Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT chuyên Bắc Giang môn Vật lý - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Bắc Giang
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT chuyên Bắc Giang môn Vật lý - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Bắc Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_chuyen_bac_giang_mon_vat_l.doc
Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT chuyên Bắc Giang môn Vật lý - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Bắc Giang
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN BẮC GIANG BẮC GIANG NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN THI: VẬT LÝ ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 07/6/2018 (Đề thi có 02 trang) Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1 (3,0 điểm). Trong cơ hệ như hình 1, một ô tô được dùng để kéo một vật nặng đồng chất, khối lượng phân bố đều có dạng hình trụ từ trong nước lên. Ô tô kéo vật với vận tốc không đổi có độ lớn v = 0,2 m/s hướng sang phải. Tại P(W) thời điểm ban đầu (t = 0) thì xe bắt đầu chuyển động với vận tốc v nói 800 C D trên, vật bắt đầu được nâng lên. Đồ thị 700 A B biểu diễn công suất P của xe theo thời gian kéo như hình 2. Bỏ qua lực cản Hình 1 của nước và lực ma sát của ròng rọc. 0 t(s) Biết khối lượng riêng của nước là D = 1000 kg/m3. Hãy tính: 50 60 1. Khối lượng của khối trụ. Hình 2 2. Khối lượng riêng của khối trụ. 3. Áp lực của nước lên mặt trên của khối trụ trước khi kéo khối trụ lên. Câu 2 (3,0 điểm). Cho mạch điện như hình 3. Mắc mạch vào nguồn điện có hiệu điện thế U không đổi. Thay đổi giá U trị điện trở R của biến trở thấy rằng khi R = R 1 và R = R2 + - thì ampe kế (điện trở không đáng kể) chỉ I1 và I2, đồng thời A r công suất toả nhiệt trên biến trở trong hai trường hợp đều như nhau bằng P0. R 1. Tìm hệ thức liên hệ giữa r, R1 và R2. 2. Điều chỉnh biến trở để R = R 0 thì công suất tỏa nhiệt Hình 3 trên biến trở lớn nhất. Tìm R 0 và biểu thức công suất lớn nhất đó. 3. Biết I1 = 1A, I2 = 4A và P0 = 16W. Tìm hiệu điện thế của nguồn và công suất lớn nhất toả ra trên biến trở. 0 Câu 3 (3,5 điểm). Một bình cách nhiệt chứa nước ở nhiệt độ ban đầu là t 0 = 40 C. Có n viên bi kim loại giống hệt nhau được giữ cố định ở cùng một nhiệt độ T = 120 0C trong suốt quá trình thí nghiệm. Thả vào bình một viên bi thứ nhất, nhiệt độ của nước trong bình sau khi cân bằng là 0 t1 = 44 C. Tiếp theo gắp viên bi thứ nhất đã cân bằng nhiệt với bình nước ra ngoài rồi đưa vào một viên bi thứ hai. Sau khi cân bằng nhiệt, gắp viên bi thứ hai ra, lặp đi lặp lại đúng quá trình như trên với các viên bi thứ ba, thứ tư Trong quá trình trên chỉ có sự trao đổi nhiệt giữa viên bi và nước trong bình. 0 1. Gọi q1, q2 là nhiệt lượng cần cung cấp để một viên bi, bình nước tăng thêm 1 C. Xác lập mối liên hệ giữa q1 với q2. 0 2. Thả tới viên bi thứ n, xác định nhiệt độ cân bằng tn của nước trong bình, biết tn < 100 C. 3. Khi thả tới viên bi thứ bao nhiêu thì nước trong bình bắt đầu sôi? Trang 1/2
- Câu 4 (3,0 điểm). Một vật đồng chất hình lập phương cạnh là a, khối lượng phân bố đều, trọng lượng P được giữ cân bằng nhờ tựa vào bức tường thẳng O đứng và dây treo OA như hình 4 (dây treo nằm trong mặt phẳng vuông góc với α tường và đi qua trọng tâm của vật). D A 1. Biết dây OA hợp với bức tường góc α là góc lớn nhất mà vật còn nằm cân bằng. C B a. Hãy nêu, phân tích các lực tác dụng vào vật, biểu diễn trên hình vẽ và cho Hình 4 biết điểm đặt của phản lực do tường tác dụng lên vật. b. Tính lực căng của dây và lực do tường tác dụng lên vật. 2. Dây OA có thể có chiều dài lớn nhất là bao nhiêu nếu lực ma sát mà tường tác dụng lên vật không vượt quá 0,5 lần độ lớn phản lực do tường tác dụng lên vật? Câu 5 (3,5 điểm). Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính, A nằm trên trục chính, AB qua thấu kính cho ảnh thật A 1B1 nằm cách vật một khoảng nào đó. Giữ thấu kính cố định, nếu dịch chuyển vật AB dọc theo trục chính và lại gần thấu kính một đoạn 30 cm thì ảnh A2B2 của AB vẫn là ảnh thật nằm cách vật một khoảng như cũ và cao gấp 4 lần ảnh A1B1. 1. Xác định tiêu cự của thấu kính và vị trí ban đầu của vật. 2. Từ vị trí ban đầu của vật và thấu kính để được ảnh cao bằng 2 lần vật thì phải dịch chuyển vật dọc theo trục chính theo chiều nào và dịch chuyển một đoạn bằng bao nhiêu? Lưu ý: Học sinh được sử dụng công thức thấu kính. Câu 6 (2,0 điểm). Một nam châm hình chữ U được treo bằng dây mềm. Trong x lòng nam châm treo một vòng dây tròn cứng và có thể quay quanh trục thẳng đứng xy độc lập với dây treo nam châm (Hình 5). Ban đầu nam châm và vòng dây đứng yên, xoắn dây treo của nam châm sau đó thả ra để nam châm quay. Hãy dự đoán và N y S giải thích hiện tượng xảy ra trong các trường hợp sau: 1. Vòng dây làm bằng sắt. Hình 5 2. Vòng dây làm bằng đồng. 3. Vòng dây làm bằng nhôm có chỗ đứt. Câu 7 (2,0 điểm). Cho các linh kiện và thiết bị sau: + 01 điện trở R0 đã biết giá trị; + 01 điện trở R chưa biết giá trị; + 01 ampe kế có điện trở; + 01 nguồn điện có hiệu điện thế không đổi, chưa biết giá trị; + Các dây nối có điện trở không đáng kể. Hãy thiết kế phương án thí nghiệm để xác định giá trị của điện trở R. Lưu ý: Để đảm bảo an toàn cho thiết bị, không được mắc trực tiếp ampe kế vào hai cực của nguồn điện. HẾT (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Giám thị 1 (Họ tên và ký): Giám thị 2 (Họ tên và ký): Trang 2/2