Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Bắc Giang môn Vật lý - Năm học 2021-2022

pdf 2 trang Hoài Anh 29487
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Bắc Giang môn Vật lý - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_chuyen_bac_giang_mon_vat_ly_na.pdf

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Bắc Giang môn Vật lý - Năm học 2021-2022

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN BẮC GIANG BẮC GIANG NĂM HỌC 2021 – 2022 MÔN THI: VẬT LÝ ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 29/7/2021 (Đề thi có 02 trang) Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1 (3,0 điểm). Lúc 6 giờ có một xe khách khởi hành từ A chuyển động thẳng đều về B với tốc độ 60 km/h. Đến B, xe dừng lại nghỉ 30 phút rồi quay lại A chuyển động thẳng đều với tốc độ 60 km/h. Lúc 7 giờ, một xe tải khởi hành từ A chuyển động thẳng đều về B với tốc độ 40 km/h. Biết hai xe gặp nhau lúc 8 giờ 30 phút. 1. Tình khoảng cách AB 2. Xác định khoảng cách giữa hai xe lúc 7 giờ 45 phút và lúc 8 giờ 45 phút. 3. Chọn trục tọa độ Ox trùng với AB, gốc tợ độ O tại A, chiều dương từ A đến B, mốc thời gian (t = 0) lúc 6 giờ. Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của hai xe trên cùng một hệ trục tọa độ xOt. 0 Câu 2 (4,0 điểm). Một bình cách nhiệt chứa đầy nước ở nhiệt độ tC0 = 90 . Lần lượt thả nhẹ từng viên nước đá giống nhau có khối lượng m = 50 g ở nhiệt độ 00C vào bình, viên tiếp theo được thả sau khi nước trong bình đã cân bằng nhiệt. Cho nhiệt dung riêng của nước là c = 4200 J/kg.K; nhiệt nóng chảy của nước đá ở 00C là 336000 J/kg. Coi rằng nước đá chỉ trao đổi nhiệt với phần nước còn lại trong bình. 0 1. Nhiệt độ cân bằng của nước trong bình sau lần thả viên nước đá thứ nhất là tC1 = 73 . Tìm khối lượng nước ban đầu trong bình. 2. Tìm nhiệt độ cân bằng của nước trong bình khi thả thêm viên nước đá thứ hai vào bình. 3. Tìm biểu thức tính nhiệt độ cân bằng của nước trong bình sau khi thả vào bình viên nước đá thứ n và nước đá tan hết. Áp dụng với n = 6. 4. Kể từ viên thứ bao nhiêu thả vào bình thì nước đá không tan hết? Câu 3 (3,0 điểm). Thanh AB đồng chất, tiết diện đều có khối lượng m=2 kg. Đầu A của thanh tựa trên sàn nhám, đầu B nối với tường bằng dây BC nằm ngang (Hình 1). Thanh AB hợp với sàn nằm ngang một góc = 450 . 1. Xác định các lực tác dụng lên thanh AB. 3 2. Biết hệ số ma sát giữa AB và sàn là k = 2 Tìm điều kiện của góc để thanh không trượt trên sàn. Biết dây BC luôn nằm ngang. Câu 4 (3,0 điểm). Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ (Hình 2). Biết RR12=3  ; = 6  ; R3 không đổi; Rx là một biến trở. Bỏ qua điện trở của các dây nối; vôn kế lý tưởng. Đặt vào hai đầu AB một hiệu điện thế không đổi U. 1. Điều chỉnh RRx = 3 3 . Xác định hiệu điện thế giữa hai đầu vôn kế theo U. 2. Thay đổi giá trị của biến trở R , khi RR= x xx1 hoặc RRxx= 2 thì công suất tỏa nhiệt trên biến trở đều bằng P0 và công suất trên đoạn mạch ANB trong hai trường hợp lần lượt là 12W và 8W. Tính P0
  2. 3. Nếu mắc trực tiếp R3 vào nguồn điện trên thì công suất tỏa nhiệt trên R3 là bao nhiêu? Câu 5 (4,0 điểm). Một vật sáng có dạng tam giác đều ABC cạnh a đặt trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự f sao cho OC = 2f (Hình 3). 1. Vẽ ảnh của vật sáng ABC qua thấu kính. 2. Tính độ dài ảnh BA'' của AB qua thấu kính. SABC''' 3. Đặt Y = , với SABC''' là diện CABC tích ảnh ABC''' và CABC là chu vi vật ABC. Tìm a để Y đạt giá trị cực đại. Xác định giá trị cực đại đó. (Thí sinh được áp dụng công thức thấu kính) Câu 6 (1,5 điểm). Cho hai thanh kim loại DD’ và CC’ song song với nhau, đặt trong mặt phẳng nằm ngang. Đầu D và C được nối với nhau bằng một thanh kim loại. Thanh kim loại MN gắn vào lò xo nhẹ (lò xo cách điện với MN) có thể trượt không ma sát dọc theo hai thanh DD’ và CC’. Đặt một dây dẫn thẳng dài vô hạn có dòng điện không đổi chạy qua và nằm trong cùng mặt phẳng chứa DD’ và CC’ (Hình 4). Bỏ qua sức cản không khí, điện trở của các thanh. Ban đầu thanh MN được giữ đứng yên, lò xo bị nén một đoạn nhỏ sau đó thả nhẹ để thanh MN chuyển động và luôn tiếp xúc với DD’ và CC’. Trong thanh MN có xuất hiện dòng điện cảm ứng không? Vì sao? Nếu có hãy xác định chiều dòng điện cảm ứng này. Câu 7 (1,5 điểm). Cho các dụng cụ sau: + Một bình nước đủ sâu (biết khối lượng riêng của nước là Dn); + Một ống nghiệm hình trụ thành dày, đáy mỏng phẳng; + Một viên sỏi có thể bỏ lọt ống nghiệm; + Một thước thẳng có độ chia tới mm; + Một thước kẹp; Trình bày phương án thí nghiệm xác định khối lượng riêng của viên sỏi. File word: CĐ ôn luyện HSG & chuyên lí 9 + Bộ đề, đa thi HSG & chuyên lí 9 cấp tỉnh 2021: ibox hoặc zalo 0984024664 HẾT (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)