Đề thi thử tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn

docx 3 trang thaodu 5150
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_tuyen_sinh_lop_10_mon_ngu_van.docx

Nội dung text: Đề thi thử tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn

  1. ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 Môn: NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1: (3 ĐIỂM) Đọc hai văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: (1) Vào những năm cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã nổ súng xâm lược Việt Nam và biến đất nước ta trở thành thuộc địa của chúng. (2) Người dân bị đàn áp vô cùng tàn bạo, phải đóng nộp đủ thứ thuế, đã thế còn bị bắt giam trái phép và hành hình bằng máy chém, hằng ngày phải sống trong lo sợ, nghèo khổ, lầm than. (3) Chính vì vậy, để cứu lấy vận mệnh Tổ quốc, một chính nhân quân tử đã dũng cảm đứng lên, ông chính là Phan Bội Châu. Vào ngày 20 - 1 - 1905, tại vịnh Hạ Long (Việt Nam), Phan Bội Châu đã chia tay với những đồng đội thuộc Duy Tân hội và dũng cảm ra đi một mình chỉ vì một mục đích duy nhất là có thể tìm được vũ khí ở Nhật Bản, mở đường lối cho cách mạng Việt Nam và giải phóng dân tộc, đó chính là ước mơ lớn nhất đời ông lúc bấy giờ. Rồi vượt qua bao nhiêu sóng gió, bão táp, Phan Bội Châu bị thương nặng ở chân, trôi dạt vào bờ biển thuộc làng Hamura dạo trước (nay là thôn Macha, Nhật Bản). Một lũ trẻ tình cờ đi ngang qua thấy được, chúng lập tức báo cho cô Oiwa Akane - cô ý tá thuộc bệnh viện của bác sĩ Asaba Sakitaro. Lúc bấy giờ, Sakitaro tiên sinh là một bác sĩ giàu lòng nhân ái, vô cùng tài giỏi. Khi biết tin có một người nước ngoài lạ mặt bị thương nặng từ cô y tá, tiên sinh đã lập tức đưa người ấy vào bệnh viện của mình để chữa trị thật tận tình chu đáo. Cảnh sát biết tin vì ngư dân trong làng báo lại và đến nhà Sakitaro xin giải hắn đi nhưng không hiểu sao, tiên sinh vẫn một mực bao che cho Phan Bội Châu (người đàn ông ngoại quốc) và viện lý do là ông ta đã trốn khỏi đây sau khi tiên sinh chữa trị. Cảnh sát cũng đành chịu nhưng vẫn phát động tất cả mọi người đi tìm người đàn ông đó. Và thật bất ngờ, khi trở lại vào phòng, Phan Bội Châu đã trốn thật bằng cửa sổ. Ông băng qua khu rừng đến một cái cầu treo, vì quá mệt mỏi nên ông đã sơ ý bước vào khúc gỗ bị mục và té khỏi cầu, cũng may Sakitaro đã kịp thời xuất hiện và cứu ông, thế là hai người đã trở thành bạn của nhau trong đêm ấy. Cũng trong đêm hôm đó, thứ liên kết giữa hai người chính là thông qua Hán tự (thứ chữ viết được sử dụng ở cả Nhật Bản và Việt Nam lúc bấy giờ). Phan Bội Châu đã giải bày cho Sakitaro nghe về việc người dân Việt Nam bị thực dân Pháp cai trị hà khắc và ông cũng bày tỏ mình rất cần vũ khí bây giờ để làm cuộc cách mạng vũ trang đoạt lại Tổ quốc từ tay Pháp. Sau đó, Phan Bội Châu đã tạm trú tại bệnh viện của Sakitaro một thời gian cho đến khi vết thương của ông lành hẳn. Cũng chính vì với sự quyết tâm của bạn, Sakitaro đã đến gặp một người rất thân của mình: cụ Okuma Shigenobu - vị thủ tướng tiền nhiệm thứ 8 và xin cụ một lời thỉnh cầu. Nghe xong những lời nói đó, Okuma đã giới thiệu Sakitaro và Phan Bội Châu với Inukai Tsuyoshi - người sẽ trở thành thủ tướng sau này và là một chính trị gia có sức ảnh hưởng rất mạnh mẽ ở các nước châu Á. Nhưng đáng tiếc thay, Ikunai vẫn nhất quyết không đồng ý với đề xuất này, một mực là không. Sau đó, từ năm 1905 - 1909, Phan Bội Châu đã nghĩ ra một kế hoạch là ông sẽ về Việt Nam và đưa những người có tài mà ông tuyển chọn sang Nhật du học, đó chính là phong trào Đông Du. Ngày qua ngày, số học sinh du học ngày càng gia tăng và tính đến năm 1908 là 200 người, phong trào cách mạng ngày thuận lợi. Để hưởng ứng, Sakitaro luôn
  2. sẵn sàng giúp bạn trong mọi công việc: giới thiệu trường cho học sinh Việt du học, tài trợ về mặt vật chất, dành những phòng trống của nhà mình cho học sinh du học ở. Thật là một người bạn tốt! Nhưng sau đó, bất lợi đã đến, tháng 6 - 1907, hiệp ước Nhật - Pháp đã được kí và đến tháng 3-1909, toàn bộ lưu học sinh Việt Nam và Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi Nhật Bản. Tình hình trở nên nghiêm trọng. Ngay cả kinh phí để cho học sinh hồi hương cũng gặp phải khó khăn không nhỏ. Một số du học sinh lén lút lưu lại để tiếp tục học tập lại càng khó khăn gian khổ trăm bề! Vừa lúc đó, bác sĩ Asaba Sakitaro đã kịp thời chi viện cho Phan Bội Châu một số tiền lớn (1700 yên). Nhưng mấy ai biết được rằng, đó chính là số tiền mà tiên sinh dành dụm cả đời để ngài có thể sang nước ngoài chữa trị căn bệnh lao phổi của mình. Sở dĩ Sakitaro đã chôn vùi sự nghiệp to lớn của mình tại ngôi làng này cũng chính vì căn bệnh đó và không hề cho Phan Bội Châu biết. 10 năm sau đó, sau khi giành lại được Tổ quốc từ tay Pháp bằng cách truyền bá tư tưởng cách mạng, Phan Bội Châu đã trở về thăm người bạn cũ của mình nhưng thật đau thương khi ông phải nghe tin Sakitaro đã chấp nhận chịu cái chết để dành hết số tiền to lớn đó cho ông từ cô y tá Akane. Không thể làm gì được hơn nữa, ông cùng với những người trong làng đã dựng nên bia kỷ niệm vị bác sĩ đáng kính Asaba Sakitaro để tỏ lòng biết ơn của mình. Và tình bạn cao quý giữa hai người họ vẫn sống mãi trong lòng người dân Việt Nam và cả Nhật Bản đến tận bây giờ. (Trích “NGƯỜI CỘNG SỰ”) a) Hãy nêu tên và chỉ rõ thành phần biệt lập có trong phần in đậm. (0,75 điểm) b) Hãy chĩ rõ sự liên kết giữa các câu trong đoạn đầu tiên. (1 điểm) c) Em có đánh giá gì về chi tiết bác sĩ Asaba Sakitaro đem hết số tiền dành dụm của mình (1700 yên) cho Phan Bội Châu để trang tải những khó khăn? Chi tiết đó thể hiện điều gì đáng quý ở ông bác sĩ ? Hãy lấy một nhan đề độc đáo và trình bày những suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn ngắn từ 15 - 20 dòng. (1,25 điểm) Câu 2: (3 ĐIỂM) Sau khi quan sát, anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận ngắn không quá 800 từ về vấn đề được đặt ra từ bức ảnh trên.
  3. Câu 3: (4 ĐIỂM) Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau: ĐỀ 1 Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc . Khi lòng ta đã hóa những con tàu . Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hátffffffff Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu. . (Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên) Hãy nêu cảm nhận của anh (chị) về bốn câu thơ trên. Từ đó liên hệ với một tác phẩm đã được học trong chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn 9 đề thấy được điểm gặp gỡ của các tác giả khi viết về đề tài này. ĐỀ 2 Bằng những trải nghiệm văn học của bản thân, anh (chị) hãy trình bày những suy nghĩ của mình bằng một bài văn nghị luận về vần đề được đặt ra từ bức ảnh sau. Văn học Đời sống Con người (nhân vật)