Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2020 - Sở giáo dục và đào tạo Thái Bình

docx 4 trang thaodu 4080
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2020 - Sở giáo dục và đào tạo Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_nam_2020_so_giao_duc_va.docx

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2020 - Sở giáo dục và đào tạo Thái Bình

  1. ĐỀ THI THỬ THPTQG 2020 SỞ GDĐT THÁI BÌNH Câu 41: Thủy phân este CH3COOCH2C6H5 (mùi thơm hoa nhài) trong dung dịch NaOH, ancol thu được có công thức là A. CH3OH. B. C6H5CH2OH. C. C6H5OH. D. C2H5OH. Câu 42: Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm (NaOH, KOH) còn được gọi là phản ứng A. xà phòng hóa. B. hiđrat hóa. C. este hóa. D. hidro hóa. Câu 43: Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li mạnh? A. HF. B. H2S. C. HNO3. D. CH3COOH. Câu 44: Nhỏ dung dịch I2 vào ống nghiệm chứa dung dịch hồ tinh bột. Hiện tượng quan sát được là A. có màu tím. B. có màu xanh tím. C. có màu xanh. D. có màu hồng. Câu 45: Công thức nào sau đây là của anilin? A. CH3-NH2. B. C6H5NH2. C. H2N-CH2-COOH. D. H2N-CH(CH3)-COOH. Câu 46: Phân tử saccarozơ được cấu tạo bởi một gốc glucozơ và một gốc fructozơ, số nguyên tử cacbon trong phân tử saccarozơ là A. 11. B. 12. C. 10. D. 22 Câu 47: Kim loại phản ứng mạnh với nước ngay ở nhiệt độ thường là A. Al B. Zn. C. Fe. D. K. Câu 48: Tính chất nào sau đây thuộc tính chất vật lí chung của kim loại? A. Tính dẫn điện. B. Nhiệt độ nóng chảy. C. Tính cứng (độ cứng). D. Khối lượng riêng Câu 49: Polime được dùng làm chất dẻo lả A. poliacrilonitrin. B. poli (hexametylen adipamit). C. polibuta-1,3-dien. D. poli (vinyl clorua). Câu 50: Chất làm mất màu nước brom ngay ở nhiệt độ thường là A. metan. B. toluen. C. etilen. D. benzen. Câu 51: Chất nào sau đây có tính chất lưỡng tính? A. Na2CO3. B. Mg(NO3)2. C. NaHCO3. D. AlCl3. Câu 52: Cho dần từng giọt dung dịch NH3 đến dư vào ống nghiệm chứa dung dịch Al(NO3)3. Hiện tượng quan sát được là A. có kết tủa trăng xuất hiện, kết tủa không tan khi NH3 dư. B. có kết tủa trắng xuất hiện, sau đó kết tủa tan. C. sau một thời gian có kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan. D. có kết tủa màu nâu đỏ, sau đó tan. Câu 53: Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu giấy quỳ tím? A. Axit glutamic. B. Lysin. C. Alanin. D. Metylamin. Câu 54: Kim loại sắt phản ứng với chất nào sau đây tạo muối sắt (III)? A. Khí Cl2 (đun nóng). B. Dung dịch H2SO4 loãng. C. Dung dịch HCl. D. Lưu huỳnh (đun nóng). Câu 55: Phản ứng nào sau đây thuộc phương pháp thủy luyện? A. 2NaCl → 2Na + Cl2. B. 2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu. C. 2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2 + Cl2. D. 2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe. Câu 56: Kim loại không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, nguội là A. Mg. B. Al. C. Cu. D. Zn.
  2. Câu 57: Đá vôi dùng làm vật liệu xây dựng, sản xuất vôi sống, xi măng, thủy tỉnh Đá vôi có công thức hóa học là A. Ca(OH)2. B. CaSO4. C. CaO. D. CaCO3. Câu 58: Cho m gam bột Fe vào dung dịch CuSO4 dư, kết thúc phản ứng thu được 5,12 gam Cu. Giá trị của m là A. 3,36. B. 5,60. C. 2,24. D. 4,48. Câu 59: Cho 6,72 gam Fe tác dụng với oxi chỉ thu được 9,28 gam hỗn hợp X chỉ chứa 3 oxit. Hòa tan X cần vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 1M (loãng). Giá trị của V là A. 120. B. 160. C. 320. D. 80. Câu 60: Chất tham gia phản ứng trùng ngưng là A. stiren (vinylbenzen). B. metyl metacrylat C. axit ε-aminocaproic. D. vinylxianua (acrilonitrin). Câu 61: Kim loại không phản ứng với dung dịch CuSO4 là A. Fe. B. Al. C. Ag. D. Mg. Câu 62: Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá bằng: A. %N. B. %N2O5. C. %P2O5. D. %K2O. Câu 63: Kim loại có tính nhiễm từ là A. Ag. B. Al. C. Fe. D. Cu. Câu 64: Để tráng một chiếc gương soi, ta đun dung dịch chứa 36 gam glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch AgNO3 trong NH3. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng bạc (gam) thu được là A. 21,6. B. 43,2 C. 54,0. D. 10,8 Câu 65: Khí X có tính chất: rất độc, không màu, không mùi, rất ít tan trong nước, bền nhiệt, cháy trong không khí sinh ra chất khí Y lầm đục nước vôi trong. Khí X là A. CO. B. CO2. C. SO2. D. NH3. Câu 66: Cho 6,5 gam Zn vào dung dịch HCl dư, thể tích khí H2 thu được (lít, đktc) là A. 2,24. B. 3,36. C. 2,688. D. 1,12. Câu 67: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, valin, axit glutamic, metylamin và etylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol hỗn hợp X cần dùng vừa đủ 0,57 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 (trong đó số mol CO2 là 0,37 mol). Nếu cho lượng X ở trên vào dung dịch KOH dư thấy có m gam KOH tham gia phản ứng. Giá trị của m là A. 2,24. B. 2,8. C. 3,36. D. 3,92 Câu 68: Chất X (CnH2n+4O4N2) là muối amoni của axit cacboxylic đa chức, chất Y (CmH2m- 3O6N5) là pentapeptit được tạo bởi một aminoaxit. Cho 0,26 mol E gồm X và Y tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, đun nóng thu được etylamin và dung dịch T chỉ chứa 62,9 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng của Y trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 47,24% B. 36,58%. C. 38,42%. D. 42,78% Câu 69: Hỗn hợp X gồm axit oleic, axit stearic và một triglixerit. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần vừa đủ 1,445 mol O2 thu được 1,02 mol CO2. Mặt khác m gam hỗn hợp X làm mất màu vừa đủ 6,4 gam brom trong CCl4. Nếu cho m gam hỗn hợp X phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng (vừa đủ) thu glixerol và dung dịch chứa hai muối. Khối lượng axit stearic trong m gam hỗn hợp X là A. 4,26. B. 2,13. C. 2,272. D. 2,84. Câu 70: Hỗn hợp X gồm ba este mạch hở. Cho 0,055 mol X phản ứng vừa đủ với 0,09 gam H2 (xúc tác Ni, t°), thu được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 65 ml dung dịch
  3. KOH 1M, thu được hỗn hợp Z gồm hai muối của hai axit cacboxylic no, có mạch cacbon không phân nhánh và 3,41 gam hỗn hợp T gồm hai ancol no, đơn chức. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần vừa đủ 11,2 lít O2 (đktc). Tổng khối lượng của 2 muối trong hỗn hợp có giá trị là A. 5,72. B. 7,97. C. 4,68. D. 7,24. Câu 71: Điện phân dung dịch X chứa Cu(NO3)2 và NaCl bằng điện cực trơ với cường độ dòng điện không đổi I = 5A, sau một thời gian thấy khối lượng catot tăng 11,52 gam; thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 bằng 25,75. Nếu thời gian điện phân là 8685 giây, tổng thể tích khí thoát ra ở 2 cực là 3,472 lít (đktc). Cho m gam bột Fe vào dung dịch Y, kết thúc phản ứng, thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và còn lại 0,75m gam rắn. Giá trị m là A. 19,12. B. 18,24. C. 20,16. D. 11,95. Câu 72: Phát biểu nào sau đây sai? A. Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3 thu được 2 kết tủa. B. Vàng tây là hợp kim của Au với Ag, Cu. C. Hợp kim Sn-Pb (thiếc hàn) có nhiệt độ nóng chảy thấp. D. Cho Fe vào dung dịch hỗn hợp ZnCl2 và HCl thì xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa. Câu 73: Cho các phát biểu sau: (a) Một số polime của este được dùng để sản xuất chất dẻo như PVA, thủy tinh hữu cơ (b) Đun nóng xenlulozơ trong dung dịch axit vô cơ, thu được glucozơ. (c) Có thể dùng dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng để phân biệt glucozơ và fructozơ. (d) Tơ nitron (hay tơ olon) thuộc loại tơ vinylic. (e) Dung dịch alanin không làm đổi màu quỳ tím. (g) Hợp chất H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH thuộc loại đipeptit. Số phát biểu đúng là A. 6. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 74: Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây: Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm. Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 – 6 phút ở 65°C – 70°C. Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm. Cho các phát biểu sau: (a) H2SO4 đặc có vai trò vừa làm chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất phản ứng. (b) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm. (c) Sau bước 2, trong ống nghiệp vẫn còn CH3OH và CH3COOH. (d) Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách rõ thành hai lớp. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 75: Hỗn hợp E gồm bốn este đều có công thức C8H8O2 và có vòng benzen. Cho m gam E tác dụng tối đa với 200ml dung dịch NaOH 1M (đun nóng) thu được hỗn hợp X gồm các ancol và 20,5 gam hỗn hợp muối. Cho toàn bộ X vào bình đựng Na dư, sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng chất rắn trong bình tăng 6,9 gam so với ban đầu. Tổng khối lượng sản phẩm hữu cơ thu được là A. 27,50. B. 27,48. C. 27,45. D. 27,52 Câu 76: Sục 3,36 lít axetilen (đktc) vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, phản ứng hoàn toàn,
  4. thấy thu được m (gam) kết tủa vàng nhạt. Giá trị của m là A. 19,95. B. 32,4. C. 24. D. 36. Câu 77: Công thức của sắt (II) hiđroxit là A. FeO. B. FeSO4. C. Fe(OH)2. D. Fe(OH)3. Câu 78: Chất được dùng để làm mềm nước cứng toàn phần là A. NaHCO3. B. NaOH. C. Ca(OH)2. D. Na2CO3. Câu 79: Cho các phát biểu sau: (a) Hợp kim nhôm - liti là hợp kim siêu nhẹ, được dùng trong kĩ thuật hàng không (b) Trong ăn mòn kim loại và điện phân, tại catot luôn diễn ra sự oxi hóa. (c) Cho bột Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư, thu được dung dịch chứa 2 muối. (d) Bột nhôm trộn với bột Fe2O3 gọi là hỗn hợp tecmit. (e) Đun nóng dung dịch hỗn hợp CaCl2 và NaHCO3 có xuất hiện kết tủa. (g) Corindon ở dạng tinh thể trong suốt, rất rắn, được dùng để chế tạo đá mài. Số phát biểu đúng là A. 6. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 80: Cho 0,02 mol tripeptit (Gly-Ala-Glu) phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 0,5M đun nóng. Thể tích V có giá trị là A. 160. B. 140. C. 180. D. 120.