Đề khảo sát chất lượng đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Đồng Đậu (Có đáp án)

docx 6 trang thaodu 5361
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Đồng Đậu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_khao_sat_chat_luong_doi_tuyen_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_l.docx

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Đồng Đậu (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU ĐỀ KSCL ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI KHỐI 12 === MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2019 - 2020 Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề. Câu 1: (3,0 điểm) Lâm Tắc Từ, một vị quan thời nhà Thanh, từng nói: Biển rộng mênh mông, không bờ, không bến, không có giới hạn là bởi nó không cự tuyệt bất kì một giọt nước nào. Núi có thể đứng cao sừng sững vạn trượng là bởi nó không từ chối dẫu chỉ một hòn đá nhỏ. Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu nói trên? Câu 2: (7,0 điểm) Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ . (Trích “Tiếng nói của văn nghệ” - Nguyễn Đình Thi) Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ điều đó qua bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu và Tây Tiến của Quang Dũng. Hết Họ và tên thí sinh: .Số báo danh:
  2. TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU ĐÁP ÁN ĐỀ KSCL ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI === KHỐI 12 MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2019 - 2020 A. YÊU CẦU CHUNG: - Giám khảo cần nắm chắc phương pháp và nội dung bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng cần đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của hướng dẫn chấm, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. B. YÊU CẦU CỤ THỂ : Câu Ý Nội dung trình bày Điểm 1 Lâm Tắc Từ, một vị quan thời nhà Thanh từng nói: 3.0 Biển rộng mênh mông, không bờ, không bến, không có giới hạn là bởi nó không cự tuyệt bất kì một giọt nước nào. Núi có thể đứng cao sừng sững vạn trượng là bởi nó không từ chối dẫu chỉ một hòn đá nhỏ. Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu nói trên? a Giải thích ý kiến: 0.75 – Hình ảnh biển rộng mênh mông, núi cao sừng sững là hình ảnh thiên nhiên mang vẻ đẹp kì vĩ, tráng lệ – Không cự tuyệt một giọt nước nhỏ, không từ chối một hòn đá nhỏ có nghĩa là sẵn sàng đón nhận tất cả mọi thứ dù là nhỏ bé, bình thường nhất. Điều này gợi liên tưởng đến một tâm hồn rộng mở. -> Câu nói trên mượn quy luật của tự nhiên để ngụ ý khuyên răn con người rằng: Nếu biết sống bao dung, nhân hậu thì con người sẽ làm được việc lớn lao và trở nên vĩ đại. b Bàn luận: – Bao dung là sự hiểu biết của một nhân cách cao đẹp, thể hiện 1.25 một tâm hồn rộng mở, giàu lòng yêu thương. – Lòng bao dung sẽ cảm hoá được lỗi lầm, là động lực thúc đẩy, khuyến khích họ nhận ra sai lầm và sửa chữa. – Không ai là không phạm sai lầm. Vì vậy khi ta bao dung với người khác cũng chính là là ta đang chuẩn bị cho mình “một lối đi về”. Bởi cũng sẽ đến lượt ta sa ngã, phạm lỗi lầm. Ai sẽ tha thứ cho ta nếu ta không từng biết tha thứ? – Những người biết bao dung, vị tha sẽ luôn cảm thấy tâm hồn an yên, thanh thản; nhận được tình yêu thương, sự kính trọng của mọi người.
  3. – Nếu sống ích kỉ, bảo thủ thì con người trở nên nhỏ bé, tầm thường . ( HS lấy dẫn chứng trong thực tế để chứng minh) * Mở rộng vấn đề 0.5 – Bao dung, vị tha là điều vô cùng quan trọng và cần thiết trong cuộc sống. Nhưng bao dung không đồng nghĩa với việc chấp nhận, dung túng cho cái xấu, cái ác lộng hành. – Phê phán những kẻ còn sống ích kỉ, bảo thủ, c Bài học nhận thức và hành động: – Phải sống nhân hậu, mở lòng với tất cả mọi người 0.5 – Rộng lượng, tha thứ lỗi lầm cho người khác và cho cả chính bản thân mình 2 "Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng vật liệu 7.0 mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ”. (Trích: “Tiếng nói của văn nghệ” - Nguyễn Đình Thi) Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ vấn đề qua tác phẩm"Vội vàng" của Xuân Diệu và “Tây Tiến” của Quang Dũng. 1 Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vai trò của hiện thực đời 0.5 sống đối với văn học nghệ thuật và yêu cầu đối với người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật. 2 Giải thích: 0.75 - Tác phẩm: đứa con tinh thần, sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ. - Nghệ sĩ: người sáng tạo tác phẩm nghệ thuật. - Vật liệu mượn ở thực tại: hiện thực là chất liệu để xây dựng nên tác phẩm. - Ghi lại cái đã có rồi: sao chép y nguyên cuộc sống như nó vốn có. - Muốn nói một điều gì mới mẻ: tác phẩm thể hiện cách nhìn và cách khám phá riêng về hiện thực đồng thời gửi gắm những thông điệp của người nghệ sĩ. - Cặp quan hệ từ: không những .mà còn .: chỉ quan hệ bổ sung. => Ý kiến khẳng định vai trò của hiện thực đời sống đối với văn học và đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ. 3 Lí giải vấn đề : 3.1. Vì sao tác phẩm nào cũng xây dựng bằng chất liệu mượn 0.5 ở thực tại ? - Thực tại đời sống là cội nguồn của sáng tạo nghệ thuật, trong đó có sáng tác văn chương. Không có cuộc sống sẽ không có sáng tạo nghệ thuật.
  4. - Thực tại đời sống là đề tài vô tận cho văn chương khai thác và phản ánh, là nguồn chất liệu vô cùng phong phú sinh động cho nhà văn lựa chọn và sử dụng trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Nó còn là cái nôi nuôi dưỡng nhà văn, là mảnh đất nhà văn sống và hình thành cảm xúc. - Văn học trở thành tấm gương phản chiếu thực tại đời sống để qua tác phẩm, người đọc có thể hình dung được “sự sống muôn hình vạn trạng”. Không bám sát đời sống, nhà văn sẽ không thể cho ra đời những tác phẩm văn học giàu “chất sống”. Nếu thoát li thực tại văn chương sẽ rơi vào siêu hình, thần bí. 3.2. Vì sao nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn 0.5 muốn nói một điều gì mới mẻ? - Không thể đánh đồng thực tại đời sống với văn chương vì làm như vậy là hạ thấp văn chương và không hiểu về giá trị của những sáng tạo nghệ thuật. - Nếu chỉ ghi lại những cái đã có rồi sẽ không thỏa mãn được nhu cầu lí giải những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Người đọc sẽ chỉ thấy trong tác phẩm văn học những điều họ đã thấy được ở ngoài cuộc đời, khi đó văn chương sẽ không còn cần thiết, người đọc chỉ cần sống với cuộc đời thực là đủ. Vì thế tác phẩm văn học sẽ nhạt nhẽo, vô vị thiếu sức cuốn hút. - Thực tại đời sống được cảm nhận dưới con mắt của người nghệ sĩ bao gồm những điều mà mọi người đều thấy và cả vấn đề mà người khác chưa thấy - những điều sâu sắc và mới mẻ luôn phát sinh từ cuộc sống. - Những chất liệu thực tại cần sự sắp xếp và tái hiện, sáng tạo trên cơ sở những gì đã có để từ những mảng rời rạc của đời sống tạo thành một chỉnh thể nghệ thuật. Đó là nhờ tài năng và công phu lao động nghệ thuật của người nghệ sĩ. - Sáng tạo nghệ thuật thuộc lĩnh vực tinh thần mà đặc trưng của nó là tính cá thể hóa cao độ, đòi hỏi nhà văn phải đem đến cho văn chương một tiếng nói riêng, phong cách riêng, nếu không tác phẩm sẽ rơi vào quên lãng. - Thực tại đời sống được người nghệ sĩ ghi lại không phải là sự phản ánh một cách máy móc, rập khuôn mà được phản chiếu qua tâm hồn, trí tuệ, cảm xúc mãnh liệt của tác giả trước hiện thực. Người nghệ sĩ không chỉ phản ánh cuộc sống mà còn gửi gắm, kí thác những ước mơ khát vọng về cuộc đời. Qua tác phẩm ta thấy được thông điệp tinh thần người nghệ sĩ gửi vào tác phẩm. 4 Chứng minh: 4.1. Chứng minh qua Vội vàng của Xuân Diệu. * Chất liệu mượn từ thực tại đời sống. 0.5 - Bức tranh mùa xuân đẹp, tràn trề sức sống (ong bướm, hoa ,lá, đồng nội, yến, anh, ánh sáng ) - Thời gian một đi không trở lại, trong cái tồn tại đã có cái mất đi, trong cái thắm tươi đã có dấu hiệu của sự phai tàn, rơi rụng.
  5. * Cách nhìn, cách cảm riêng về cuộc sống: 1.0 - Cuộc sống hiện lên thật đẹp qua con mắt “xanh non” của nhà thơ. Ông đã phát hiện ra "thiên đường trên mặt đất”, bữa tiệc dưới trần gian, thiên nhiên rạo rực trong tình yêu đôi lứa . - Quan niệm thẩm mĩ mới mẻ: Con người giữa mùa xuân và tuổi trẻ giữa cuộc đời là chuẩn mực, thước đo của mọi vẻ đẹp (ánh sáng chớp hàng mi; tháng giêng ngon như cặp môi gần). - Khẳng định bản sắc của cái tôi cá nhân: đó là người khổng lồ của khát vọng muốn đoạt quyền tạo hóa; cái tôi gắn bó với cuộc sống trần gian, thèm yêu, khát sống, muốn thâu vào mình mọi hương sắc, mật nhụy của cuộc đời; cái tôi đòi hưởng thụ. Cách hưởng thụ cuộc sống như tận hưởng tình yêu và thi sĩ là tình nhân của cuộc đời. - Quan niệm nhân sinh mới mẻ: hạnh phúc là được tận hưởng cuộc sống, được chạy đua với thời gian, sống tích cực, sống cao độ để tận hưởng từng giây, từng phút của cuộc đời. Tác phẩm truyền đến người đọc thông điệp hãy trân trọng mỗi phút giây của mùa xuân và tuổi trẻ, đừng sống hoài, sống phí. * Sáng tạo nghệ thuật mới mẻ: - Thể thơ tự do, cấu trúc câu thơ hiện đại (câu vắt dòng, kiểu 0.5 câu định nghĩa mang tính triết lí ). - Nhịp hành khúc, giọng quyền uy; sử dụng các biện pháp điệp từ, điệp cấu trúc, liệt kê; nhiều động từ, tính từ mạnh (ôm, riết, say, thâu , cắn; no nê, đã đầy, chuếnh choáng ), tất cả tạo nên chất nhạc tươi trẻ, sôi nổi, rạo rực, cuống quýt, vội vàng. - Nhạc điệu của thơ là nhạc của “nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này”. => Xuân Diệu xứng đáng là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. 4.2. Chứng minh qua Tây Tiến của Quang Dũng * Chất liệu mượn từ thực tại đời sống: 0.5 - Tây Tiến là đơn vị bộ đội được thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt Lào và miền Tây Bắc Bộ Việt Nam. - Thành phần hoạt động của đoàn binh Tây Tiến phần đông là thanh niên, sinh viên, trí thức Hà thành. Họ chiến đấu trong khó khăn, gian khổ nhưng luôn lạc quan và dũng cảm. - Địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến bao gồm các tỉnh: Sơn la, Lai Châu, Hòa Bình, miền Tây Thanh Hóa và cả Sầm Nưa (Lào). - Quang Dũng từng là đại đội trưởng của đoàn binh Tây Tiến, về sau chuyển sang đơn vị khác. * Cách nhìn, cách cảm riêng về cuộc sống: 1.25 - Bài thơ Tây Tiến được viết bằng dòng hoài niệm của nhà thơ về đơn vị cũ. Tác giả đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên cái nền của vùng rừng núi Tây Bắc.
  6. - Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hiện ra vừa hùng vĩ, vừa dữ dội nhưng cũng vô cùng mĩ lệ và trữ tình. - Hình ảnh người lính Tây Tiến trên chặng đường hành quân gian khổ, hi sinh mà vẫn ngang tàng, trẻ trung và lãng mạn. - Bài thơ thể hiện tình cảm của nhà thơ với những người đồng đội, đồng chí đã từng gắn bó, với những vùng đất đã đi qua trong đấu tranh gian khổ. * Sáng tạo nghệ thuật mới mẻ: 0.5 - Bài thơ được viết bằng cảm hứng lãng mạn và bút pháp bi tráng. - Thể thơ thất ngôn trường thiên vừa mang âm điệu cổ kính trang nghiêm, vừa tự do, phóng khoáng. - Hình ảnh thơ vừa gân guốc khỏe mạnh lại vừa mềm mại, thơ mộng. - Ngôn ngữ thơ có sự kết hợp giữa từ ngữ Hán Việt mang sắc thái cổ kính trang nghiêm và từ ngữ thuần Việt mang hơi thở dân dã đời thường. - Sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các thanh điệu bằng trắc mang lại hiệu quả thú vị . =>Tây Tiến xứng đáng là đứa con đầu lòng hào hoa và tráng kiện không phải của riêng Quang Dũng mà của cả nền thơ ca kháng chiến. 5 Bàn luận. 0,5 - Nhận định đã đề cập đến mối quan hệ mật thiết giữa cuộc sống và nghệ thuật, đồng thời khẳng định vị trí, tài năng của tác giả và giá trị, sức sống lâu bền của tác phẩm qua sự sáng tạo riêng mới mẻ, độc đáo của mỗi tác phẩm. - Người nghệ sĩ phải gắn bó với cuộc đời và cảm nhận cuộc sống ở bề sâu mới có thể phát hiện ra những điều mới mẻ nằm trong những chất liệu quen thuộc của thực tại. Người nghệ sĩ cũng cần phải có cá tính sáng tạo thể hiện bản sắc riêng của mình vào tác phẩm từ đó đóng góp cho văn chương những điều mới mẻ. Để làm được điều đó người nghệ sĩ phải có tài năng, lương tâm trách nhiệm nghề nghiệp. - Qua tác phẩm người đọc nắm bắt được hiện thực đời sống, khám phá cái nhìn, cách cảm mới mẻ mang phong cách riêng của người nghệ sĩ. - Tiêu chí đánh giá tác phẩm nghệ thuật không chỉ là phản ánh chân thực, thấu đáo bản chất của hiện thực cuộc sống mà còn ở những điều mới mẻ người nghệ sĩ gửi gắm, kí thác vào tác phẩm nghệ thuật của mình. .HẾT