Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề số 03 - Tòng Văn Sinh (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề số 03 - Tòng Văn Sinh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_sinh_hoc_de_so_03_tong_van_sinh.docx
Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề số 03 - Tòng Văn Sinh (Có đáp án)
- ĐỀ SỐ 03 Câu 1) Chất nào sau đây không phải este? A. CH3COOCH3. B. HCOOCH3. C. HCOOC6H5. D. CH3COOH. Câu 2) Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc I? A. (CH3)3N. B. CH3NHCH3. C. CH3NH2. D. CH3CH2NHCH3. Câu 3) Metyl fomat có CTCT là A. CH3COOCH3. B. CH3COOC2H5. C. HCOOC2H5. D. HCOOCH3. Câu 4) Kim loại nào trong số các kim loại: Al, Fe, Ag, Cu có tính khử mạnh nhất? A. Fe. B. Ag. C. Al. D. Cu. Câu 5) Dung dịch nào làm xanh quì tím? A. CH3CH(NH2)COOH. B. H2NCH2CH(NH2)COOH. C. ClH3NCH2COOH. D. HOOCCH2CH(NH2)COOH. Câu 6) Amino axit là những hợp chất hữu cơ có chứa các nhóm chức? A. cacboxyl và hiđroxyl. B. hiđroxyl và amino. C. cacboxyl và amino. D. cacbonyl và amino. Câu 7) Sắp xếp các hợp chất sau: metylamin (I), đimeylamin (II), NH3 (III), anilin (IV) theo trình tự tính bazơ giảm dần? A. II > I > III > IV. B. IV > I > II > III. C. I > II > III > IV. D. III > II > IV > I. Câu 8) Để bảo vệ vỏ tàu biển người ta thường dùng phương pháp nào sau đây? A. Dùng hợp kim chống gỉ. B. Dùng chất chống ăn mòn. C. Mạ 1 lớp kim loại bền lên vỏ tàu. D. Gắn các lá Zn lên vỏ tàu. Câu 9) Tính bazơ của anilin yếu hơn NH3 thể hiện ở phản ứng nào? A. Anilin tác dụng được với axit. B. Anilin dễ tạo kết tủa với dung dịch FeCl3. C. Anilin tác dụng dễ dàng với nước brom. D. Anilin không làm đổi màu quì tím. Câu 10) Nhận định nào dưới đây không đúng về glucozơ và fructozơ? A. Glucozơ và fructozơ đều tác dụng được với hiđro tạo poliancol. B. Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với Cu(OH)2 tạo ra dung dịch phức đồng màu xanh lam. C. Glucozơ có phản ứng tráng bạc vì nó có tính chất của nhóm –CHO. D. Khác với glucozơ, fructozơ không có phản ứng tráng bạc vì ở dạng mạch hở nó không có nhóm –CHO. Câu 11) Trạng thái và tính tan của các amino axit là A. chất lỏngdễ tan trong nước. B. chất rắn dễ tan trong nước. C. chất rắn không tan trong nước. D. chất lỏng không tan trong nước. Câu 12) Ứng dụng nào sau đây của amino axit là không đúng? A. Axit glutamic là thuốc bổ thần kinh. B. Muối đinatri glutamat dùng làm gia vị thức ăn (mì chính hay bột ngọt). C. Amino axit thiên nhiên (hầu hết là α-amino axit) là cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của cơ thể sống. D. Các amino axit có chứa nhóm –NH2 ở vị trí số 6 trở lên là nguyên liệu để sản xuất tơ nilon. Câu 13) Có các nhận định sau: (1) Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có mạch cacbon dài không phân nhánh. (2) Lipit gồm các chất béo, sáp, steroit, photpholipit, (3) Chất béo là chất lỏng. (4) Chất béo chứa các gốc axit không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường và được gọi là dầu. (5) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch. (6) Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động vật, thực vật. Số nhận định đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 14) Phân biệt 3 dung dịch: H2N-CH2-COOH, CH3COOH và C2H5NH2 chỉ dùng một thuốc thử là A. dung dịch HCl. B. Na. C. quì tím. D. dung dịch NaOH. Câu 15) Hỗn hợp A gồm 2 kim loại Fe – Cu. Có thể dùng dung dịch nào sau đây để thu được Cu kim loại? A. Cu(NO3)2 dư. B. MgSO4 dư. C. Fe(NO3)2 dư. D. FeCl3 dư. Câu 16) Có những cặp kim loại sau đây tiếp xúc với nhau, khi xảy ra sự ăn mòn điện hóa thì trong cặp nào sắt không bị ăn mòn? A. Fe – Sn. B. Fe – Zn. C. Fe – Cu. D. Fe – Pb. Câu 17) Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, tơ nilon-6,6 thì tơ nhân tạo là A. tơ capron và tơ nilon-6,6. B. tơ visco và tơ nilon-6,6. C. tơ visco và tơ axetat. D. tơ tằm và tơ enang. Page 1
- Câu 18) Tính chất nào sau đây không phải là tính chất đặc trung của kim loại? A. Tác dụng với dung dịch muối. B. Tác dụng với bazơ. C. Tác dụng với phi kim. D. Tác dụng với axit. Câu 19) Quá trình thủy phân tinh bột bằng enzim không xuất hiện chất nào sau đây? A. Saccarozơ. B. Đextrin. C. Mantozơ. D. Glucozơ. Câu 20) Thủy phân este C4H6O2 trong môi trường kiềm thu được hỗn hợp sản phẩm mà các chất đều có phản ứng tráng gương. Cấu tạo có thể có của este trên là A. HCOO-CH=CH-CH3. B. CH2=CH-COO-CH3. C. HCOO-CH2-CH=CH2. D. CH2COO-CH=CH2. Câu 21) Cho các cặp chất: (1) CH3COOH và C2H5CHO; (2) C6H5OH và CH3COOH; (3) C6H5OH và (CH3CO)2O; (4) CH3COOH và C2H5OH; (5) CH3COOH và CH≡CH; (6) C6H5COOH và C2H5OH. Những cặp chất nào tham gia phản ứng tạo thành este ở điều kiện thích hợp? A. 3, 4, 6. B. 1, 2, 3, 4, 5. C. 3, 4, 5, 6. D. 2, 3, 4, 5, 6. Câu 22) Cho các chất: etyl axetat, etanol, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, phenyl axetat. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. + H2O + H2 + O2 + Y Câu 23) Trong dãy chuyển hóa: C2H2 X Y Z T. Chất T là A. CH3COOH. B. CH3COOC2H5. C. CH3COOC2H3. D. C2H5COOCH3. Câu 24) X là một hợp chất có CTPT C6H10O5. X + 2NaOH 2Y + H2O Y + HCl Z + NaCl Hãy cho biết 0,1 mol Z tác dụng với Na thì thu được bao nhiêu mol H2? A. 0,1. B. 0,15. C. 0,05. D. 0,2. Câu 25) Đốt cháy hoàn toàn m gam hợp chất A (thuộc dãy đồng đẳng của anilin) thu được 4,62g CO2; a gam 3 H2O và 168 cm N2 (đktc). Số CTCT của A là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 26) Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được điều chế từ xenlulozơ và HNO3. Muốn điều chế 29,7 kg xenlulozơ trinitrat (H = 90%) thì thể tích dung dịch HNO3 96% (d = 1,52g/ml) cần dùng là A. 1,439 lít. B. 15 lít. C. 24,39 lít. D. 14,39 lít. Câu 27) Lấy 14,3g hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn đem đốt nóng trong oxi dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì nhận được 22,3g hỗn hợp Y gồm 3 oxit. Tính thể tích dung dịch HCl 2M tối thiểu cần dùng để hòa tan hỗn hợp Y. A. 400 ml. B. 600 ml. C. 500 ml. D. 750 ml. Câu 28) Hợp chất X (chứa C, H, O, N) có CTPT trùng với công thức đơn giản nhất, vừa tác dụng với axit vừa tác dụng với kiềm. Trong X, phần trăm khối lượng của nguyên tố C, H, N lần lượt là 40,449%; 7,865%; 15,73%. Khi cho 4,45g X phản ứng hoàn toàn với NaOH (đun nóng) thu được 4,85g muối. Nhận định nào về X sau đây không đúng? A. X vừa tác dụng với HCl vừa tác dụng với NaOH. B. Phân tử X có chứa 1 nhóm este. C. X dễ tan trong nước hơn alanin. D. X là hợp chất no, tạp chức. Câu 29) Muốn tổng hợp 120 kg poli(metyl metacrylat), hiệu suất quá trình este hóa và trùng hợp lần lượt là 60% và 80%, khối lượng axit và ancol cần dùng là A. 170 kg và 80 kg. B. 65 kg và 40 kg. C. 171 kg và 82 kg. D. 215 kg và 80 kg. Câu 30) Nung hỗn hợp gồm 15,2g Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 23,3g hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ X phản ứng với axit HCl dư thấy thoát ra V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là A. 10,08. B. 4,48. C. 7,84. D. 3,36. Câu 31) Đun nóng 20g một loại chất béo trung tính với dung dịch chứa 0,25 mol NaOH, để trung hoà NaOH dư cần 0,18 mol HCl. Khối lượng xà phòng 72% sinh ra từ 1 tấn chất béo trên là A. 1434,26 kg. B. 1703,33 kg. C. 1032,67 kg. D. 1344,26 kg. Câu 32) Cho khí CO đi qua ống chứa 0,04 mol X gồm FeO và Fe2O3 đốt nóng, nhận được 4,784g chất rắn Y (gồm 4 chất), khí đi ra khỏi ống dẫn qua dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 9,062g kết tủa. Phần trăm khối lượng FeO trong hỗn hợp X là A. 24,42%. B. 25,15%. C. 32,55%. D. 13,04%. Câu 33) Cho hỗn hợp X (gồm Na và Mg) lấy dư vào 100 gam dung dịch H2SO4 20% thì thể tích khí H2 (đktc) thoát ra là A. 4,57 lít. B. 49,78 lít. C. 54,35 lít. D. 104,12 lít. Câu 34) Từ 1 tấn mùn cưa chứa 60% xenlulozơ điều chế ancol etylic 70o, hiệu suất của toàn bộ quá trình là 70%, khối lượng riêng của ancol nguyên chất là 0,8g/ml. Thể tích ancol 70o thu được là A. 208,688 lít. B. 298,125 lít. C. 452,893 lít. D. 425,926 lít. Page 2
- Câu 35) Khi thủy phân hoàn toàn 49,65 gam một peptit mạch hở X trong điều kiện thích hợp chỉ thu được sản phẩm gồm: 26,7 gam alanin và 33,75 gam glyxin. Số liên kết peptit trong X là A. 5. B. 6. C. 3. D. 4. Câu 36) Lên men nước quả nho thu được 100 lít rượu vang 10o (biết hiệu suất lên men đạt 95% và ancol etylic nguyên chất có khối lượng riêng là 0,8g/ml). Giả sử trong nước quả nho có một loại đường là glucozơ. Khối lượng glucozơ có trong lượng nước quả nho đã dùng là A. 19,565 kg. B. 16,476 kg. C. 15,652 kg. D. 20,595 kg. Câu 37) Cho hỗn hợp X gồm C3H7COOH, C4H8(NH2)2, HO-CH2-CH=CH-CH2-OH. Đốt cháy hết m gam hỗn hợp X rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 thấy tạo ra 20 gam kết tủa và dung dịch Y. Đun nóng dung dịch Y lại thấy xuất hiện kết tủa. Cô cạn dung dịch Y thu được chất rắn Z, nung Z đến khối lượng không đổi thu được 5,6 gam chất rắn T. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A.8,2. B. 5,4. C. 8,8. D. 7,2. Câu 38) Cho 1,22g một este E phản ứng vừa đủ với 0,02 mol KOH, cô cạn dung dịch thu được 2,16g hỗn hợp muối F. Đốt cháy hoàn toàn muối này thu được 2,64g CO2; 0,54g H2O và a gam K2CO3. ME Fe > Cu > Ag. Câu 5: A không đổi, B xanh, C và D đỏ Chọn B. Câu 6: Chọn C: COOH và NH2. Câu 7: Chọn A: CH3NHCH3 > CH3NH2 > NH3 > C6H5NH2. Câu 8: Chọn D: phương pháp điện hóa: dùng kim loại mạnh hơn để bảo vệ kim loại yếu hơn. Câu 9: Chọn D. Câu 10: Chọn D vì fructozơ vẫn tham gia phản ứng tráng bạc. Câu 11: Chọn B. Câu 12: Chọn B vì bột ngọt là muối mononatri glutamat. Câu 13: (1) sai vì phải là axit béo (axit cacboxylic có mạch C dài, không phân nhánh, từ 12 đến 24C). (2), (4), (6) đúng. (3 sai vì mỡ là chất rắn. (5) sai vì nó là phản ứng 1 chiều. Chọn B. Câu 14: Chọn C vì H2N-CH2-COOH không làm đổi màu quì tím, CH3COOH làm đỏ quì tím còn C2H5NH2 làm xanh quì tím. Câu 15: Chọn A vì Fe + Cu2+ Fe2+ + Cu. Câu 16: Chọn B vì Zn mạnh hơn, đóng vai trò cực âm và bị oxi hóa Zn bị ăn mòn. Câu 17: Chọn C: 2 tơ nào chế tạo từ xenlulozơ. Câu 18: Chọn B. Page 3
- Câu 19: Tinh bột đextrin mantozơ glucozơ Chọn A. Câu 20: HCOOCH=CH-CH3 + NaOH HCOONa + CH3-CH2-CHO Chọn A. Câu 21: Chọn C. C6H5OH + (CH3CO)2O CH3COOC6H5 + CH3COOH H2SO4 CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O to CH3COOH + CH≡CH CH3COOCH=CH2 H2SO4 C6H5COOH + C2H5OH C6H5COOC2H5 + H2O to Câu 22: Chọn C, gồm etyl axetat CH3COOH, axit acrylic CH2=CH-COOH, phenol C6H5OH, phenylamoni clorua C6H5NH3Cl, phenyl axetat CH3COOC6H5. Câu 23: + H2O + H2 + O2 + C2H5OH C2H2 CH3CHO C2H5OH CH3COOH CH3COOC2H5 Chọn B. Câu 24: Y là HO-C2H4-COONa, X là HO-C2H4-CO-O-CO-C2H4-OH, Z là HO-C2H4-COOH HO-C2H4-COOH + 2Na NaO-C2H4-COONa + H2 nH2 = nZ = 0,1 Chọn A. Câu 25: nCO2 : nN2 = 0,105 : 0,0075 nC : nN = 0,105 : 0,015 = 7 : 1 Do là đồng đẳng của anilin A có dạng CnH2n-7NH2 A là C7H7NH2 Các CTCT thỏa mãn: C6H5-CH2-NH2 và o-CH3-C6H4-NH2, m-CH3-C6H4-NH2, p-CH3-C6H4-NH2 Chọn C. Câu 26: Xen + 3HNO3 Xentri + 3H2O 100 300.63. 96 nxen = 29700/297 = 100 nHNO3 = 300 V / 90% 14391 ml Chọn D. HNO3 1,52 Câu 27: mO = 22,3 – 14,3 = 8g nO = 0,5 = nH2O nHCl = 0,5.2 = 1 V = ½ = 0,5 lít Chọn C. Câu 28: nC : nH : nN : nO = 40,449/12 : 7,865/1 : 15,73/14 : 35,956/16 = 3,37075 : 7,865 : 1,1236 : 2,24725 = 3 : 7 : 1 : 2 CTPT của X là C3H7NO2 (89) nX = 4,45/89 = 0,05 RCOONa = 4,85/0,05 = 97 R = 30 là NH2CH2 CTCT của X là NH2CH2COOCH3 Chọn C. Câu 29: npolime = 120/100 = 1,2 H2SO4 CH2=C(CH3)-COOH + CH3OH CH2=C(CH3)-COOCH3 + H2O to npolime = 120/100 = 1,2 naxit = nancol = 1,2 maxit = 1,2.86/60%/80% = 215g và mancol = 1,2.32/60%/80% = 80g Chọn D. Câu 30: BTKL mAl = 23,3 – 15,2 = 8,1g nAl = 0,3 mol và nCr2O3 = 0,1 2Al + Cr2O3 Al2O3 + 2Cr 0,2 ← 0,1 → 0,2 Bảo toàn ne 3nAl dư + 2nCr = 2nH2 nH2 = 0,35 V = 7,84 Chọn C. Câu 31: nNaOH phản ứng với chất béo = 0,25 – 0,18 = 0,07 (RCOO)3C3H5 + 3NaOH 3RCOONa + C3H5(OH)3 BTKL m+= (20 + 0,07.40 – 92.0,07/3)/72% = 28,685g 20g chất béo tạo ra 28,685g xà phòng 1000 kg chất béo tạo ra 1434,26 kg xà phòng Chọn A. Câu 32: nCO2 = nBaCO3 = 9,062/197 = 0,046 BTKL mX = mY + mCO2 – mCO = 4,784 + 0,046(44 – 28) = 5,52 x = nFeO x + y = 0,04 x = 0,01 %mFeO = 0,01.72.100%/5,52 = 13,04% Chọn D. y = nFe2O3 72x + 160y = 5,52 y = 0,03 Câu 33: mH2SO4 = 20g và mH2O = 80g Kim loại + H2SO4 Muối + H2 Na + H2O NaOH + ½ H2 nH2 = nH2SO4 + 0,5nH2O = 20/98 + 0,5.80/18 V = 54,35 lít Chọn C. Câu 34: C6H10O5 C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 3 3 mxenlulozơ = 10 kg.60%/162 mC2H5OH = 10 kg.60%.2.46.70%/162 = 238,5185185kg Page 4
- 238,5185185 100 Thể tích ancol 70o là . 425,926 lit Chọn D. 0,8 70 Câu 35: nAla = 26,7/89 = 0,3; nGly = 33,75/75 = 0,45 nAla : nGly = 0,3 : 0,45 = 2 : 3 X là pentapeptit Chọn D. Câu 36: C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 Thể tích C2H5OH là 10 lít mC2H5OH = 10.0,8 = 8kg C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 8 mglucozơ = / 2.180 / 95% 16,476 kg Chọn B. 46 Câu 37: CaCO3 to CaCO3 CaO CO2 c« c¹n Ca(HCO3 )2 CO2 H O 2 nCO2 = nCaCO3 + 2nCaO = 20/100 + 2.5,6/56 = 0,4 X gồm C4H8O2, C4H12N2 nX = 0,4/4 = 0,1 mX = 0,1.88 = 8,8g Chọn C. Câu 38: mE + mKOH = 2,34 > mF mH2O = 0,18g (0,01 mol) nE = 0,01 ME = 122 E là HCOOC6H5 HCOOC6H5 + 2KOH HCOOK + C6H5OK + H2O Chọn D. + Câu 39: nMg = 0,1; nMgO = 0,08; nN2O = 0,01 nNH4 = 0,015 Y chứa MgCl2, KCl và NH4Cl + nKNO3 = nN = 2nN2O + nNH4 = 0,035 = nKCl m = 0,18.95 + 0,035.74,5 + 0,015.53,5= 20,15 Chọn A. Câu 40: Đặt CTPT của aa là CnH2n+1O2N -(x-1)H2O + NaOH xCnH2n+1O2N E xCnH2nO2NNa mmuối = 0,5(75 + 22) + 0,4(89 + 22) + 0,2(117 + 22) = 120,7g Ta có 14n + 69 = 120,7/1,1 n = 33/11 và x = 1,1/0,4 = 2,75 Đặt a = nE -1,75H2O + O2 2,75CnH2n+1O2N C2,75nH5,5n – 0,75O3,75N2,75 CO2 + H2O + N2 mCO2 + mH2O = 44.2,75na + 9(5,5n – 0,75)a = 78,28 a = 0,16 mE = 0,16(38,5.32/11 – 0,75 + 16.3,75 + 14.2,75) = 33,56 Chọn C. Page 5
- Page 6