Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 lần 3 - Trường THPT TH Cao Nguyên (Có đáp án)

docx 6 trang thaodu 4971
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 lần 3 - Trường THPT TH Cao Nguyên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_nam_2019_lan_3_truong_t.docx

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 lần 3 - Trường THPT TH Cao Nguyên (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2019 (LẦN 3) TRƯỜNG THPT TH CAO NGUYÊN Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài:120 phút, không kể thời gian giao đề ĐỀ THI CHÍNH THỨC I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Theo kết quả khảo sát gần đây của Trung tâm Hỗ trợ và tư vấn tâm lí (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội), có đến 65,4% sinh viên năm thứ nhất tại một số trường đại học chưa hiểu hết về mục đích, ý nghĩa của ngành mình học; 50,8% không biết học xong sẽ làm việc gì và nơi nào tuyển dụng họ. Khi được hỏi về mức độ thỏa mãn với nghề đã chọn, có đến 75,6% sinh viên cho biết họ ít thỏa mãn với sự lựa chọn của mình, “vào học rồi mới biết mình không hợp”; 32,4% sinh viên muốn được thi lại vào năm sau Kết quả này cho thấy có nhiều bạn trẻ không chọn đúng nghề như mong muốn. Những sai lầm chủ quan trong việc lựa chọn ngành học thường bắt đầu từ quan niệm mang nặng tính thực dụng: ngành này có dễ xin việc làm, có thu nhập cao, có được làm việc ở thành phố hay không? Sai lầm có thể đến với người chọn nghề theo truyền thống gia đình, theo sự thành đạt của người thân, theo sự rủ rê của bạn bè mà không quan tâm đến sự phù hợp của nghề đối với năng lực, nguyện vọng bản thân. Thậm chí, nhiều thí sinh không tự chọn ngành, chọn nghề để đăng ký thi ĐH mà người lựa chọn, người làm hồ sơ chính là bố mẹ của thí sinh. Ngoài ra, một sai lầm phổ biến nữa là chọn nghề hời hợt theo kiểu “nước đến chân mới nhảy”. Nhiều học sinh đến năm lớp 12 vẫn chưa tìm hiểu và chưa quyết định chọn nghề. Việc chọn sai nghề khiến bản thân khó phát huy năng lực, giảm năng suất và hiệu quả lao động, từ đó dẫn tới tâm lý chán nản, thất vọng, thiếu tự tin, mất dần động lực làm việc. Lúc ấy, nếu muốn bắt đầu với nghề khác thì phải chịu tốn kém, mất thời gian học nghề mới Đối với xã hội, việc có nhiều cá nhân lựa chọn sai nghề sẽ gây lãng phí cho công tác đào tạo và đào tạo lại, năng suất lao động không cao, nảy sinh nhiều xáo trộn cho hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức (có nhiều người bỏ nghề, chuyển nghề). (Theo Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên. Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên? Câu 3: Theo tác giả, việc chọn sai nghề gây ra những hậu quả gì? Câu 4: Theo anh/chị, làm thế nào để có thể chọn đúng nghề (trình bày ngắn gọn khoảng 4-5 dòng)? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về câu nói ở phần Đọc hiểu: “Sai lầm có thể đến với người chọn nghề theo truyền thống gia đình, theo sự thành đạt của người thân, theo sự rủ rê của bạn bè mà không quan tâm đến sự phù hợp của nghề đối với năng lực, nguyện vọng bản thân”. Câu 2 (5,0 điểm) Cùng tái hiện vẻ đẹp của những đoàn quân ra trận mỗi nhà thơ lại có cách khám phá thể hiện riêng. Trong bài Tây Tiến, Quang Dũng viết: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Trong Việt Bắc, Tố Hữu viết: “Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rungD Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”. Cảm nhận của anh/chị về 2 đoạn thơ trên. Hết Họ và tên thí sinh: Số báo danh Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
  2. ĐÁP ÁN THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA NĂM 2019 (LẦN 3) Bài thi: NGỮ VĂN HƯỚNG DẪN CHẤM THI (Bản Hướng dẫn chấm thi gồm trang) I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0 điểm). II. Đáp án và thang điểm Phần Câu Nội dung Điểm I I. ĐỌC - HIỂU 3,0 1 - Phong cách ngôn ngữ báo chí 0,5 2 - Phương thức biểu đạt chính: nghị luận/ phương thức nghị luận 0,5 - Bản thân khó phát huy năng lực, giảm năng suất và hiệu quả lao động, từ đó dẫn tới tâm lý chán nản, thất vọng, thiếu tự tin, mất dần động lực làm việc. 0,5 - Lãng phí cho công tác đào tạo và đào tạo lại, năng suất lao động không cao, nảy sinh 3 0,5 nhiều xáo trộn cho hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức -Lí giải hợp lí, thuyết phục để chọn đúng nghề: + Muốn có một quyết định về nghề nghiệp đúng đắn, trước tiên, hãy thực sự hiểu năng lực của bản thân mình, trả lời được câu hỏi thích trở thành ai và hứng thú với công việc gì chứ đừng thuận theo ý kiến của bất kỳ ai. + Hãy dành thật nhiều thời gian để tìm hiểu, tham khảo ý kiến của mọi người về những ngành nghề có thể thiếu lao động trong thời gian sắp tới. Với việc này sẽ giúp chúng ta không bị rơi vào tình trạng thất nghiệp và có nhiều cơ hội việc làm hơn sau khi ra trường. 4 1,0 Tổng điểm Phần Đọc – hiểu 3,0 II Câu II. LÀM VĂN 7,0 Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về câu nói ở phần Đọc hiểu: “Sai lầm có thể đến với người chọn nghề theo truyền thống gia đình, theo sự thành đạt của người thân, theo sự rủ rê của bạn bè mà không quan tâm đến sự phù hợp của nghề đối với năng lực, nguyện vọng bản thân”. 2,0 a. Đảm bảo về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của sự phù hợp của nghề đối với năng lực, nguyện vọng bản thân. c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh lựa chọn thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề theo nhiều cách nhưng cần làm rõ ý nghĩa của việc lựa chọn nghề đối với năng lực, nguyện vọng bản thân. Có thể theo những hướng sau: Câu 1 - Con người sinh ra và lớn lên, với mong muốn học tập và lựa chọn cho mình một nghề 0,25
  3. nghiệp lâu dài. Với một công việc thích hợp, con người có thể phát huy được tất cả những ưu điểm của mình. Hướng nghiệp là định hướng phát triển con người trong nghề 0,25 nghiệp để con người đó có khả năng phát triển bản thân một cách tốt nhất. - Hướng nghiệp là định hướng phát triển con người trong nghề nghiệp để con người đó có khả năng phát triển bản thân một cách tốt nhất. - Chọn cho mình một nghề, nghĩa là chọn cho mình một tương lai. Việc chọn nghề thực 0,25 sự quan trọng và vô cùng cần thiết. Chọn sai lầm một nghề nghĩa là đặt cho mình một tương lai không thực sự an toàn và vững chắc. - Trước thực trạng, nhiều bạn trẻ chuẩn bị đi vào cánh cửa đại học, vẫn lúng túng về việc chọn cho mình một ngành học; nhiều bạn sau khi tốt nghiệp đại học, mới nhận ra là 0,25 mình đã chọn sai ngành học và rất nhiều bạn trẻ phải học lại, làm lại những ngành nghề mới, gây bao nhiêu lãng phí về thời gian, tài chính cho gia đình và xã hội. - Cánh cửa vào đại học không phải là cánh cửa duy nhất để bạn có thể thăng tiến và phát triển trong nghề nghiệp, bạn đã biết rất nhiều tấm gương doanh nhân thành công mà 0,25 không nhất thiết phải qua trường đại học như: Bill Gate (Microsoft), Steven Jobs (Apple), - Để thành công trong một nghề nghiệp, bạn không thể nào đi trên một con đường bằng phẳng cả, bạn phải trải nghiệm rất nhiều để đúc kết kinh nghiệm cho bản thân, ngoài những kiến thức và sách vở đã học. 0,25 - Nhưng một bộ phận thanh niên nhỏ trong xã hội lại buông thả mình theo những cuộc chơi để rồi xa lánh vào những tệ nạn xã hội. Dẫn đến chọn cho mình những công việc vi phạm pháp luật như buôn bán tàng trữ các chất kích thích như ma túy, gây ra nhiều hậu quả xấu cho cuộc sống của con người. 0,25 - Chính vì thế mà các bạn thân niên trẻ hiện nay cần cân nhắc thật kĩ trước khi chọn cho mình một công việc nào đó vì những công việc ấy sẽ đi theo bạn, trang trải cho bạn cả về vật chất và tinh thần trong suốt cuộc đời. Và điều đó góp phần làm cho xã hội ngày 0,25 càng tốt đẹp hơn con người có một cuộc sống có ý nghĩa hơn. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo. Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận Tổng điểm Câu 1 2,0 Câu 2. Cảm nhận của anh/chị về 2 đoạn thơ Câu 2 I. KHÁI QUÁT CHUNG: • Giới thiệu Quang Dũng, Tố Hữu và hai tác phẩm: + Quang Dũng là gương mặt tiêu biểu của nền thơ ca kháng chiến chống Pháp, với hồn 0,25 thơ hào hoa, lãng mạn thấm đượm tình đồng bào đồng chí. “Tây Tiến” là bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Quang Dũng. Bài thơ được tác giả viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh khi ông đã xa đơn vị Tây Tiến một thời gian. + Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, thơ của ông song hành cùng những chặng đường của cách mạng Việt Nam. Bài thơ “Việt Bắc” là một thành công đặc biệt trong đời thơ 0,25 Tố Hữu. Tác phẩm vừa là bản tình ca về tình cảm cách mạng – giữa đoàn cán bộ miền xuôi với nhân dân Việt Bắc, vừa là bản hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ mà vẻ vang của dân tộc. • Hai đoạn trích được trích từ hai bài thơ đều tái hiện vẻ đẹp của những đoàn quân ra 0,25 trận, song mỗi nhà thơ lại có những cách khám phá, cách thể hiện riêng. II. TRÌNH BÀY CẢM NHẬN: 1. Đoạn thơ trong bài thơ “Tây Tiến”: 0,25
  4. *Vẻ đẹp bi thương vừa hào hùng của đoàn quân Tây Tiến trên đường hành quân: “ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm”. Cái bi thương của người lính được gợi lên từ ngoại hình ốm yếu, tiều tụy, đầu trọc, da dẻ xanh như màu lá. 0,25 + Hình ảnh “đoàn binh không mọc tóc”: họ phải cạo trọc đầu để giảm bớt những bất tiện trong sinh hoạt ở rừng và để tạo thuận lợi trong đánh trận; có khi những cái đầu không mọc tóc kia là hậu quả của những trận sốt rét liên miên nơi rừng thiêng nước độc. + Hình ảnh “quân xanh màu lá” ở đây có thể hiểu là màu xanh áo lính hay màu xanh của 0,25 lá ngụy trang khiến cho cả doàn quân xanh màu lá. Nhưng theo mạch thơ có lẽ còn nên hiểu đây là câu thơ miêu tả gương mặt xanh xao, gầy yếu vì sốt rét rừng, vì cuộc sống kham khổ. + Từ “dữ oai hùm” gợi cho người đọc thấy trên gương mặt xanh xao, gầy ốm của người 0,25 lính vẫn toát lên vẻ dữ dội, kiêu hùng của những con hổ nơi rừng thiêng. + Thơ ca thời kỳ kháng chiến khi viết về người lính thường nói đến căn bệnh sốt rét 0,25 hiểm nghèo: “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh 0,25 Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi” (“Đồng chí” – Chính Hữu) “Giọt giọt mồ hôi rơi Trên má anh vàng nghệ Anh vệ quốc quân ơi Sao mà yêu anh thế”. (“Cá nước” – Tố Hữu). Sau này một nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ cũng viết về căn bệnh sốt rét rừng của những người lính bằng những vần thơ tê tái: “Nơi thuốc súng trộn vào áo trận Cơn sốt rừng đi dọc tuổi thanh xuân”. 0,25 *Cái hào hoa: + Thủ pháp nghệ thuật đối lập giữa ngoại hình ốm yếu và tâm hồn bên trong đã làm nên khí chất mạnh mẽ của người lính. “Không mọc tóc” là cách nói ngang tàn rất lính, hóm 0,25 hỉnh đùa vui với khó khăn gian khổ của mình. + Thể hiện qua cách dùng từ Hán Việt “đoàn binh”. Chữ “đoàn binh” chứ không phải “đoàn quân” đã gợi lên được sự mạnh mẽ lạ thường của sự hùng dũng. Ba từ “dữ oai hùm” gợi lên dáng vẻ oai phong lẫm liệt, oai của chúa sơn lâm. Qua đó ta thấy người lính Tây Tiến mạnh mẽ làm chủ tình hình, làm chủ núi rừng, chế ngự mọi khắc nghiệt 0,25 xung quanh, đạp bằng mọi gian khổ. “mắt trừng” là đôi mắt dữ tợn, căm thù, mạnh mẽ, nung nấu quyết đoán làm kẻ thù hoảng sợ. *Họ còn là những chàng trai Hà Nội hào hoa, lãng mạn: 0,25 “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.
  5. + “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới” là đôi mắt thao thức về quê hương Hà Nội, về 0,25 một dáng kiều thơm trong mộng. Mộng và mơ gửi về hai phía của chân trời: biên giới và Hà Nội. • Đó chính là động lực tiếp thêm sức mạnh để họ vững vàng tay súng, sẵn sàng cống 0,25 hiến, hi sinh để bảo vệ Tổ Quốc, vì mục tiêu lí tưởng cao đẹp: “Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”. 2. Đoạn thơ trong bài thơ “Việt Bắc”: *Vẻ đẹp hào hùng của đoàn quân: “Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng” + Đại từ sở hữu “của ta” vang lên một cách dõng dạc thể hiện niềm tự hào của những con người được làm chủ đất nước, đồng thời khẳng định Việt Bắc là chiến khu tự do. + Không khí sôi nổi của những ngày chiến dịch được tác giả tái hiện sinh động qua những từ ngữ, hình ảnh: rầm rập, đất rung, những từ láy: điệp điệp, trùng trùng. Hai chữ “rầm rập” vừa gợi âm thanh, vừa tạo hình ảnh. Biện pháp nghệ thuật so sánh, tượng trưng được tác giả sử dụng triệt để giúp ta cảm nhận hình ảnh những đoàn quân đang ngày đêm tiến về mặt trận. *Vẻ đẹp lãng mạn: “Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”. 0,25 -Đây có thể là hình ảnh sao trời treo trên đầu súng, có thể là ánh sáng của ngôi sao gắn trên chiếc mũ nan của người lính, ánh sáng của lí tưởng cách mạng soi cho người lính bước đi. Họ là những con người có lí tưởng cao cả, đẹp đẽ, sẵn sàng cống hiến vì sự nghiệp chung. Ý thơ khiến người đọc liên tưởng đến hình ảnh “Đầu súng trăng treo” trong thơ Chính Hữu. 0,25 C. So sánh hai đoạn thơ: • Giống nhau: Đều khắc họa người lính với vẻ đẹp vừa hào hùng, vừa lãng mạn, bay bổng. • Khác nhau: + Trong đoạn thơ thuộc bài thơ “Tây Tiến”, vẻ đẹp hào hùng của người lính phảng phất sự bi thương. + Trong đoạn thơ thuộc bài thơ “Việt Bắc”, vẻ đẹp lãng mạn của người lính còn được Tố Hữu gắn liền với hiện thực. 0,25 • Cả hai tác giả đều có trải nghiệm từ thực tế chiến đấu nên thơ đều có chất hiện thực. Bên cạnh đó, Quang Dũng là một chàng trai rất hào hoa nên thơ ông có cái lãng mạn rất riêng; còn ở Tố Hữu, thơ ông là thơ trữ tình chính trị, luôn có cái nhìn lạc quan, tin tưởng vào cách mạng. 3. ĐÁNH GIÁ CHUNG: 0,25 • Hai đoạn thơ bên cạnh những điểm tương đồng còn có những nét riêng độc đáo, thể hiện tài năng của hai nhà thơ. • Khẳng định vị trí của hai tác giả trong nền văn học cũng như trong lòng độc giả. III. KẾT BÀI -Qua nhân vật bà cụ Tứ, với những diễn biến tâm trạng phức tạp - dưới ngòi bút nhân đạo của Kim Lân - nội dung nhân đạo sâu sắc, cảm động của “Vợ nhặt” đã động chạm 0,25
  6. đến nơi sâu thẳm nhất của lòng người, bắt độc giả phải khóc, phải cười, phải sống cùng nhân vật của mình. Tổng điểm Câu 2 5,0 Tổng điểm toàn bài 10,00