Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề số 32 - Tòng Văn Sinh (Có đáp án)

docx 6 trang thaodu 3890
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề số 32 - Tòng Văn Sinh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_de_so_32_tong_van_sinh.docx

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề số 32 - Tòng Văn Sinh (Có đáp án)

  1. ĐỀ SỐ 32 Câu 1: Chất béo là trieste của axit béo với ancol nào sau đây? A. Ancol metylic. B. Etylen glicol. C. Glixerol. D. Etanol. Câu 2: Dung dịch nào sau đây làm xanh quì tím. A. HCl. B. Na2SO4. C. NaOH. D. KCl. Câu 3: Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch FeCl3 tạo thành Fe? A. Ag. B. Cu. C. Na. D. Zn. Câu 4: Khi trời sấm chớp mưa rào, trong không trung xảy ra các phản ứng hóa học ở điều kiện nhiệt độ cao có tia lửa điện, tạo thành các sản phẩm có tác dụng như một loại phân bón nào dưới đây, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng? A. Đạm amoni. B. Phân lân. C. Đạm nitrat. D. Phân kali. Câu 5: Cho hỗn hợp Mg và Cu vào dung dịch HCl dư. Kết thúc phản ứng, đem cô cạn toàn bộ sản phẩm thu được chất rắn gồm A. Cu. B. CuCl2 + MgCl2. C. Cu + MgCl2. D. Mg + CuCl2. Câu 6: Lưu huỳnh trong chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử? A. Na2S. B. Na2SO4. C. SO2. D. KHSO4. Câu 7: Bột kim loại X tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng, không có khí thoát ra. X có thể là kim loại nào? A. Cu. B. Mg. C. Ag. D. Fe. Câu 8: Nhận xét nào sau đây không đúng về glucozơ? A. Phân tử glucozơ có 5 nhóm –OH. B. Phân tử glucozơ có 1 nhóm –CHO. C. Glucozơ bị thủy phân trong môi trường axit. D. Đốt cháy hoàn toàn a mol glucozơ thu được 6a mol CO2. Câu 9: Kim loại nào sau đây khi cho vào dung dịch CuSO4 thì bị hòa tan hết và phản ứng tạo thành kết tủa gồm 2 chất? A. Na. B. Fe. C. Ba. D. Zn. Câu 10: Xà phòng hóa este nào sau đây thu được sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc? A. Vinyl axetat. B. Anlyl propionat. C. Etyl acrylat. D. Metyl metacrylat. Câu 11: Sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động đá vôi là quá trình hóa học diễn ra trong hang động hàng triệu năm. Phản ứng hóa học diễn tả quá trình đó là A. MgCO3 + CO2 + H2O  Mg(HCO3)2. B. Ca(HCO3)2  CaCO3 + CO2 + H2O. C. CaCO3 + CO2 + H2O  Ca(HCO3)2. D. CaO + CO2  CaCO3. Câu 12: Khi điều chế kim loại kiềm Na người ta thường dùng A. điện phân nóng chảy NaOH. B. điện phân nóng chảy NaOH hoặc NaCl. C. cho hỗn hợp rắn gồm NaCl và K nung nóng. D. điện phân nóng chảy NaCl. Câu 13: Cho các polime sau: PE, PVC, cao su buna, PS, amilozơ, amilopectin, xenlulozơ, nhựa novolac, cao su lưu hóa, tơ nilon-7. Số chất có cấu tạo mạch thằng là A. 6. B. 7. C. 8. D. 9. Câu 14: Cho hợp chất hữu cơ X có công thức: H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-CH2-CO-NH-CH(C6H5)-CO-NH-CH(CH3)-COOH Nhận xét đúng là A. Trong X có 2 liên kết peptit. B. Trong X có 4 liên kết peptit. C. X là một pentapeptit. D. Khi thủy phân X thu được 4 loại α-amino axit khác nhau. Câu 15: Cho các chất sau: CH3COOH, CH2=CH-COOH, CH2=CHOOCCH3, CH2OH-CH2OH, C2H5OH, HOOC(CH2)4COOH, HCHO. Số chất có thể trực tiếp tạo thành polime bằng phản ứng trùng ngưng hoặc trùng hợp là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Page 1
  2. Câu 16: Hai chất nào sau đây khi trộn với nhau có thể xảy ra phản ứng hóa học? A. HNO3 + Na2SO4. B. FeCl2 + H2S. C. CO2 + dung dịch BaCl2. D. S + H2SO4 đặc. Câu 17: Ba dung dịch X, Y, Z thỏa mãn - X tác dụng với T thì có kết tủa. - Y tác dụng với Z thì có kết tủa. - X tác dụng với Z thì có khí thoát ra. X, Y, Z lần lượt là A. Al2(SO4)3, BaCl2, Na2SO4. B. FeCl2, Ba(OH)2, AgNO3. C. NaHSO4, BaCl2, Na2CO3. D. NaHCO3, NaHSO4, BaCl2. Câu 18: Cho dãy các chất: m-CH3COOC6H4CH3; m-HCOOC6H4OH; ClH3NCH2COONH4; p-C6H4(OH)2; p- HOC6H4CH2OH; CH3NH3NO3. Có bao nhiêu chất kể trên thỏa mãn điều kiện: 1 mol chất đó phản ứng tối đa 2 mol NaOH? A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 19: Cho hỗn hợp 2 kim loại Al và Cu vào dung dịch hỗn hợp 2 muối AgNO3 và Ni(NO3)2. Kết thúc phản ứng được chất rắn X (tan một phần trong dung dịch HCl dư) và thu được dung dịch Y (phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH được kết tủa gồm 2 hiđroxit kim loại. Nhận xét nào sau đây không đúng về thí nghiệm trên? A. Rắn X gồm Ag, Al, Cu. B. Kim loại Cu chưa tham gia phản ứng. C. Dung dịch Y gồm Al(NO3)3, Ni(NO3)2. D. Rắn X gồm Ag, Cu và Ni. Câu 20: Hòa tan hết 0,56 gam Fe trong lượng dư H2SO4 đặc, nóng thu được sản phẩm khử duy nhất là bao nhiêu lít SO2 ở đktc? A. 0,56. B. 0,448. C. 0,224. D. 0,336. Câu 21: Đun nóng dung dịch chứa 0,72 gam NaOH với lượng dư triolein. Kết thúc phản ứng thu được bao nhiêu gam glixerol? A. 0,552. B. 0,46. C. 0,736. D. 0,368. Câu 22: Cho 11,7 gam glucozơ phản ứng với lượng dư AgNO3/NH3. Kết thúc phản ứng thu được bao nhiêu gam Ag? A. 15,12. B. 14,04. C. 16,416. D. 17,28. Câu 23: Hòa tan hoàn toàn 1,6 gam Cu bằng dung dịch HNO3 thu được x mol NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của x là A. 0,05. B. 0,1. C. 0,15. D. 0,25. Câu 24: Cho m gam bột Al tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng được sản phẩm khử duy nhất là 0,224 lít NO (đktc). Giá trị của m là A. 0,425. B. 0,27. C. 0,54. D. 0,216. Câu 25: Hòa tan hết 4,6 gam natri trong 100 ml dung dịch HCl 0,5M thu được H2 và dung dịch X. Cô cạn X thu được số gam chất rắn là A. 10,2 gam. B. 8,925 gam. C. 8 gam. D. 11,7 gam. Câu 26: Xà phòng hóa hoàn toàn 8,88 gam hỗn hợp 2 este C3H6O2 (có số mol bằng nhau) bằng dung dịch NaOH được bao nhiêu gam muối? A. 9. B. 4,08. C. 4,92. D. 8,32. Câu 27: Cho 4,368 gam bột Fe tác dụng với m gam bột S. Sau phản ứng được chất rắn X. Toàn bộ X tan hết trong dung dịch HNO3 loãng dư, được sản phẩm khử duy nhất là 0,12 mol NO. Giá trị của m là A. 0,672. B. 0,72. C. 1,6. D. 1,44. Câu 28: Cho 2,24 lít (đktc) khí CO đi từ từ qua một ống sứ nung nóng chứa m gam hỗn hợp MgO, Fe2O3, CuO. Sau phản ứng thu được (m – 0,8) gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Tỉ khối hơi của X so với H2 là A. 14. B. 18. C. 12. D. 24. Câu 29: Hòa tan m gam Na vào nước được 100 ml dung dịch có pH = 13. Giá trị của m bằng A. 0,23. B. 2,3. C. 3,45. D. 0,46. Câu 30: Một lá sắt có khối lượng m gam nhúng vào dung dịch CuSO4. Kết thúc phản ứng thấy khối lượng lá sắt bằng (m + 2,4) gam. Khối lượng Cu do phản ứng sinh ra bám lên lá sắt là A.12,8 gam. B. 9,6 gam. C. 16 gam. D. 19,2 gam. Câu 31: Xà phòng hóa 0,3 mol metyl acrylat bằng dung dịch có 0,2 mol KOH. Sau khi phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam chất rắn khan? A. 25. B. 33. C. 22. D. 30. Câu 32: Hỗn hợp X gồm Cu và CuO (trong đó tỉ lệ % khối lượng CuO là 29,41%). Cho m gam X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng được sản phẩm khử duy nhất là 0,2 mol NO. Vậy m gam X phản ứng với nhiều nhất là bao Page 2
  3. nhiêu lít dung dịch HCl 1M? A. 0,3. B. 0,2. C. 0,23. D. 0,18. Câu 33: Cho m gam hỗn hợp Mg, Al, Zn tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Kết thúc phản ứng được 0,896 lít (đktc) SO2. Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng được (m + 7,04) gam chất rắn khan. Số mol H2SO4 tham gia phản ứng gần nhất giá trị nào sau đây? A. 0,123. B. 0,115. C. 0,118. D. 0,113. Câu 34: Thủy phân hết một tấn mùn cưa chứa 80% xenlulozơ rồi cho lên men rượu với hiệu suất 60%. Biết khối o lượng riêng của C2H5OH nguyên chất là 0,8 g/ml. Thể tích rượu 40 thu được là A. 640,25 lít. B. 851,85 lít. C. 912,32 lít. D. 732,34 lít. Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 amin đơn chức trong oxi được 0,09 mol CO2; 0,125 mol H2O và 0,015 mol N2. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng được số gam muối là A. 3,22. B. 2,488. C. 3,64. D. 4,25. Câu 36: Cho m gam Fe vào bình đựng dung dịch H2SO4 và HNO3 thu được dung dịch X và 1,12 lít khí NO. Thêm tiếp H2SO4 dư vào bình được 0,448 lít NO và dung dịch Y. Trong cả 2 trường hợp đều có NO là sản phẩm khử duy nhất ở đktc. Dung dịch Y hòa tan vừa hết 2,08 gam Cu không tạo sản phẩm khử N+5. Các phản ứng đều hoàn toàn. Giá trị của m là A. 4,2. B. 2,4. C. 3,92. D. 4,06. Câu 37: Cho 2,76 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe có tỉ lệ số mol tương ứng 2 : 1. Hòa tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 thu được sản phẩm khử chỉ gồm NO2 và NO. Thể tích hỗn hợp khí NO + NO2 ít nhất thu được gần với giá trị nào sau đây? A. 0,672 lít. B. 0,784 lít. C. 0,448 lít. D. 0,56 lít. Câu 38: Sục CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 ta quan sát hiện tượng theo đồ thị bên (số liệu tính theo đơn vị mol). Giá trị của x là A. 0,55. B. 0,65. C. 0,75. D. 0,85. Câu 39: Cho 66,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(NO3)2, Al tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 3,1 mol KHSO4. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 466,6 gam muối sunfat trung hòa và 10,08 lít (đktc) khí Z gồm 2 khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với He là 23/18. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị náo sau đây? A. 15%. B. 20%. C. 25%. D. 30%. Câu 40: Hòa tan hoàn toàn một hỗn hợp 2 kim loại Al và Fe trong một lượng vừa đủ dung dịch HNO3 loãng nồng độ 20% thu được dung dịch X (2 muối) và sản phẩm khử duy nhất là NO. Trong X, nồng độ Fe(NO3)3 là 9,516% và nồng độ C% của Al(NO3)3 gần bằng A. 9,5%. B. 4,6%. C. 8,4%. D. 7,32%. ĐÁP ÁN 1C 2C 3D 4C 5C 6C 7B 8C 9C 10A 11B 12B 13C 14A 15C 16D 17C 18D 19A 20D 21A 22B 23A 24B 25B 26A 27A 28B 29A 30D 31C 32B 33D 34B 35A 36D 37A 38B 39A 40C HƯỚNG DẪN GIẢI Câu 1: Chọn C: C3H5(OH)3. Câu 2: Dung dịch HCl làm đỏ quì tím. Dung dịch Na2SO4 và KCl không làm đổi màu quì tím. Dung dịch NaOH làm xanh quì tím Chọn C. Câu 3: Chọn D. Zn + 2FeCl3  2FeCl2 + ZnCl2; Zn + FeCl2  ZnCl2 + Zn. Câu 4: Page 3
  4. Tia löa ®iÖn N2 + O2  2NO 2NO + O2  2NO2 4NO2 + O2 + 2H2O  4HNO3 HNO3 theo nước mưa rơi xuống đất, tác dụng với một số chất có tính kiềm hoặc muối cacbonat tạo ta muối nitrat - NO3 Chọn C. Câu 5: Mg + 2HCl  MgCl2 + H2 Cu không phản ứng. Chọn C. +4 Câu 6: Chọn C vì S trong SO2 có số oxi hóa trùng gian, có thể tăng lên +6 hoặc giảm xuống 0. Câu 7: Do không có khí thoát ra nên sản phẩm khử là NH4NO3 X là kim loại có tính khử mạnh Chọn B. Câu 8: Chọn C vì glucozơ không bị thủy phân. Câu 9: Chọn C. Ba + 2H2O  Ba(OH)2 + H2 Ba(OH)2 + CuSO4  BaSO4↓ + Cu(OH)2↓. to Câu 10: Chọn A: CH3COOCH=CH2 + NaOH  CH3COONa + CH3CHO. Câu 11: Chọn B. Câu 12: Chọn B. ®pnc ®pnc 2NaCl  2Na + Cl2; 4NaOH  4Na + O2 + 2H2O Câu 13: Chọn C, gồm PE, PVC, cao su buna, PS, amilozơ, xenlulozơ, nhựa novolac, tơ nilon-7. Lưu ý: amilopectin mạch nhánh còn cao su lưu hóa có cấu trúc mạng không gian. Câu 14: Lưu ý: liên kết peptit là liên kết –CO–NH– giữa 2 đơn vị α-amino axit. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-CH2-CO-NH-CH(C6H5)-CO-NH-CH(CH3)-COOH có 2 liên kết peptit. Chọn A. Câu 15: Chọn C, gồm CH2=CH-COOH, CH2=CHOOCCH3, CH2OH-CH2OH, HOOC(CH2)4COOH, HCHO. Câu 16: Chọn D: S + 2H2SO4 đặc  3SO2 + 2H2O. Câu 17: - X tác dụng với T thì có kết tủa Loại D. - X tác dụng với Z thì có khí thoát ra Loại A, B. Chọn C. Câu 18: m-CH3COOC6H4CH3 + 2NaOH  CH3COONa + NaO-C6H4CH3 + H2O m-HCOOC6H4OH + 3NaOH  HCOONa + NaO-C6H4-ONa + 2H2O ClH3NCH2COONH4 + 2NaOH  H2NCH2COONa + NaCl + NH3 + 2H2O p-C6H4(OH)2 + 2NaOH  C6H4(ONa)2 + 2H2O p-HOC6H4CH2OH + NaOH  NaO-C6H4CH2OH + H2O CH3NH3NO3 + NaOH  CH3NH2 + NaNO3 + H2O Chọn D. Câu 19: Đầu tiên Al phản ứng với AgNO3 trước tạo Ag. Do chất rắn X tan một phần trong dung dịch HCl dư X có chứa Ni hoặc Al dư Nếu Al dư dung dịch Y chỉ chứa muối Al(NO3)3 và không thể tạo được 2 hiđroxit kim loại. Như vậy X phải chứa Ni Chọn A. Câu 20: Bảo toàn ne 3nFe = 2nSO2 nSO2 = 0,015 V = 0,336 lít Chọn D. Câu 21: nNaOH = 0,018 mC3H5(OH)3 = 0,006.92 = 0,552g Chọn A. Câu 22: nC6H12O6 = 11,7/180 = 0,065 mAg = 0,065.2.108 = 14,04g Chọn B. Câu 23: Bảo toàn ne nNO2 = 2nCu = 0,05 Chọn A. Câu 24: Bảo toàn ne 3nAl = 3nNO nAl = nNO = 0,01 m = 0,27 Chọn B. Câu 25: Bảo toàn Na nNaOH = 0,2 – 0,05 = 0,15 m = 0,05.58,5 + 0,15.40 = 8,925g Chọn B. Câu 26: neste = 8,88/74 = 0,12 nHCOOC2H5 = nCH3COOCH3 = 0,06 mmuối = mHCOONa + mCH3COONa = 0,06(68 + 82) = 9g Chọn A. Câu 27: Bảo toàn ne 3nFe + 6nS = 3nNO nS = 0,021 m = 0,672 Chọn A. Câu 28: mgiảm = mO = 0,8g nO = 0,05 = nCO phản ứng = nCO2 nCO dư = 0,1 – 0,05 = 0,05 Page 4
  5. 28.0,05 44.0,05 MX = 36 dX/H 18 Chọn B. 0,1 2 Câu 29: pH = 13 pOH = 1 [OH-] = 0,1M nNa = nNaOH = nOH- = 0,01 m = 0,01.23 = 0,23 Chọn A. Câu 30: Fe + Cu2+  Fe2+ + Cu Đặt x = nCu = nFe phản ứng ∆m = mCu – mFe phản ứng = 64x – 56x = 8x = 2,4 x = 0,3 mCu = 0,3.64 = 19,2g Chọn D. Câu 31: nCH2 =CH-COO-CH3: 0,3 mchất rắn = mCH2=CH-COOK = 0,2.110 = 22g Chọn C. nKOH: 0,2 Câu 32: Bảo toàn ne 2nCu = 3nNO nCu = 0,3 mCu = 19,2g 19,2 CuO chiếm 29,41% Cu chiếm 70,59% mCuO = .29,41 8g (0,1 mol) 70,59 nHCl = 2nCuO = 0,2 VHCl = 0,2 lít Chọn B. 2- 7,04 Câu 33: nSO4 = 0,073 96 2- Bảo toàn S nH2SO4 = nSO2 + nSO4 = 0,04 + 0,073 = 0,113 Chọn D. lên men Câu 34: C6H10O5 + H2O  2C2H5OH + 2CO2 1000kg.80% mC2H5OH = .2.46.60% = 272,59 kg 162 m 272,59 100 V = 340,74 lít V = 340,74. 851,85 lít R D 0,8 40 Chọn B. Câu 35: mX = mC + mH + mN = 0,09.12 + 0,125.2 + 0,015.28 = 1,75g + nH = nN = 0,03 mmuối = mX + mH2SO4 = 1,75 + 0,015.98 = 3,22g Chọn A. Câu 36: Tổng số mol NO là 0,05 + 0,02 = 0,07 Giả sử trong Y có cả Fe3+ và Fe2+. 3+ 2+ Bảo toàn ne 3nFe + 2nFe = 3nNO = 0,21 Mặt khác: Cu + 2Fe3+  2Fe2+ + Cu2+ nFe3+ = 2nCu = 2.0,0325 = 0,065 nFe2+ = 0,0075 mFe = 56(0,065 + 0,0075) = 4,06g Chọn D. Câu 37: nCu = 2x 0,03 mol Cu 64.2x 56x 2,76 x 0,015 nFe = x 0,015 mol Fe 2+ Để tổng lượng khí NO và NO2 sinh ra thấp nhất thì Fe chỉ bị oxi hóa thành Fe . Bảo toàn ne 2nCu + 2nFe = nNO2 + 3nNO = 0,09 * Nếu chỉ có khí NO2 nNO2 = 0,09 V = 2,016 lít * Nếu chỉ có khí NO nNO = 0,03 V = 0,672 lít Vậy 0,672 < V < 2,016 Chọn A. Câu 38: Từ hình vẽ n↓ max = 0,5 nBa(OH)2 = 0,5 Sau khi kết thúc phản ứng có nBaCO3 = 0,35 Bảo toàn Ba nBa(HCO3)2 = 0,5 – 0,35 = 0,15 Bảo toàn C nCO2 = nBaCO3 + 2nBa(HCO3)2 = 0,35 + 2.0,15 = 0,65 Chọn B. Page 5
  6. Câu 39: 23 46 MZ = 4. = 5,1 18 9 a + b = 0,45 a mol NO a = 0,05 Z gồm 46 b mol H2 30a + 2b = 0,45. 2,3 b = 0,4 9 Bảo toàn khối lượng mX + mKHSO4 = mmuối + mZ + mH2O 66,2 + 3,1.136 = 466,6 + 2,3 + mH2O mH2O = 18,9g (1,05 mol) + + Bảo toàn H nKHSO4 = 2nH2 + 2nH2O + 4nNH4 nNH4 = 0,05 + Bảo toàn N 2nFe(NO3)2 = nNO + nNH4 nFe(NO3)2 = 0,05 Bảo toàn O 4nFe3O4 + 6nFe(NO3)2 = nNO + nH2O nFe3O4 = 0,2 mAl = 66,2 – 0,2.232 – 0,05.180 = 10,8g %mAl = 16,3% Chọn A. Câu 40: 2 kim loại đều tạo muối hóa trị III. Coi hỗn hợp đầu chỉ gồm 1 kim loại R (1 mol) R + 4HNO3  R(NO3)3 + NO + 2H2O 1 → 4 → 1 → 1 mdd HNO3 = 4.63.100/20 = 1260g Bảo toàn khối lượng mdd sau phản ứng = mR + mdd HNO3 – mNO = R + 1260 – 30 = R + 1230 (g) Đặt C% của Al(NO3)3 = x%. 9,516 + x R + 62.3 1044 C% của R(NO3)3 = = = 1 - 100 R + 1230 R + 1230 1044 9,516 x 1044 Mà 27 < R < 56 1 - 1 - 27 1230 100 56 1230 7,429 < x < 9,302 Chọn C. Page 6