-Ag Chọn B. Câu 8: Chọn B: 2NO2 + 2NaOH NaNO3 + NaNO2 + H2O. Câu 9: Chọn D. Câu 10: Dung dịch làm quì tím hóa hồng là axit glutamic. Dung dịch làm quì tím hóa xanh là lysin và etylamin. Dung dịch không làm đổi màu quì tím là valin, alanin, anilin. Chọn D. Câu 11: Chọn B: C6H5-CH=CH2 (stiren hay còn gọi vinylbenzen) và CH2=CH-CN (acrilonitrin hay còn gọi vinyl xianua). Câu 12: Chọn A. Câu 13: Cao su thiên nhiên, chất béo và tinh bột đều cho ra CO2, H2O nhưng protein tạo thêm N2 Chọn A. Câu 14: (a) đúng: glucozơ hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch màu xanh lam. (b) sai vì anilin có tính bazơ rất yếu nên không làm đổi màu quì tím. (c) đúng: CH2=CH-COOH + Br2 CH2Br-CHBr-COOH. (d) đúng: NH2CH2COOH + C2H5OH + HCl NH3ClCH2COOC2H5 + H2O (e) sai. Chọn A. Câu 15: C6H5OH + NaOH C6H5ONa + H2O C6H5OH + 3Br2 C6H2Br3OH↓ + 3HBr C6H5OH + NaHCO3 Không phản ứng Page 4
- C6H5OH + Na C6H5ONa + ½ H2 Chọn C. Câu 16: 6Li + N2 2Li3N 3Cl2 + 2FeBr3 2FeCl3 + 3Br2 C6H5OH + NaOH C6H5ONa + H2O Chọn D. Câu 17: (1) Mg + 2Ag+ Mg2+ + 2Ag (2) Zn + 2Cr3+ Zn2+ + 2Cr2+ (3) 2Na + 2H2O + CuSO4 Cu(OH)2 + Na2SO4 + H2 (4) Fe + Cu2+ Fe2+ + Cu (5) Zn + 2Fe3+ Zn2+ + 2Fe2+ (6) Ni + Cr2+ Không phản ứng vì Ni đứng sau Cr. Chọn D. Câu 18: Tính axit của C2H5OH < C6H5OH < CH3COOH < HCl Chọn C. Câu 19: 1. FeS + 2HCl FeCl2 + H2S 1:4 2. SiO2 + 4Mg Mg2Si + 2MgO to 3. Si + 2NaOH đặc + H2O Na2SiO3 + 2H2 to 4. SiO2 + 2NaOH đặc Na2SiO3 + H2O to 5. 3CuO + 2NH3 3Cu + N2 + 3H2O to 6. Ca3(PO4)2 + 5C + 3SiO2 3CaSiO3 + 5CO + 2P to 7. Ag2S + O2 2Ag + SO2 to 8. H2O (hơi) + C CO + H2 Chọn A, gồm 3, 5, 6, 7, 8. Câu 20: Chọn C. Câu 21: Chọn C, gồm Na2O, CO2, NO2, Cl2, CrO3. Lưu ý: Na2O không tác dụng trực tiếp với NaOH mà tác dụng với H2O trong dung dịch NaOH. Câu 22: X2+: 1s2 2s2 2p6 X: 1s2 2s2 2p6 3s2 Z = 12 Số hạt mang điện trong ion X2+ là 12p + 10e = 22 Chọn D. 11,16 8,24 Câu 23: nX = nHCl = 0,08 MX = 103 Chọn A. 36,5 Câu 24: Bảo toàn ne 3nFe = nNO2 nFe = 0,12 m = 6,72 Chọn C. Câu 25: nNaOH = 0,2 = 2neste Este 2 chức Có 4 oxi Chọn C. Câu 26: nCH3COOH = 0,12 mCH3COOC2H5 = 0,12.88 = 10,56g nC2H5OH = 0,15 7,04 H = .100% 66,67% Chọn A. 10,56 Câu 27: Bảo toàn ne 2nM = 2nH2 nM = nH2 = 0,2688/22,4 = 0,012 M = 65 Chọn D. Câu 28: nFe = 0,105 nFe3O4 = 0,035 m = 0,035.232 = 8,12 Chọn D. Câu 29: Fe + Cu2+ Fe2+ + Cu ∆m = mCu – mFe = 8x = 1 x = 0,125 mFe phản ứng = 0,125.56 = 7g Chọn B. Câu 30: 9,75 3,36 nCl = 0,18 35,5 3,36 56 n = 3 Bảo toàn ne .n 0,18 M = n Chọn C. M 3 M = 56 Page 5
- Câu 31: VR = 10 lít mR = 10.0,8 = 8 kg C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 8 1 100 m = . .180. 16,48 kg Chọn C. 46 2 95 Câu 32: nMCO3 = nCO2 = 0,05 nMSO4 = nH2SO4 = 0,4 0,4.(M 96).100% C% của MSO4 = 39,41% M 24 Chọn C. 24 100 0,05.44 Câu 33: x = nNO x + y = 0,2 x = y = 0,1 y = nN2O 30x + 44y = 7,4 Đặt a = nNH4NO3 122,3 = 25,3 + 62(0,1.3 + 0,1.8 + 8a) + 80a a = 0,05 nHNO3 phản ứng = 4nNO + 10nN2O + 10nNH4NO3 = 1,9 Chọn A. Câu 34: Amino axit có dạng CxH2x+1O2N X là C3nH6n-1O4N3; Y là C4nH8n-2O5N4 Đốt cháy Y thu được mCO2 + mH2O = 36,3 = 0,05[44.4n + 18(4n – 1)] n = 3 X là C9H17O4N3 mBaCO3 = 0,01.9.197 = 17,73g Chọn C. Câu 35: + - 2+ 3Cu + 8H + 2NO3 3Cu + 2NO + 4H2O 0,18 ← 0,48 → 0,12 → 0,18 → 0,12 Cu + 2Fe3+ Cu2+ + 2Fe2+ 0,03 ← 0,06 → 0,03 → 0,06 0,18 + 0,03 = 0,21 mol Cu2+ 2+ 0,06 mol Fe Muối thu được chứa 2- 0,24 mol SO4 - 0,18 - 0,12 = 0,06 mol NO3 m = 0,21.64 + 0,06.56 + 0,24.96 + 0,06.62 = 43,56 Chọn D. Câu 36: nMg = 0,15; nFe = 0,1 mMgO + mFe2O3 = 0,15.40 + 0,05.160 = 14g < 18 E có thêm CuO và nCuO = 4/80 = 0,05 Vậy dung dịch A gồm Mg2+, Fe2+ và Cu2+ còn dư; B gồm Ag và Cu. Bảo toàn ne 0,15.2 + 0,1.2 = a + 2a – 0,05.2 a = 0,2 m = mAg + mCu = 0,2.108 + (0,2 – 0,05).64 = 31,2 Chọn A. Câu 37: Qui đổi X thành Mg, Ca và O 24x + 40y + 16z = 10,72 x = nMg x = 0,13 3,248 y = nCa BT ne: 2x + 2y = 2z + .2 y = 0,14 22,4 z = nO z = 0,125 12,35 nMgCl2 = x 95 mCaCl2 = 0,14.111 = 15,54g Chọn B. xt Câu 38: Z + H2O G mà G chỉ có 2C G là CH3CHO và Z là C2H2 X, Y, Z, T, G đều có phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa nên chỉ có thể là xt HCHO + ½ O2 HCOOH. CH≡CH + H O HgSO4 , H2SO4 CH CHO 2 80oC 3 xt CH≡CH + HCOOH HCOO-CH=CH2. H+ HCOO-CH=CH2 + H2O HCOOH + CH3CHO. 32.100% %mO trong HCOO-CH=CH2 là 44,44% Chọn D. 72 Câu 39: Do nC3H8 = nC2H4(OH)2 Ta gộp 2 chất lại thành C5H14O2 rồi có thể tách ra thành 2 chất C3H8O và C2H6O. Với cách làm này hỗn hợp X đã trở thành ancol no, đơn chất, mạch hở. Page 6
- to CnH2n+2O + 1,5nO2 nCO2 + (n + 1)H2O 5,444 nX 14n 18 5,444 5,444 Ta có mCO2 + mH2O = 16,58 .n.44 + .(n + 1).18 = 16,58 n = 1,9 14n + 18 14n + 18 5,444 m = mBaCO3 = 197. .n 45,69 Chọn A. 14n 18 Câu 40: Ta có n↓ = nBaSO4 + nZn(OH)2. Trường hợp 1: a = 0,0625 Nhìn vào đồ thị ta thấy kết tủa Zn(OH)2 chưa tan. Ba(OH)2 + ZnSO4 BaSO4 + Zn(OH)2 0,0625 → 0,0625 → 0,0625 x = n↓ = 0,125 Trường hợp 2: a = 0,175 Thông qua đồ thị, dễ dàng nhận thấy Zn(OH)2 đã đạt cực đại sau đó tan ra 1 phần. 2+ - Zn + 2OH Zn(OH)2 b → 2b nBaSO4 = b; nZn(OH)2 max = b n↓ max = 2b - 2- Zn(OH)2 + 2OH ZnO2 + 2H2O 2b – 0,125 → 4b – 0,25 nOH- = 6b – 0,25 = 0,175.2 b = 0,1 Chọn A. Page 7