Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2019 - Mã đề 023 - Dương Thanh Phương

doc 4 trang thaodu 2500
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2019 - Mã đề 023 - Dương Thanh Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_nam_2019_ma_de_023_duon.doc

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2019 - Mã đề 023 - Dương Thanh Phương

  1. SỞ GD & ĐT LONG AN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 THPT ĐỨC HÒA Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN (Đề thi có 04 trang) Môn thi thành phần: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề Điểm Mã đề 023 (12TN) Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Cho biết nguyên tử khối các nguyên tố : H=1; Li=7; C=12; N=40; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; P=31; S=32; CI=35,5; K=39; Ca=40; Cr=52; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Br=80; Rb=85,5; Ag=108. Câu 41: Chất rắn màu đỏ thẫm, có tính oxi hóa mạnh có công thức là A. Cr2O3. B. CrO3. C. Cr(OH)3. D. NaCrO2. Câu 42: Để phân biệt hai dung dịch NaCl và NaNO3 thì dùng thuốc thử nào sau đây? A. Dung dịch AgNO3. B. Kim loại Cu. C. Dung dịch Ba(OH)2. D. Quỳ tím. Câu 43: Hòa tan hoàn toàn 4,05 gam Al trong lượng vừa đủ dung dịch KOH thu được V lít khí H 2. Giá trị của V là A. 3,36. B. 5,04. C. 10,08 D. 6,72 Câu 44: Chất nào sau đây là đồng phân cấu tạo của etyl axetat A. Etyl fomat B. Metyl acrylat C. Metyl axetat D. Propyl fomat Câu 45: Amin nào sau đây bậc ba A. Đimetyl amin B. Isopropylamin C. Etylamin D. Trimetylamin Câu 46: Kim loại nào sau đây điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện với chất khử là CO ? A. Fe B. Ca C. Na D. Al Câu 47: Cho 5 gam đá vôi (chứa 80% CaCO 3, còn lại là tạp chất trơ), tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được V lít khí CO2. Giá trị của m là A. 0,896 B. 1,120 C. 0,672 D. 0,448 Câu 48: Thủy phân 32,4 gam tinh bột với hiệu suất 75%, khối lượng glucozo thu được là A. 24,3 gam. B. 25 gam. C. 36 gam. D. 27 gam Câu 49: Phát biểu nào sau đây sai? A. Triolein phản ứng với nước brom. B. Ở điều kiện thường, tristearin là chất rắn. C. Etyl fomat có phản ứng tráng bạc. D. Thủy phân etyl axetat thu được ancol metylic. Câu 50Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh? A. Metyl amin. B. Glucozơ. C. Glyxin D. Anilin. Câu 50: Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất? A. Zn2+ B. Ag+. C. Cu+. D. Ca2+ Câu 51: Thực hiện các thí nghiệm sau ở nhiệt độ thường (a) Cho bột Al vào dung dịch NaOH. (b) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3. (c) Cho CaO vào nước (d) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch CaCl2. Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là 1 A. 2 B. 3. C.1 D. 4. Câu 52: Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường, X là chất lỏng. Kim loại X là A. Hg. B. Cr. C. Pb. D. W Câu 53: Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo bằng dung dịch NaOH, đun nóng, thu được 9,2 gam glixerol và 91,8 gam muối. Giá trị của m là A. 89 gam. B. 101 gam. C. 85 gam. D. 93 gam. Câu 54: Thủy phân một triglixerit X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối gồm natri oleat, natri stearat (có tỉ lệ mol tương ứng là 1: 2) và glixerol. Có bao nhiêu triglixerit X thỏa mãn tính chất trên? A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Gv Dương Thanh Phương 0933150270 Trang 1 Mã đề: 023
  2. Câu 55. Cho các dung dịch sau: phenyl amoniclorua; anilin; glyxin; ancol benzylic; metyl axetat. Số chất phản ứng được với dung dịch KOH là A. 4. B. 5. C. 2. D. 3. Câu 56. Trong các polime sau: polietilen, tơ nitron, xenlulozơ, poli(vinyl clorua), tơ nilon-6,6, có bao nhiêu polime là sản phẩm của phản ứng trùng hợp? A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 57. Cho vài giọt nước brom vào dung dịch anilin, lắc nhẹ thấy xuất hiện A. có khí thoát ra. B. dung dịch màu xanh. C. kết tủa màu trắng. D. kết tủa màu nâu đỏ. Câu 58. Polime được sử dụng làm chất dẻo là A. Poli(metyl metacrylat). B. Poliisopren. C. Poli(vinyl xianua). D. Poli(hexametylen ađipamit). Câu 59. Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp bột gồm MgO, CuO, Al 2O3 và Fe3O4, nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Số oxit kim loại có trong Y là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 60: Cho sơ đồ các phản ứng hóa học sau: 0 0 Al,t Cl2 ,t NaOH NaOH Br2 NaOH Cr2O3  Cr CrCl3  Cr(OH)3  NaCrO2  Na2CrO4 Số phản ứng mà nguyên tố crom đóng vai trò chất bị oxi hoá là (mỗi mũi tên là một phản ứng hóa học). A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 61: Cho dãy các chất: Cr2O3, Fe3O4, Na2CO3 và Fe(OH)3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 62: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Zn bằng dung dịch HCl dư. Dung dịch thu được sau phản ứng tăng lên so với ban đầu (m – 2) gam. Khối lượng (gam) muối clorua tạo thành trong dung dịch là A. m +71. B. m + 36,5. C. m + 35,5. D. m + 73. Câu 63: Cho a mol Fe tác dụng với a mol khí Cl2 thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào nước, thu được dung dịch Y (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Cho các chất (hoặc hỗn hợp các chất) sau: AgNO 3, NaOH, Cu, HCl, hỗn hợp KNO3 và H2SO4 loãng. Số chất (hoặc hỗn hợp các chất) có thể tác dụng được với dung dịch Y là A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 64: X và Y là hai cacbohiđrat. X là chất rắn, tinh thể không màu, dễ tan trong nước, có vị ngọt nhưng không ngọt bằng đường mía. Y là chất rắn ở dạng sợi, màu trắng, không có mùi vị. Tên gọi của X, Y lần lượt là: A. fructozơ và xenlulozơ. B. glucozơ và tinh bột. C. glucozơ và xenlulozơ. D. fructozơ và tinh bột. Câu 65. Cho m gam amin đơn chức X tác dụng hết với 200 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch chứa 13,2 gam hai chất tan có cùng nồng độ mol. Công thức phân tử của X là A. C2H7N. B. C3H9N. C. C2H5N. D. C4H9N. Câu 66. Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo X trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 31,752 gam xà phòng và glixerol. Nếu đốt cháy hoàn toàn a mol X, thu được 0,825 mol CO2 và 0,735 mol H2O. Mặt khác, a mol X tác dụng được với tối đa 9,6 gam Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là A. 25,62. B. 13,69. C. 30,744. D. 12,81. Câu 67. Hỗn hợp X gồm lysin và axit glutamic, trong đó tỉ lệ m N : mO = 7 : 20. Cho 8,8 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được dung dịch Y. Cho 200 ml dung dịch NaOH 1M vào Y, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là A. 16,48. B. 15,36. C. 15,68. D. 16,11. Câu 68: Cho các phát biểu sau: (a) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo. (b) Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước. (c) Glucozo thuộc loại monosaccarit. (d) Các este bị thủy phân trong môi trường kiềm tạo ra muối và ancol. Gv Dương Thanh Phương 0933150270 Trang 2 Mã đề: 023
  3. (e) Tất cả các peptit đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tím. (g) Dung dịch saccarozo không tham gia phản ứng tráng bạc. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Câu 69: Cho các phát biểu sau: (a) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ), thu được Na tại catot. (b) Có thể dùng Ca(OH)2 làm mất tính cứng của nước cũng tạm thời. (c) Thạch cao nung có công thức là CaSO4.2H2O. (d) Trong công nghiệp, Al được sản xuất bằng cách điện phân nóng chảy Al2O3. (e) Điều chế Al(OH)3 bằng các cho dung dịch AlCl3 tác dụng với dung dịch NH3. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 70: Cho m gam bột Fe vào 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO 3)2 0,2M và H2SO4 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m và V lần lượt là A. 10,8 và 2,24. B. 17,8 và 4,48. C. 10,8 và 4,48. D. 17,8 và 2,24. Câu 71 : Hấp thụ hoàn toàn 0,896 lít khí CO2 vào dung dịch chứa a mol NaOH và b mol Na2CO3, thu được dung dịch X. Chia X thành hai phần bằng nhau: - Phần 1: Cho từ từ vào 104 ml dung dịch HCl 1M, thu được 1,0752 lít CO2. - Phần 2: Cho tác dụng hết với dung dịch Ba(OH) 2 dư hoặc dung dịch BaCl 2 dư đều thu được 11,82 gam kết tủa. Tỉ lệ a : b tương ứng là A. 4:1. B. 5:4. C. 2:1. D. 1:2. Câu 72: Cho 36,24 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 1,2 mol HCl và 0,04 mol + HNO3 khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y (không chứa NH 4 ) và 0,16 mol hỗn hợp khí X gồm NO2 và NO. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y thấy thoát ra 0,02 mol NO +5 (sản phẩm khử duy nhất của N ), đồng thời thu được 174,36 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Fe 3O4 có trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 50%. B. 56%. C. 72% D. 64%. Câu 73 : Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Na, Ba và Al2O3 vào nước dư, thu được dung dịch Y và 0,065 mol khí H2. Cho từ từ đến hết dung dịch chứa 0,06 mol H 2SO4 và 0,1 mol HCl vào Y, được 10,1 gam hỗn hợp kết tủa và dung dịch Z chỉ chứa 7,43 gam hỗn hợp các muối clorua và muối sunfat trung hòa. Phần trăm khối lượng của Na trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 22,34%. B. 23,45%. C. 13,26%. D. 27,78%. Câu 74. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z với thuốc thử được ghi ở bảng sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng X Dung dịch Na2SO4 dư Kết tủa trắng Y Dung dịch X dư Kết tủa trắng tan trong dung dịch HCl dư Z Dung dịch X dư Kết tủa trắng không tan trong dung dịch HCl dư Dung dịch X, Y, Z lần lượt là A. Ba(OH)2, Na2CO3, MgCl2.B. Ba(OH) 2, MgCl2, Al2(SO4)3. C. MgCl2, Na2CO3, AgNO3.D. Ba(HCO 3)2, K2SO4, NaHCO3. Câu 75: Tiến hành thí nghiệm phản ứng của glucozo với Cu(OH)2 theo các bước sau đây: Bước 1: Cho vào ống nghiệm 5 giọt dung dịch CuSO4 5% và 1 ml dung dịch NaOH 10%. Bước 2: Lắc nhẹ, gạn lớp dung dịch để giữ kết tủa. Bước 3: Thêm 2 ml dung dịch glucozo 10% vào ống nghiệm, lắc nhẹ. Nhận định nào sau đây là đúng? A. Sau bước 3, kết tủa bị hoàn tan và trở thành dung dịch có màu tím đặc trưng. B. Cần lấy dư dung dịch NaOH để đảm bảo môi trường cho phản ứng tạo phức. C. Sau bước 1, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu trắng. D. Thí nghiệm trên chứng minh trong phân tử glucozo có 5 nhóm -OH. Gv Dương Thanh Phương 0933150270 Trang 3 Mã đề: 023
  4. Câu 75: Điện phân dung dịch chứa 43,24 gam hỗn hợp gồm MSO 4 và NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi, sau thời gian t giây, thì nước bắt đầu điện phân ở cả hai cực, thấy khối lượng catot tăng so với ban đầu; đồng thời ở anot thoát ra một khí duy nhất có thể tích là 4,48 lít (đktc). Nếu thời gian điện phân là 2t giây, khối lượng dung dịch giảm 25,496 gam. Kim loại M là A. Ni. B. Cu. C. Fe. D. Zn. Câu 77. Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho kim loại Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3. (b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch KOH. (c) Cho Na2CO3 vào dung dịch Ca(HCO3)2 (tỉ lệ mol 1 : 1). (d) Cho bột Fe vào dung dịch FeCl3 dư. (e) Cho hỗn hợp BaO và Al2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước dư. (f) Cho hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch HCl dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa một chất tan là A. 2.B. 3.C. 4.D. 5. Câu 78. Cho từ từ dung dịch HCl 1M vào 200 ml dung dịch X chứa Na 2CO3 và NaHCO3. Phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau: Nếu cho từ từ 200 ml dung dịch HCl 0,8M và H2SO4 aM vào 200 ml dung dịch X, thu được dung dịch Y và 1,792 lít khí CO2 (đktc). Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 44,06. B. 39,40. C. 48,72. D. 41,73. Câu 79. Có ba dung dịch riêng biệt: HCl 1M; Fe(NO3)2 1M; FeCl2 1M được đánh số ngẫu nhiên là (1), (2), (3). Tiến hành các thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch (1) thu được m1 gam kết tủa. - Thí nghiệm 2: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch (2) thu được m2 gam kết tủa. - Thí nghiệm 3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch (3) thu được m3 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và m1 < m2 < m3. Hai dung dịch (1) và (3) lần lượt là A. HCl và FeCl2. B. Fe(NO 3)2 và FeCl2. C. HCl và Fe(NO 3)2. D. Fe(NO 3)2 và HCl. Câu 80. Đốt cháy hoàn toàn 17,44 gam hỗn hợp X gồm ba este đều đơn chức (trong đó có hai este là đồng phân của nhau) cần dùng 0,76 mol O2, thu được CO2 và 10,08 gam H2O. Mặt khác đun nóng 17,44 gam X với 300 ml dung dịch NaOH 1M (dùng dư), thu được một ancol Y duy nhất và 22,25 gam hỗn hợp rắn Z. Phần trăm khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp Z là A. 18,2%. B. 20,4%. C. 3,2%. D. 9.7%. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Gv Dương Thanh Phương 0933150270 Trang 4 Mã đề: 023