Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2020 - Mã đề 005 - Sở giáo dục và đào tạo Hà Tĩnh

pdf 4 trang thaodu 3870
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2020 - Mã đề 005 - Sở giáo dục và đào tạo Hà Tĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_mon_hoa_hoc_nam_2020_ma_de_005_so.pdf

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2020 - Mã đề 005 - Sở giáo dục và đào tạo Hà Tĩnh

  1. SỞ GD&ĐT HÀ TĨNH KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM 2020 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN (Đề thi có 04 trang, 40 câu) Môn thi thành phần: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên học sinh: Mã đề thi 005 Số báo danh: Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65. (Click vào biểu tượng Video để xem giải chi tiết toàn bộ đề thi) Câu 41: Dung dịch NaOH được dùng để làm mềm nước có tính cứng A. tạm thời và toàn phần. B. vĩnh cữu và toàn phần. C. tạm thời. D. vĩnh cữu. Câu 42: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ? A. K. B. Al. C. Na. D. Ca Câu 43: Thủy phân este CH3COOCH2CH3, trong dung dịch NaOH, đun nóng thu được muối có công thức là A. CH3COONa. B. CH3CH2ONa. C. CH3CH2COONa. D. HCOONa. Câu 44: Khí X có trong khí thải công nghiệp, gây ra hiện tượng mưa axit. Khí X là A. CO. B. SO2. C. H2. D. N2. Câu 45: Chất nào sau đây không phải là chất điện li mạnh? A. NaOH. B. HNO3. C. NaCl. D. CH3COOH. Câu 46: Dung dịch NaOH không tạo ra kết tủa khi cho vào dung dịch nào sau đây? A. Dung dịch FeCl2. B. Dung dịch FeCl3. C. Dung dịch MgCl2. D. Dung dịch BaCl2. Câu 47: Chất nào sau đây không có vòng benzen trong phân tử? A. Stiren. B. Axetilen. C. Anilin. D. Phenol. Câu 48: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl? A. Cu. B. Fe. C. Na. D. Zn. Câu 49: Canxi cacbonat (còn gọi là đá vôi) có công thức hóa học là A. CaCO3. B. Na2CO3. C. BaCO3. D. CaSO4. Câu 50: Sắt có số oxi hóa +2 trong hợp chất nào sau đây? A. FeS. B. FeCl3. C. Fe(OH)3. D. Fe2(SO4)3. o Câu 51: Chất nào sau đây có phản ứng cộng với H2 (Ni, t )? A. Triolein. B. Glixerol. C. Axit axetic. D. Tristeain. Câu 52: Ở nhiệt độ thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với H2O? A. Ca. B. Ba. C. Na. D. Fe. Câu 53: Tripanmitin có công thức là
  2. A. (C17H35COO)3C3H5. B. (C15H31COO)3C3H5. C. (C15H31COO)2C2H4. D. (C17H33COO)3C3H5. Câu 54: Số nguyên tử H trong một mắt xích của tinh bột là A. 22. B. 5. C. 10. D. 6. Câu 55: Chất nào sau đây không tan trong dung dịch NaOH dư? A. K. B. Fe. C. Ca. D. Al. Câu 56: Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức rút gọn của phèn chua là A. LiAl(SO4)2.12H2O. B. NH4Al(SO4)2.12H2O. C. KAl(SO4)2.12H2O. D. NaAl(SO4)2.12H2O. Câu 57: Dung dịch chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc A. Axit axetic. B. Anđehit fomic. C. Anilin. D. Phenol. Câu 58: Chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH? A. NaCl. B. AlCl3. C. Mg(OH)2. D. Al(OH)3. Câu 59: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng nhiệt nhôm? to A. Fe2O3 + 2A1  2 Fe + Al2O3. B. 2A1 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2. C. 3Fe3O4 + 8A1 3Fe + 4Al2O3. D. 3FeO + 2A1 3Fe + Al2O3. Câu 60: Alanin có công thức là A. C6H5-NH2. B. H2N-CH2-COOH. C. H2N-CH(CH3)-COOH. D. H2N-(CH2)5-COOH. Câu 61: Thủy phân hoàn toàn m kilogam xenlulozơ sau đó lên men rượu sản phẩm để điều chế 20 lít etanol 46° Biết hiệu suất của cả quá trình là 80%, khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8 gam/ml. Giá trị của m là A. 8,10. B. 16,20. C. 25,92. D. 32,40. Câu 62: Chất X được tạo ra trong quá trình quang hợp của cây xanh, có khả năng tráng bạc, ngoài ra có thể tìm thấy nó trong thành phần của mật ong và quả nho chín. Chất X là A. xenlulozơ. B. saccarozơ. C. glucozơ. D. tinh bột. Câu 63: Cho 17,9 gam hỗn hợp gồm CH3COOC2H5 và CH3COONH3CH3 tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 9.2. B. 16,6. C. 18,0. D. 16,4. Câu 64: Phát biểu nào sau đây sai? A. Công thức phân tử của alanin là C3H7O2N. B. Liên kết peptit được hình thành giữa 2 gốc α-aminoaxit. C. Anilin tác dụng với dung dịch Br2 cho kết tủa màu trắng. D. Dung dịch axit glutamic không làm đổi màu quỳ tím. Câu 65: Cho các polime sau: cao su buna, tơ nilon-6,6, tơ xenlulozơ axetat, tơ olon. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 66: Hai chất X và Y đều có công thức phân tử C9H8O2, đều là dẫn xuất của bezen, đều làm mất màu nước Br2. X tác dụng với dung dịch NaOH cho 1 muỗi và 1 anđehit, Y tác dụng với dung dịch NaOH cho 2 muối và nước Các muối sinh ra đều có phân tử khối lớn hơn phân tử khối của CH3COONa. X và Y tương ứng là: A. HCOOC2H2C6H5, HCOOC6H4C2H3. B. C2H3COOC6H5, HCOOC6H4C2H3.
  3. C. C6H5COOC2H3, HCOOC6H4C2H3. D. C6H5COOC2H3, C2H3COOC6H5. Câu 67: Phát biểu nào sau đây sai? A. Bột sắt tác dụng với bột lưu huỳnh khi đun nóng tạo ra sắt(II) sunfua. B. Cho hợp kim Zn-Cu vào dung dịch H2SO4, thì xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học. C. Đồng đẩy được sắt ra khỏi dung dịch sắt (II) clorua D. Kim loại nhôm không phản ứng với HNO3 đặc, nguội. Câu 68: Cho 12,9 gam hỗn hợp bột Zn và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4, loãng (dư), thu được dung dịch X, V lít khí (đktc) và 6,4 gam chất rắn không tan. Giá trị của V là A. 4,48. B. 3,36. C. 2,24. D. 1,12. Câu 69: Cho 4 ml H2O vào ống nghiệm, cho tiếp 1 mẫu đất đèn bằng hạt ngô vào, quan sát ta thấy ống nghiệm sủi bọt khí. Khí hiđrocacbon thoát ra từ thí nghiệm trên là A. etilen. B. metan. C. axetilen. D. propan. Câu 70: Hỗn hợp bột gồm Fe và Cu tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch nào sau đây? A. H2SO4 đặc, nóng. B. H2SO4 loãng. C. HCl. D. H2SO4 đặc, nguội. Câu 71: Nung 8,8 gam hỗn hợp Mg và Cu trong không khí, thu được 12 gam hỗn hợp X chỉ chứa hai oxit. Hòa tan hoàn toàn X cần vừa đủ 400 ml dung dịch H2SO4 a mol/lít. Giá trị của a là A. 0,75M. B. 0,25M. C. 0,5M. D. 1,0M. Câu 72: Cho m gam hỗn hợp bột Al, Al2O3 tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là A. 11,8. B. 10,2. C. 2,7. D. 12,9. Câu 73: Cho hỗn hợp E gồm X (C4H11O2N là muối của axit cacboxylic) và chất hữu cơ mạch hở Y (C6H15O3N3) có tỉ lệ mol 2 : 1. Cho 5,805 gam E tác dụng hết với dung dịch NaOH, đun nóng rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng. Kết thúc thí nghiệm, thu được hơi nước, 0,045 mol etylamin và m gam hỗn hợp X gồm hai muối khan có cùng nguyên tử cacbon. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ hơn trong Z là A. 59,64%. B. 42,49%. C. 45,81%. D. 62,84%. Câu 74: Cho các phát biểu sau: (a) Khi hiđro hóa chất béo lỏng ta được chất béo rắn. (b) Nước ép từ cây mía có phản ứng hòa tan được Cu(OH)2. (c) Tơ poliamit kém bền trong môi trường axit và môi trường kiểm. (d) Cao su thiên nhiên là polisopren có trong mủ cây heveabrasiliensis. (e) Dung dịch lysin (Lys) không làm quỳ tím đổi màu. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 75: Tiến hành thí nghiệm thủy phân chất béo rắn (tristearin) theo các bước sau: Bước 1: Cho vào bát sứ 1 gam chất béo rắn (tristearin) và 3 ml dung dịch NaOH nồng độ 40%. Bước 2: Đun sôi hỗn hợp trong thời gian 35 phút và khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh, đồng thời thêm vài giọt nước cất. Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 5 ml dung dịch NaCl bão hòa, khuấy nhẹ rồi để hỗn hợp nguội dần. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Ở bước 3, có thể thay dung dịch NaCl bằng dung dịch CaCl2. B. Sau khi thực hiện bước 2, thu được hỗn hợp chất lỏng đồng nhất. C. Phần chất lỏng sau khi tách hết chất rắn có thể hòa tan được Cu(OH)2.
  4. D. Sau khi thực hiện bước 3, hỗn hợp tách thành hai lớp: phía trên là chất rắn màu trắng, phía dưới là chất lỏng. Câu 76: Đốt cháy hoàn toàn 2,94 gam hỗn hợp E gồm hai este mạch hở X và Y (MX < MY < 148) cần vừa đủ 3,024 lít O2 (đktc), thu được 1,98 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 2,94 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được một ancol và 2,7 gam hỗn hợp muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được H2O, Na2CO3 và 0,448 lít CO2 (đktc). Phần trăm khối lượng của X trong E là A. 29,93%. B. 50,34%. C. 40,81%. D. 61,22%. Câu 77: Đốt cháy hoàn toàn m gam chất béo X chứa tristearin, tripanmitin, axit stearic và axit panmitic. Sau phản ứng thu được 13,44 lít CO2 (đktc) và 10,44 gam nước. Xà phòng hoá m gam X hiệu suất 90%) thu được m gam glixerol. Giá trị của m là A. 0,828. B. 0,920. C. 1,656. D. 2,484 Câu 78: Cho các phát biểu sau: (a) Hỗn hợp Cu và Fe3O4 (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 1) tan hết trong dung dịch HCl dư. (b) Đun nóng dung dịch NaHCO3 có xuất hiện khí bay ra. (c) Thạch cao nung được dùng để bó bột, đúc tượng và làm khuôn. (d) Kim loại Al có thể đẩy được Fe ra khỏi dung dịch FeCl3. (e) Cho mẫu Zn vào hỗn hợp dung dịch H2SO4 và CuSO4 xảy ra ăn mòn điện hóa học. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 79: Thổi hơi nước qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp khí X khô (H2, CO, CO2). Cho X qua dung dịch Ca(OH)2 thì còn lại hỗn hợp khí Y khô (H2, CO). Cho Y tác dụng vừa hết 8,96 gam CuO thấy tạo thành 1,26 gam nước. Phần trăm thể tích CO2 trong X là A. 30,12%. B. 29,16%. C. 20,0%. D. 11,11%. Câu 80: Ba chất hữu cơ X, Y, Z (46 < MX < MY < MZ) đều có thành phần nguyên tố C, H, O. Hỗn hợp T gồm X, Y, Z, trong đó nX = 4(nY + nZ). Chia T làm 3 phần bằng nhau: Đốt cháy hoàn toàn phần 1, thu được 13,2 gam CO2; cho phần 2 phản ứng vừa đủ với 0,2 lít dung dịch NaHCO3 0,2M; cho phần 3 phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 56,16 gam Ag. Phần trăm khối lượng của X trong T là A. 32,54%. B. 74,52%. C. 47,90%. D. 79,16%. HẾT