Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam (Có đáp án)

pdf 4 trang thaodu 3510
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_nam_2019_so_giao_duc_va.pdf

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 Môn thi: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Mục tiêu: Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh cụ thể như sau: - Kiến thức làm văn, tiếng Việt - Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm. - Kiến thức đời sống. Kĩ năng: - Kĩ năng đọc hiểu văn bản. - Kĩ năng tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học). I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Bạn nói những gì, làm điều gì, cảm thấy như thế nào – tất cả đều có nguồn gốc từ trong tâm trí bạn, và bắt đầu chỉ bằng một ý nghĩ. Suy nghĩ của chúng ta cũng giống như những hạt giống, mỗi suy nghĩ sẽ đơm hoa kết trái để tạo ra một hương vị riêng biệt. Suy nghĩ có thể là sự sáng tạo hay phá hủy, yêu thương hay thù hận, nâng đỡ hay vùi dập. Khi chúng ta hiểu và học cách kiểm soát những ý nghĩ của bản thân thì chúng ta sẽ trải nghiệm được sự bình an, niềm hạnh phúc và sự vững vàng trong tâm hồn. Suy nghĩ tích cực dạy chúng ta cách hành động thay vì phản ứng: “hướng dẫn” cuộc đời ta thay vì để cho hành vi của người khác, những trải nghiệm của quá khứ, hay hoàn cảnh hiện tại điều khiển tinh thần của ta. Theo tính toán, mỗi người trung bình có khoảng 30.000 – 50.000 ý nghĩa mỗi ngày. Một tâm trí đang trong tình trạng stress sẽ tạo ra nhiều ý nghĩ hơn, có thể lên đến 80.000 ý nghĩ. Hẳn bạn đã từng rơi vào trạng thái căng thẳng thần kinh vì gặp phải một sự kiện đột ngột xảy ra trong đời, lúc đó có thể đến hàng ngàn ý nghĩ chạy dồn dập trong đầu bạn. Tâm trí chúng ta có một khả năng rất lớn, làm việc không ngừng nghỉ ngay cả khi ngủ. Như đã nói, suy nghĩ chính là hạt giống cho những hành động và cảm xúc. Vì vậy, bằng cách tạo nên những suy nghĩ tích cực và lành mạnh, chúng ta đã kích hoạt tiềm năng tích cực của chính mình. (Frederic Labarthe, Anthony Strano – Tư duy tích cực, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Mình) Câu 1: Nhận biết Chỉ ra phép tu từ trong câu: “Suy nghĩ của chúng ta cũng giống như những hạt giống, mỗi suy nghĩ sẽ đơm hoa kết trái để tạo ra một hương vị riêng biệt”. Câu 2: Nhận biết Theo tác giả, ý nghĩ phụ thuộc như thế nào vào trạng thái tinh thần của con người. Câu 3: Thông hiểu Theo anh/chị, vì sao tác giả lại cho rằng “Khi chúng ta hiểu và học cách kiểm soát những ý nghĩ của bản thân thì chúng ta sẽ trải nghiệm được sự bình an, niềm hạnh phúc và sự vững vàng trong tâm hồn”? Trang 1
  2. Câu 4: Thông hiểu Anh/chị có đồng ý với quan điểm: “suy nghĩ chính là hạt giống cho những hành động và cảm xúc” không? Vì sao? II. LÀM VĂN Câu 1: Vận dụng cao Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: suy nghĩ tích cực Câu 2: Vận dụng cao Trong bài tùy bút Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đã có những lần miêu tả bờ sông Đà: Ở thượng nguồn: “Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy như đang đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”. Ở hạ nguồn: “Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô mới nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”. Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh sông Đà qua hai đoạn văn trên, từ đó làm nổi bật cái tôi tài hoa, uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Câu Nội dung Đọc hiểu 1. Phương pháp: căn cứ bài So sánh Cách giải: - Biện pháp: so sánh (Suy nghĩ của chúng ta cũng giống như những hạt giống, mỗi suy nghĩ sẽ đơm hoa kết trái để tạo ra một hương vị riêng biệt). 2. Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích Cách giải: Ý nghĩ phụ thuộc vào trạng thái tinh thần như sau: Bạn nói những gì, làm điều gì, cảm thấy như thế nào – tất cả đều có nguồn gốc từ trong tâm trí bạn, và bắt đầu chỉ bằng một ý nghĩ. 3. Phương pháp: phân tích, lý giải Cách giải: “Khi chúng ta hiểu và học cách kiểm soát những ý nghĩ của bản thân thì chúng ta sẽ trải nghiệm được sự bình an, niềm hạnh phúc và sự vững vàng trong tâm hồn” Có thể hiểu: khi đã kiểm soát được ý nghĩ của bản thân tức bạn đang làm chủ chính mình, điều khiển, cân bằng được các loại cảm xúc, có thể loại bỏ suy nghĩ tiêu cực, nghĩ về những điều tích cực, từ đó sẽ làm bản thân an yên, hạnh phúc. 4. Trang 2
  3. Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp Cách giải: - Đồng ý với quan điểm: “suy nghĩ chính là hạt giống cho những hành động và cảm xúc” - Vì: suy nghĩ của mỗi chúng ta ảnh hưởng đến hành động và cảm xúc. Khi suy nghĩ tích cực hành động cũng tốt và cảm xúc thăng hoa. Ngược lại khi có suy nghĩ tiêu cực bạn chỉ nghĩ về những gì tồi tệ, xấu xí từ đó có những hành vi tiêu cực, cảm xúc xấu ảnh hưởng đến bản thân. Làm văn 1 Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp Cách giải: 1. Giải thích thái độ sống tích cực là gì ? - Thái độ sống tích cực: Thái độ chủ động trước cuộc sống, được biểu hiện thông qua cách nhìn, cách nghĩ, cách hành động. 2. Bàn luận về thái độ sống tích cực a. Biểu hiện của thái độ sống tích cực - Có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống, về mối liên hệ giữa cá nhân với cuộc đời, về trách nhiệm của bản thân với gia đình và xã hội. Là người luôn chủ động trước cuộc sống: Xác định được mục tiêu sống, có ước mơ, hoài bão, dám phấn đấu cho ước mơ, hoài bão dù phải đối diện với nhiều thử thách khó khăn; Luôn có khát vọng vươn lên khẳng định bản thân và hoàn thiện mình, luôn phấn đấu sống tốt, cho mình và cho mọi người. - Người có thái độ sống tích cực cơ hội thành công trong cuộc sống sẽ cao hơn đồng nghĩa với việc tạo dựng được những thành quả từ chính sức lực, trí tuệ, lối sống của mình. - Thái độ sống tích cực của cá nhân góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, tiến bộ. 3. Bài học nhận thức và hành động - Nhận thức sâu sắc về ý nghĩa to lớn của thái độ sống tích cực nhất là trong xu thế hội nhập của đất nước. - Tích cực phấn đấu rèn luyện trong học tập, trong cuộc sống, bồi dưỡng lòng tự tin, ý thức tự chủ. 2 Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp Cách giải: • Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Nguyễn Tuân là một nhà văn tài hoa, uyên bác và là con người của nghệ thuật. Ông là một định nghĩa về người nghệ sĩ. Cuộc đời cầm bút của ông là cuộc hành trình không mệt mỏi khám phá và diễn tả cái đẹp của thiên nhiên sông núi quê hương, vẻ đẹp con người. - Người lái đò sông Đà là thiên tùy bút rút trong tập Sông Đà (1960) của Nguyễn Tuân. Sông Đà nói chung và tùy bút Người lái đò sông Đà nói riêng cho bạn đọc thấy một nhà văn Nguyễn Tuân mới mẻ, hòa nhập vào cuộc sống lớn của đất nước và nhân dân, khác hẳn một Nguyễn Tuân trước Cách mạng. • Phân tích hai đoạn trích ▪ Đoạn 1: *Vị trí: Đoạn trích nằm ở phần đầu tác phẩm, tái hiện vẻ đẹp hung bạo của sông Đà ở cảnh đá bờ sông dựng vách thành *Phân tích: - Hình ảnh “mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời” đã gợi ra được độ cao và diễn tả được cái lạnh lẽo, âm u của khúc sông. Trang 3
  4. - Hình ảnh so sánh “vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu” đã diễn tả sự nhỏ hẹp của dòng chảy gợi ra lưu tốc rất lớn nhất là vào mùa nước lũ với bao nhiêu nguy hiểm rình rập. - Bằng liên tưởng độc đáo, Nguyễn Tuân đã tiếp tục khắc sâu ấn tượng về độ cao của những vách đá, sự lạnh lẽo, u tối của đoạn sông và sự nhỏ hẹp của dòng chảy “ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”. => Bằng vốn hiểu biết phong phú về hội họa và điêu khắc, cùng trí tưởng tượng độc đáo và óc quan sát sắc sảo được diễn tả bằng vốn ngôn ngữ phong phú, điêu luyện, giàu giá trị tạo hình, nhà văn đã giúp ta mường tượng về độ cao hun hút khôn cùng của “đá bờ sông dựng vách thành” gợi lên nét hùng vĩ, hoang sơ, và cả sự ghê rợn của sông Đà. ▪ Đoạn 2: *Vị trí: Đoạn trích nằm ở phần cuối tác phẩm, tái hiện vẻ đẹp trữ tình của sông Đà dưới góc nhìn từ giữa lòng sông Đà, con sông mang vẻ đẹp của một người tình nhân: * Phân tích: - Đó là vẻ đẹp tĩnh lặng, yên ả, thanh bình như còn lưu lại dấu tích của lịch sử cha ông: Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. - Đó là vẻ đẹp tươi mới, tràn trề nhựa sống, như bắt đầu một mùa nảy lộc sinh sôi: Thuyền tôi trôi qua một nương ngô mới nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tình không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. - Đó còn là vẻ đẹp hoang sơ, cổ kính: Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. ▪ Cái tôi tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân Hai đoạn trích cũng cho thấy sự tài hoa và uyên bác của Nguyễn Tuân. - Trước hết là sự uyên bác: với vốn sống phong phú và trí tưởng tượng dồi dào đã giúp nhà văn tạo nên những trang viết hết sức độc đáo và có giá trị nghệ thuật cao về con sông Đà. Từ thượng nguồn sông Đà mang vẻ hung bạo dữ dội, cho đến hạ nguồn nên thơ trữ tình, ở mỗi địa điểm Nguyễn Tuân lại nắm bắt được cái thần riêng của đối tượng, làm nổi bật lên vẻ đẹp của chúng. Phải có một tri thức phong phú và uyên bác đến chừng nào tác giả mới có những trang văn đầy chi tiết và tinh tế đến vậy để miêu tả sông Đà. - Thứ hai là tài hoa của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân: + Nhà văn cũng đã thể hiện tài năng điêu luyện của một người nghệ sĩ ngôn từ: • Một bức tranh đầy chất thơ và cổ kính khi miêu tả sông Đà ở hạ nguồn, sử dụng từ Hán Việt dày đặc. • Lớp ngôn từ mới mẻ, sáng tạo, mang một bản sắc riêng của Nguyễn Tuân: lặng lờ, bờ tiền sử, • Sử dụng từ ngữ đầy chuẩn xác, nắm bắt được chính xác cái thần, cái hồn của sự vật. + Nhịp điệu linh hoạt có sự co duỗi hết sức nhịp nhàng. Tổng kết - Sông Đà hiện lên qua những trang văn của Nguyễn Tuân không chỉ thuần túy là thiên nhiên, mà còn là một sản phẩm nghệ thuật vô giá -> Qua đây tác giả cũng kín đáo thể hiện tình cảm yêu nước tha thiết và niềm say mê, tự hào với thiên nhiên của quê hương xứ sở mình. - Hình tượng sông Đà còn có ý nghĩa là phông nền cho sự xuất hiện và tôn vinh vẻ đẹp của con người - người lái đò trên dòng sông. Trang 4